Blogs
Categories
Nhận định 3
Phản hồi bài viết Lâm Gia Tân chĩa sung vào mặt các tiến sĩ Chăm trong nước BBT Champaka.info ngày 30/6/20013.
1). Lên án trí thức Chăm viết bài trong tác phẩm: Ngôn ngữ Chăm, thực trạng & giải pháp.
Lâm Gia Tân viết: “Sự tranh cãi hay hay bút chiến giữa bảo tồn và gìn giữ Akhar Thrah (…) đã đến mức cao trào (…) qua các bài viết của những người bảo vệ cải cách Akhar Thrah như Quảng Đại Cẩn, Đạo Văn Chi, Quảng Văn Chung v.v…và đối lập lại là những bài viết (…) của Thành Phần, Phú Văn Hẵn, Đàng Năng Hòa, Quảng Đại Tuyên và Sử Văn Ngọc (…). Có lẻ ông Dharma tin tưởng vào lực lượng nhóm khoa bảng Việt Nam sẽ củng cố được niềm tin của giới trẻ Chăm và sẽ áp đảo được sự phản đối ngày một tăng cao của giới trí thức Chăm trong cũng như ngoài nước"
Đây là đoạn văn nhằm chê bai Thành Phần, Phú Văn Hẵn, Trương Văn Món, Bá Trung Phụ, Đàng Năng Hòa, Quảng Đại Tuyên, Sử Văn Ngọc, Thập Liên Trưởng, Đổng Văn Dinh, Bá Văn Quyến, v.v. mà Lâm Gia Tân cho đó là những người khoa bảng viết bài trong tác phẩm “Ngôn ngữ Chăm, thực trạng & giải pháp” xuất bản vào năm 2011, không có giá trị gì về mặt khoa học.
-Phản hồi : Nếu có giá trị về mặt ngôn ngữ học thì ông Dharma, các ông khoa bảng hoặc thành viên của Champaka đưa ra những minh chứng cụ thể và ký tên bài viết mình để Mik wa phán xét.
Theo chúng tôi, nội dung của “Ngôn ngữ Chăm, thực trạng & giải pháp” chỉ nhằm phân tích những sai lầm trong sách giáo trình về chữ Chăm cải biến của Ban Biên Soạn, chứ không phải gây bè phái chống Lưu Quang Sang, Nguyễn Văn Tỷ hay Quảng Đại Cẩn.
-Phản hồi : Nếu chỉ có phân tích sai lầm thôi, thế sao lại có đề nghị thay đổi sách giáo trình tiếng Chăm của BBSSCC mà phủ nhận công trình cải tiến các vị lão thành trong BBSSCC đã không ngại cuộc sống khó khăn lúc ấy để có một Akhar Thrah trong sáng.
Ai cũng biết Lâm Gia Tân là con rể của Lưu Quang Sang và người thân của Quảng Đại Cẩn. Nhưng không phải vì thế mà Lâm Gia Tân lại hùa theo “cha rể” của mình và Quảng Đại Cẩn để chỉ trích một cách vô cớ những vị tiến sĩ và trí thức Chăm trong nước là những người khoa bảng, chỉ biết chạy theo Po Dharma.
-Phản hồi : ông Dharma hay vị nào đó là thành viên của Champaka hoặc nhà khoa bảng Chăm nếu tranh luận về văn hóa Chăm với tôi nên nêu rõ danh tánh, đừng làm con gián chúa, gián thầy, gián thợ…núp sau BBT Champaka.info để Mik wa và tôi thấy cái TÂM và cái TẦM của vị ấy.
-Bút chiến để đạt đến cái Chân, cái Mỹ của vấn đề, không liên hệ gì đến mối quan hệ gia đình như bài viết của Champaka “Thư đọc giả : Hiện tượng nhà thơ Inra Sara (Phú Trạm ) ở Việt Nam ngày 24/6/2013”. Trích : Thư độc giả là diễn đàn đối thoại dành cho độc giả trong và ngoài nước có cơ hội trình bày quan điểm của mình liên quan đến vấn đề xã hội Chăm hôm nay, với điều kiện là bài viết có nội dung tôn trọng tuyệt đối qui chế báo chí và tự do ngôn luận, đó là :
• Không có quyền bàn đến đời tư người khác (tình yêu, gia đình, con cái, của cải, tôn giáo, v.v. của người khác)
• Không có quyền phỉ báng, mạ nhục và vu khống người khác (tức là dựng ra cốt chuyện để kết tội người khác nhưng không nêu ra bằng chứng cụ thể).
Lâm Gia Tân đừng quên rằng Akhar Thran là di sản thiêng liêng của dân tộc Chăm, chứ không phải là tài sản riêng tư của ông Lưu Quang Sang, Nguyễn Văn Tỷ và Quảng Đại Cẩn. Chính vì thế, 3 nhân vật này không có quyền sửa đổi, chỉnh lý hay cải biến một cách tùy tiện. Đó là thông điệp của dân tộc Chăm mà Lâm Gia Tân phải đọc kỷ lại.
-Phản hồi : trong bài viết, tôi không phủ nhận Akhar Thrah là tài sản thiêng liêng của dân tộc Chăm. Đề nghị ông Dharma và Champaka nêu cụ thể chữ nào, câu nào. Ba người Lưu Quang Sang, Nguyễn Văn Tỷ và Quảng Đại Cẩn không phải là những người tùy tiện chỉnh sửa Akhar Thrah. Xin Mik wa minh xét.
2). Kết tội tiến sĩ Chăm trong nước tự đánh bóng và triệt hạ người khác.
Lâm Gia Tân viết: “Mik wa đọc giả Chăm đều rõ khả năng những ông khoa bảng Chăm, có ông sau khi thầy bệnh nặng và mất thì chẳng thấy tác phẩm mới nào mà cứ lôi những bài viết cũ mang ra quảng cáo và tự đánh bóng mình và càng triệt hạ người khác thậm tệ với những từ hạ cấp ngược lại phong cách của một vị thường tự hào và tự tôn là có học vị cao”
-Phản hồi :phần này ám chỉ ai Mik wa đã rõ với các tác phẩm được giới thiệu trên Champaka và Mik wa lưu ý năm ra đời là thấy ngay. Nếu muốn cụ thể, tôi sẽ nêu tên sau.
Không ai phủ nhận Lâm Gia Tân là “con rể” của cựu dân biểu Chăm đang hợp tác với Nguyễn Văn Tỷ và Quảng Đại Cẩn để bảo vệ Ban Biên Soạn. Nhưng Lâm Gia Tân không có quyền dựa vào tư thế của gia đình “cựu dân biểu” hay phe nhóm của Ban Biên Soạn để phỉ báng, mạ nhục các vị tiến sĩ Chăm trong nước.
-Phản hồi : việc tranh luận trên mạng truyền thông về văn hóa Chăm không liên cang đến mối quan hệ và tư thế gia đình. Ở điểm này vị nào trong Champaka nêu ra thật là trơ trẽn trái với những gì Champaka đã viết trong lời tựa “Thư đọc giả : Hiện tượng nhà thơ Inra Sara (Phú Trạm ) ở Việt Nam ngày 24/6/2013”.
Tôi hợp tác với ông Nguyễn văn Tỷ và Quảng Đại Cẩn vào lúc nào, thời điểm nào có những chứng cứ gì xin các vị trong Champaka chứng minh. Tôi và ông Nguyễn văn Tỷ, chỉ biết nhau không có mối quan hệ thân thiết. Đối với Quảng Đại Cẩn, tôi chỉ gặp một lần đã lâu cũng như biết ông Dharma, một lần đến thăm ba tôi ở Mỹ Nghiệp.
Lâm Gia Tân kết tội Ts. Thành Phần, Ts. Phú Văn Hẵn, Ts. Trương Văn Món, Ts. Bá Trung Phụ, Pts. Đàng Năng Hòa, v.v. chỉ là thành phần trí thức Chăm tự “quảng cáo, đánh bóng, tự hào và tự tôn (…) triệt hạ người khác ”, nhưng Lâm Gia Tân không nêu ra những bằng chứng cụ thể để chứng minh lời nói của mình. Chính đó mà chúng tôi cho rằng Lâm Gia Tân chỉ là thanh niên Chăm làm nghề đánh giặc mướn cho “cha rể” của mình, cho bè nhóm của Ban Biên Soạn và “đội ngũ bút chiến” của Hà Nội.
Lâm Gia Tân là trí thức Chăm có học chứ đâu phải là người vô học. Chính vì thế, Lâm Gia Tân không có quyền dùng những thuật ngữ tháo mạ và dơ bẩn để bôi nhọ trí thức Chăm trong nước một cách vô cớ như thế. Thực tế mà nói, người đang dùng văn chương bút chiến để “triệt hạ người khác” là Lâm Gia Tân chứ không phải Ts. Thành Phần, Ts. Phú Văn Hẵn, Ts. Trương Văn Món, Ts. Bá Trung Phụ, Pts. Đàng Năng Hòa, v.v.
-Phản hồi : Có chữ, câu nào trong bài viết, tôi nêu đích danh tên những tiến sĩ mà Champaka đã nêu ở trên không? Champaka chỉ trơ trẽn đề cập đến mối liên hệ gia đình và dùng thuật ngữ “đánh giặc mướn” thật buồn cười. Các ông chỉ có tật giật mình và đây là sự thật. Mik wa thừa sức hiểu phân tích của Champaka có giá trị đến ngần nào. Trích đoạn bài viết tôi:“ ***Quan điểm các ông khoa bảng.
Mik wa đọc giả Chăm đều rõ khả năng những ông khoa bảng Chăm, có ông sau khi thầy bệnh nặng và mất thì chẳng thấy tác phẩm mới nào mà cứ lôi những bài viết cũ mang ra quảng cáo và tự đánh bóng mình và càng triệt hạ người khác thậm tệ với những từ hạ cấp ngược lại phong cách của một vị thường tự hào và tự tôn là có học vị cao. Có ông, sau một đêm ngủ, sáng ra thức dậy thành Tiến sỹ. Có ông, luận văn tốt nghiệp cử nhân lấy làm nốt cho Phó TS rồi đến TS. Có ông, làm luận văn sai kiến thức và câu phức không chuẩn bị thầy mắng và bảo viết lại cả luận văn.”
3). Ám chỉ cho Ts. Thành Phần: “sau một đêm ngũ đã có bằng tiến sĩ”
Trong bài viết, Lâm Gia Tân tuyên bố rằng: “Có ông, sau một đêm ngủ, sáng ra thức dậy thành Tiến sỹ”. Đây là câu ám chỉ cho Ts. Thành Phần.
Thành Phần có bằng phó tiến sĩ cũng như hàng ngàn phó tiến sĩ người Kinh trong nước. Sau khi duyệt xét, chính phủ Việt Nam quyết định tăng bằng cấp cho những phó tiến sĩ tại Việt Nam vào thời điểm đó thành Tiến Sĩ, trong đó có Thành Phần. Đây là học vị do nhà nước Việt Nam ban cho chứ không phải do Thành Phần đút lót.
-Phản hồi : trong bài viết tôi không nêu tên ông Thành Phần và việc quyết định tăng bằng cấp của chính phủ Việt Nam từ Phó Tiến sĩ lên Tiến sĩ là việc tôi nói sai sao???
Thay vì viết bài chúc tụng Thành Phần là người Chăm có Tiến Sĩ, Lâm Gia Tân lại núp dưới lá cờ “đội ngũ bút chiến” của Hà Nội tìm cách bôi nhọ người đồng tộc bằng cách gán cho Thành Phần là nhân vật: “sau một đêm ngủ, sáng ra thức dậy thành Tiến sỹ”, chỉ vì Thành Phần không đồng tình với chữ viết của Ban Biên Soạn. Đây là lời tuyên bố quá “lố bịch và vô văn hóa” của một thanh niên Chăm xuất thân từ một gia đình của “cựu dân biểu” người Chăm.
-Phản hồi : tôi là đội ngủ bút chiến Hà Nội hay không? Mik wa Chăm tự phán xét một cách khách quan chứ không dành riêng cho nhận định của Champaka.
“sau một đêm ngủ, sáng ra thức dậy thành Tiến sỹ” và “giáo viên trường làng và ếch ngồi đáy giếng”, gán ghép là “ đội ngủ bút chiến Hà Nội, Chàm gian”: Mik wa thử nhận xét ai sử dụng từ lố bịch và vô văn hóa. Việc chúc tụng của tôi hay không cũng như Champaka đã từng làm theo ý riêng của mình.
Theo chúng tôi, lời tuyên bố này có sự đồng tình của ông Lưu Quang Sang. Nếu không cựu dân biểu này không bao giờ chấp nhận để yên “con rể” của mình có hành động thóa mạ và thiếu giáo dục như thế đối với Ts. Thành Phần.
-Phản hồi : những ai là đọc giả Champaka.info bất kể Chăm hay Việt đều có quyền phản hồi những gì sai trái nói về văn hóa Chăm chứ không riêng bản thân tôi. Champaka có nêu ngàn lần mối liên hệ gia đình tôi trên mạng cũng không thuyết phục được tôi im tiếng trước sự sai trái của những ai nói sai về văn hóa Champa bất kể là tiến sĩ hay giáo sư.
4). Ám chỉ cho Ts. Trương Văn Món chỉ viết một luận án, nhưng đạt ba bằng cấp.
Trong bài viết, Lâm Gia Tân tỏ vẽ hành động lố bịch để ám chỉ Trương Văn Món như sau:
“Có ông, luận văn tốt nghiệp cử nhân lấy làm nốt cho Phó TS rồi đến TS”
Trương Văn Món làm luận án phó tiến sĩ với chủ đề mối liên hệ Champa và Mã Lai và phát triển thêm chủ đề này trong luận án tiến sĩ. Đây là qui luật tự nhiên trong ngành nghiên cứu. Lâm Gia Tân chỉ là thanh niên Chăm làm nghề lao động chân tay tại Hoa Hỳ để kiếm sống nuôi gia đình và vợ con chứ đâu phải là giáo sư ở Đại Học mà đứng ra phán xét luận án của Trương Văn Món.
-Phản hồi : ở điểm này tôi không ám chỉ và nêu đích danh ai. Champaka chỉ có việc đoán mò, thiếu bằng chứng như thầy bói mù sờ voi và đoán. Tôi đề cập đến luận án tốt nghiệp cử nhân, Champaka lại nêu luận án Phó tiến sĩ, phân tích Champaka rất chính xác??? Nếu trường hợp này rơi vào ông Trượng Văn Món và Champaka cho là phần phát triển thêm của đề tài thì Mik wa biết vậy. Không biết Champaka có đọc qua 2 luận văn ấy không mà nhận xét như trên?
Tôi ở Hoa Kỳ làm ăn để sinh sống bằng trí óc hay chân tay không quan trọng, kiếm tiền một cách hợp pháp được nhà nước Hoa Kỳ công nhận. Theo dõi, nắm bắt và phổ biến thông tin về thành đạt của người Chăm là quyền tự do của mỗi người chứ không riêng gì cá nhân tôi.
Chỉ vì không đồng tình với chữ Chăm cải biến của Ban Biên Soạn, Lâm Gia Tân đưa Trương Văn Món ra bãi chiến trường để hạ nhục và trù dập. Theo chúng tôi, đây là hành động hiềm thù “Chăm giết hại người Chăm”. Có chăng Lưu Quang Sang và Nguyễn Văn Tỷ hay Quảng Đại Cẩn là người đứng sau hậu trường để bày vẽ những chiến lược của trận chiến này?
-Phản hồi : tôi chỉ biết Trương Văn Món chứ không thân thiết, một lần đến thăm ông Lưu Quang Sang tại nhà riêng và một lần đi ăn cơm trưa cùng Trương Văn Món cùng Thông Thanh Khánh tại Phan Rang. Giữa tôi và Trương Văn Món chẳng có những vấn đề gì dẫn đến hiềm thù như Champaka đã nêu trong bài viết. Tỏ bày quan điểm ngược lại là Champaka cho là hạ nhục, trù dập và hiềm thù, Mik wa đều hiểu chứ không cần nhận xét chủ quan của Champaka. Việc tôi bày tỏ quan điểm riêng của mình chẳng cần có hậu trường hay chiến lược của ai cả. Điều này Champaka vu khống và không có bằng chứng, Mik wa đều nhận thấy rõ.
5). Ám chỉ cho Ts. Phú Văn Hẳn và Ts. Bá Trung Phụ làm luận văn sai kiến thức.
Nhằm triệt hạ Ts. Phú Văn Hẳn và Ts. Bá Trung Phụ, Lâm Gia Tân viết: “Có ông, làm luận văn sai kiến thức và câu phức không chuẩn bị thầy mắng và bảo viết lại cả luận văn”.
Lâm Gia Tân là người chạy theo phu nhân sang Hoa Kỳ để tìm kế sinh nhai chứ đâu phải là đại diện cho Bộ Giáo Dục Việt Nam để kiểm tra bằng cấp thiên hạ làm “sai kiến thức” hay làm “đúng với kiến thức”. Dựa trên danh nghĩa gì, Lâm Gia Tân kết tội Ts. Phú Văn Hẳn và Ts. Bá Trung Phụ làm “luận văn sai kiến thức”
-Phản hồi : tôi không nêu đích danh cá nhân nào, trong trường hợp này Champaka nêu tên ông Phú Văn Hẳn và ông Bá Trung Phụ thì Mik wa và tôi hay vậy. Nếu thực chất luận văn kém chất lượng và không phải đề tài Akhar Thrah truyền thống Chăm thì đừng nên bày tỏ quan điểm, lập trường về cải cách Akhar Thrah.
Đây cũng là thể loại văn chương bút chiến nhằm triệt hạ Ts. Phú Văn Hẳn và Ts. Bá Trung Phụ cũng vì họ không đồng tình với quan điểm của Lưu Quang Sang, Nguyễn Văn Tỷ và Quảng Đại Cẩn về chữ viết Chăm của Ban Biên Soạn.
Nhân danh một thanh niên Chăm chân chính, không ai hành động một cách “bỉ ổi” chống người đồng tộc như Lâm Gia Tân đã làm.
-Phản hồi : là một đọc giả của Champaka, tôi có quyền viết bài phản hồi hay đề nghị những gì tôi thấy sai trái và không nêu đích danh tên người nào. Đây chỉ là phỏng đoán của Champaka và đưa tôi vào thế hiềm khích với các vị ấy. Tôi chẳng ngại và sẵn sang viết bài trao đổi, đưa ra giải pháp cho Akhar Thrah và chấp nhận sự phán xét của Mik wa qua các bài viết nêu rõ danh tánh chứ đừng núp bóng BBT Champaka. Nếu Champaka sợ sự phản hồi của đọc giả thì hãy dẹp trang mạng Champaka đi.
6). Chê bai tiến sĩ và trí thức Chăm trong nước không biết chữ Chăm.
Lâm Gia Tân viết rằng: “Nay chẳng ông nào giỏi chữ viết Chăm mà hùa theo, cũng phô trương lập trường, quan điểm tự hủy thanh danh mình”.
-Phản hồi : ở điểm này, tối dám nói thẳng với những ai không giỏi chữ Chăm hơn các bậc lão thành trong BBSSCC mà phê bình việc làm của họ.
Chữ Chăm truyền thống không có “paoh gak” và ký hiệu “traoh aw” phải có “dar tha”. Đây là qui luật của Akhar Thrah Chăm mà dân tộc Chăm hôm nay từ bậc tu sĩ, bô lão cho đến tầng lớp nông dân làm ruộng đều biết, ngoại trừ Nguyễn Văn Tỷ, Lưu Quang Sang, Quảng Đại Cẩn là 3 nhân vật công nhận chữ Chăm có “paoh gak”.
-Phản hồi : thử hỏi các vị khoa bảng trong nước và nước ngoài cũng như các vị viết bài phân tích bài viết của tôi núp bóng BBT Champaka, có vị nào biết ký tự nào trong Akhar Thrah tạo ra âm tiết và thanh âm không? Akhar Thrah có bao nhiêu nguyên âm, không tính đến nhị trùng âm (diphtongue), có bao nhiêu âm tiết, có bao nhiêu thanh âm (son, ton) và trong Akhar Thrah có đủ ký tự để thể hiện đủ các âm tiết, thanh âm của lời nói Chăm không? Mik wa nên nhớ, về nguyên thủy là lời nói có trước và chữ viết có sau để thể hiện lời nói.
Xin các vị cho biết trong Akhar Thrah truyền thống Chăm, chức năng các ký tự “paoh gak”, “traoh aw”, “balau “ và “dar tha” là gì? Nếu lượt bớt và bổ sung thêm (trường hợp poah gak) các ký tự để tạo ra một âm tiết hay thanh âm phù hợp với lời nói Chăm là phản khoa học trong ngôn ngữ hay sao? Mik wa thừa hiểu nhận xét biện luận của Champaka.
Ts. Thành Phần, Ts. Phú Văn Hẵn, Ts. Trương Văn Món, Ts. Bá Trung Phụ, Pts. Đàng Năng Hòa, v.v. là thành phần trí thức Chăm. Họ có quyền bảo vệ qui luật Akhar Thrah do cha ông để lại. Thế thì tại sao Lâm Gia Tân lại kết tội cho họ là những người “hùa theo”, nhưng “hùa theo” ai? Đây là lời tuyên bố nhằm phỉ báng và mạ nhục người khác, không chinh phục ai cả.
-Phản hồi : trong bài viết của tôi, không có chữ nào, câu nào chống đối quyền bảo vệ quy luật Akhar Thrah của các ông ấy.
-Champaka đã giới thiệu từng bài viết của các vị ấy trong sách “ Ngôn ngữ Chăm, thực trạng & giải pháp do nhà xuất bản Phụ Nữ xuất bản 2011” đều có cùng quang điểm như : tiếng Chăm cải cách của BBSSCC là lai căng, Akhar Thrah tuyền thống không có “poah gak”, “traoh aw” phải có “dar tha” như bài viết của ông Dharma phê bình cải cách Akhar Thrah của BBSSCC. Vậy không phải là “ hùa theo, nói theo, nói leo” chứ là nói gì, chẳng có luận điểm nào mới đâu?
7). Kết tội Ts. trong nước không tôn trọng pháp lệnh của Bộ Giáo Dục Việt Nam.
Lâm Gia Tân viết: “Các ông là người của Bộ Đại Học và Giáo Dục Đào Tạo nhà nước Việt Nam lại phản đối giáo trình tiếng Chăm do Bộ này cho phép xuất bản, (…). Theo cá nhân tôi được biết, giáo trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo (BGD-ĐT) là pháp lệnh (…) thế lại có những người Chăm khoa bảng ở Việt Nam không chuyên về ngôn ngữ Chăm yêu cầu phải thay đổi giáo trình chữ Chăm của BGD-ĐT. Mik wa đọc giả nghĩ sao???”
Tác phẩm “Ngôn ngữ Chăm, thực trạng & giải pháp” nhằm phản đối chữ viết Chăm cải biến của Ban Biên Soạn cũng do nhà nước Việt Nam cho phép xuất bản. Đây cũng là pháp lệnh. Thế thì tại sao Lâm Gia Tân không buộc Nguyễn Văn Tỷ, Lưu Quang Sang, Quảng Đại Cẩn phải làm theo “pháp lệnh” mà nhà nước Việt Nam đã ban cho tác phẩm “Ngôn ngữ Chăm, thực trạng & giải pháp” có nội dung phản đối Ban Biên Soạn.
Be the first person to like this.