• Yahoo
  • Google
  • Live
  • Live
admin
by On August 5, 2013
174 views

Written by Musa Porome

Sunday, 04 August 2013 05:05

musa 10
Musa Porome

Ngày nay cộng đồng Chăm đã sớm hội nhập vào đời sống hiện đại về internet toàn cầu và có rất đông người đăng ký tham gia vào mạng xã hội facebook cũng như thành lập nhiều bloggers và website. Thế nhưng, mục tiêu tham gia facebook cũng như chủ trương thiết lập các websites của người Chăm không giống như chủ trương websites của thế giới bên ngoài. Ở đây tôi chỉ đưa ra một số dữ kiện

của vài web Chăm được nhiều độc giả ghé thăm truy tìm tin tức thời sự liên quan đến dân tộc.

 

 

• Mạng Inrasara.com ( www.inrasara.com )

 

Thử ghé vào mạng Inrasara.com, chúng ta sẽ thấy nội dung những bài viết được post trên mạng thường là những thơ văn, truyện tích về Chăm và cũng là diễn đàn quan điểm dành cho cây bút thân cận của mạng, nhưng ít raInrasara.com có mục tiêu rõ ràng hơn về việc thiết kế mạng nhằm phục vụ cho chủ trương và lập trường của Inrasara là chính yếu.

 

inrasara
 

 

• Mạng Nguoicham.com (www.nguoicham.com)

 

Thử ghé vào web ngưoicham.com, độc giả cảm thấy ớn lạnh, vì những bài đưa vào mạng web chỉ là những bài viết và hình ảnh lượm lặt từ trang web khác, nhưng không cần xin phép ai cả, chứa đựng nhiều chủ đề và thể loại, không định hướng mục tiêu và cũng không cho biết ai là người trách nhiệm trong ban biên tập của mạng web này.Nguoicham.com cũng không phân biệt thế nào là người viết bài (written by) và người đưa bài lên web (posted), gây ra bao sự nhầm lẫn. Dù bài viết có nội dung “vô văn hoá” nhằm phỉ báng người khác, nhưng Ban Biên Tập cứ đăng tải lên web, không cần kiểm soát, miễn sao bài viết ấy thuận chiều theo phe phái của mạng ngưoicham.com là được, có nghĩa rằng mục tiêu của mạng web này chỉ nhằm phục vụ cho cá nhân và cho phe nhóm, nên họ bất cần nghĩ đến qui chế của cơ quan ngôn luận là gì.

 

Lộ trình của web này chỉ nhằm biện hộ cho phe nhóm phản “văn hoá dân tộc”, góp tay với “đội ngũ bút chiến” và thành phần nặc danh do Hà Nội chế tạo ra để trù dập trí thức Chăm. Hay nói một cách khác, web Nguoicham.com chỉ là cơ quan ngôn luận của người Chăm nhưng bị “đội ngũ bút chiến” của Hà Nội đứng ra chỉ đạo. Chỉ cần nêu ra quan điểm không đồng tình với chữ viết Chăm cải biến của Ban Biên Soạn, “đội ngũ bút chiến” của Hà Nội ra tay kết tội trí thức Chăm là thành phần phản động chống phá cơ quan nhà nước, tức là chống phá chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Đây là một thí dụ điển hình:

 

Để yểm trợ cho Ts. Quảng Đại Cẩn sang Việt Nam vào tháng 5-2013, web Nguoicham.com đăng hàng loạt bài viết của Ts. Quảng Đại Cẩn, cựu dân biển Lưu Quang Sang, Lâm Gia Tân, Chế Vỷ Tân (Nguyễn Văn Tỷ) qua phong cách hành văn vô cùng “dơ bẩn” mà mục tiêu chỉ nhằm trù dập các vị tiến sĩ, trí thức Chăm trong và ngoài nước (Ts. Po Dharma, Ts. Thành Phần, Ts. Phú Văn Hẳn, Ts. Trương Văn Món, Sử Văn Ngọc, Lộ Trung Cân, vv.) không đồng tình với chữ viết Chăm của Ban Biên Soạn, tức là không đồng tình với Đảng và Nhà Nước về di sản văn hóa Champa chứ không phải chống phá nhà nước Việt Nam. Điều này đã cho thấy thế nào là mục tiêu đen tối của web Nguoicham.com này. Từ đó, chủ trương của web này trờ thành một tổ chức nhằm phá hoại sự đoàn kết cộng đồng Chăm ở hải ngoại lẫn trong nước, tạo sự khủng hoảng trong cộng đồng, biến xã hội Chăm thành một nhóm giặc vô bổ hơn là xây dựng giúp ích cho xã hội.

 

nguoi cham
 

 

• Mạng Champaka.info ( www.champaka.info )

 

Champaka.info là cơ quan ngôn luận duy nhất của người Chăm trên thế giới có mục tiêu chuyển tải di sản văn hoá và lịch sử champa đến mọi người; thông tin nhanh chóng những biến cố đã xảy ra liên quan đến cộng đồng Chăm; trình bày quan điểm và lập trường rỏ ràng và vững chắc chống lại những yếu tố sai lầm liên quan đến vấn đề văn hoá và lịch sử Champa và luôn luôn có mặt trên bàn cờ đấu tranh một khi danh dự, quyền lợi và di sản văn hóa Champa bị đe dọa. Champaka.info không ngừng đưa ra những “hiện tượng” của nhiều người Chăm không tôn trọng “bản sắc dân tộc”, lột mặt và phản đối những thành phần háo danh núp sau bóng dân tộc đề xúi dục những người thân nhẹ dạ đi theo chủ trương của Hà Nội một cách mù quáng, gây chia rẻ cộng động. Vì lẻ đó, “đội ngũ bút chiến” và nhóm “chàm gian” biến mạng web Champaka.info thành đối tượng thù địch bằng cách tung ra các bài viết “vô văn hoá” nhằm mạ lị những tác giả tham gia viết bài cho mạng web này và biến vấn đề chữ viết Chăm cải biến do nhà nước Việt Nam chủ trương, thành bãi chiến trường vô bổ.

 

Như đã đề cập ở trên, gần đây có rất nhiều người Chăm đăng ký tham gia vào mạng xã hội Facebook. Họ trao đổi và tranh luận với nhau về nhiều đề tài. Nhưng đề tài liên quan đến sự khác biệt giữa Akhar Thrah Chăm truyên thống và chữ viết Chăm cải biến của Ban Biên Soạn trở thành chủ đề nổi cộm hơn hết. Dựa trên sự tranh luận đó, chúng ta có thể đánh giá được một số người Chăm không chấp nhận dựa vào minh chứng cụ thể mang tính cách khoa học để phán quyết vấn đề ngôn ngữ chữ viết Chăm. Họ không muốn nhìn nhận cái sai của mình trước di sản văn hóa của dân tộc, chưa giám vượt bức tường tình cảm gia đình người thân, bạn bè phe nhóm và môn phái chính trị hay tôn giáo để thực sự đánh giá những lẻ phải của vấn đề cần thiết. Cũng vì lẻ đó, cuộc trao đổi về di sản văn hóa Chăm hay ngôn ngữ chử viết Chăm trở thành bải chiến trường để phục thù hay phục vụ cho nhóm người thân quen, bà con bạn bè, vinh danh cá nhân hơn là hy sinh bản thân của mình để xây dựng và bảo tồn ngôn ngữ chữ viết Chăm do cha ông để lại. Có một vài sinh viên Chăm khi tốt nghiệp chuyên ngành về Chăm học thì thường quay lưng với văn hóa truyền thống dân tộc, tự xưng là “ta đây”. Hiện tượng của hai ông Ts. Thành Đài và Ts. Quảng Đại Cẩn là hai minh chứng cho vấn đề.

 

Chúng ta thử nghĩ lại rằng Ban Biên Soạn lấy tư cách gì hay với danh nghĩa gì để cải biến chữ viết Chăm truyền thống do tổ tiên Chăm để lại từ thời Po Rome, trong khi nhóm này chẳng có bằng cấp và hiểu rỏ thế nào là nguồn gốc ngôn ngữ chữ viết của dân tôc Chăm. Sau cuộc hội thảo Kualalumpur vào năm 2006, dù đã ý thức thấy sự cải biến chữ Chăm là sai lầm, nhưng Ban Biên Soạn không muốn sửa đổi. Thêm vào đó, một số bậc đàn anh và trí thức có tầm hiểu biết hiện đang sinh sống ở hải ngoại đánh giá cho rằng việc cải biến chữ Chăm của Ban Biên Soạn là sai lầm nhưng họ lại nhu nhược không giám lên tiếng, vì bị sức ép từ đâu đó, nên đành nhắm mắt gật đầu cho việc làm sai lầm này mà không nghĩ đến hành động tiêu cực của mình là đồng nghĩa với tội đồng loả phá hoại di sản văn hoá dân tộc.

 

Gần đây, ông Tiến sĩ Quảng Đại Cẩn vừa mới tốt nghiệp chuyên ngành giáo dục nhưng ngạo mạng tham gia rất nhiệt tình trong việc biện hộ cho sự sai lầm của Ban Biên Soạn cải biến Akhar Thrah Chăm truyền thống lâu đời của dân tộc Champa. Trên mạng xã hội Facebook, Quảng Đại Cẩn còn tung ra đủ dạng cách phiên âm Latin một cách tuỳ tiện, đưa ra ngữ tốâm tố lung tung, rồi chê bai mọi người không hiểu cách cấu trúc chử nghĩa tiếng Chăm. Mặc khác, dù vẫn biết mình chẳng ra con cú nào nhưng ông còn muốn so tài chê bai Ts. già đầy kinh nghiệm như Po Dharma, Thành Phần, Phú Văn Hẳn, v.v. Thêm vào đó, Quảng Đại Cẩn còn phát hoạ nhiều chương trình khác, đưa đề tài du học ra bàn luận nhằm kích động lôi cuốn sinh viên Chăm tại Sài Gòn chạy theo ông. Thử hỏi, chẳng lẽ ai cũng được đi du học một cách dể dàng như Quảng Đại Cẩn hay sao? Sự kiện này không khác ông Ts.Thành Đài ta đã từng rao múa trước kia. Phải chăng hai ông tiến sĩ này cùng chung một lò đào tạo của Hà Nội? Vì muốn qui hàng để được Hà Nội dọn đường cho về nước dự hội thảo về ngôn ngữ chữ viết Quốc Ngữ vào tháng 5-2013 không liên hệ gì với chữ viết Chăm, Quảng Đại Cẩn lại tự tôn mình đang làm việc cho chữ nghĩa văn hoá Chăm. Ngược lại, Ts. Thành Đài tự xưng là Ts. Chính trị học, dựa theo lăng kính của Hà Nội tung ra lý thuyết cho rằng vương quốc Champa bị xóa bỏ trên bản đồ kể từ năm 1471 chứ không phải từ năm 1832, để ngăn chặn cuộc đấu tranh bảo vệ quyền dân tộc bản địa của người Chăm. Phải chăng đây là thực trạng của cộng đồng Chăm hôm nay?

 

Câu hỏi cần đặt lại rằng tại sao Quảng Đại Cẩn và Thành Đài là người Chăm có học, lại ứng xử như thế? Hầu hết những vị anh hùng của lịch sử Champa thường dâng hiến cuộc đời mình cho quốc gia dân tộc, trong khi đó các vị học hàm Chăm hôm nay lại hy sinh dân tộc để vinh thân cá nhân mình. Hai nhân vật này thường rêu rao cho mình là nhà nghiên cứu ngôn ngữ hay chính trị học, nhưng trong email của các ông này dùng toàn ngôn ngử “vô văn hoá” để trao đổi với bà con Chăm? Thực ra, không ai chống đối sự qui hàng của Quảng Đại Cẩn và Thành Đài với chính quyền Việt Nam, nhưng đừng bị lừa bịp hứa hẹn bởi nhóm công an Việt Nam rồi dấn thân phá hoại di sản văn hóa và lịch sử Champa, chống phá giá trị ngôn ngữ chữ viết Chăm truyền thống của dân tộc hay trù dập ý thức hệ đoàn kết của cộng đồng Chăm.

 

champaka
 

 

Thực ra, dân tộc Chăm không có thù ghét người Yuen và cũng không chống đối chính quyền Việt Nam. Vấn đề đấu tranh của người Chăm ở hải ngoại là nhằm đòi hỏi quyền lợi cho nhân dân Chăm đang sống tại Việt Nam dựa trên bản tuyên ngôn của Liên Hiệp Quốc dành cho họ về quyền của dân tộc thiểu số hay quyền của dân tộc bản địa. Vì văn bản này có chử ký đồng thuận của chính quyền Việt nam. Cũng cần nhắc lại rằng, muc tiêu của IOC-Champa là góp phần chuyển tải lịch sử và văn hoá Champa đến mọi ngưởi, mọi hội đoàn và mọi quốc gia trên thế giới, tức là một vương quốc có một thời oanh liệt nay không còn nũa. Thế thì có gì đâu mà chính quyền Hà Nội phải lo âu kết tội IOC-Champa chống phá nhà nước hay tổ chức phản động?

 

Đưa vấn đề này ra không nhằm chì trích những người không đồng quan điểm như những tên nặc danh thường rêu rao, mà để góp ý với những một số người Chăm thường hay biện hộ cho những đề tài sai lầm và nghịch lý với di sản văn hoá ngôn ngữ chữ viết truyền thống của dân tộc. Do bởi, toàn thể con dân Champa đều có trách nhiệm chung là bảo tồn giá trị văn hoá dân tộc chứ không phải cải biến văn hoá và lịch sữ của dân tộc.

 

Vương quốc Champa nay không còn nữa. Người Chăm chúng ta chỉ có nghĩa vụ phải bảo tồn di sản văn hoá của cha ông chúng ta để lại và chúng ta cần phải ý thức đến tinh thần tha thứ, đoàn kết và tôn trọng lẫn nhau để hàn gắn những vết thương lở lói còn động tồn. Có như vậy thì hoa Champa sẽ trăm hoa đua nở.

 

Source: Champaka.info

Be the first person to like this.
admin
NC sẽ cặp nhật các comment từ fb vào dưới bài viết này để độc giả cùng hiểu được đâu là vấn đề của bài viết. <b>Jham San Lam</b> tôi ít vào NC nên tôi không biết những gì mà CPK là đúng hay sai! nhưng NC là web giúp tôi tìm bạn và một số mục tôi rất thích (library, nghe nhạc, truyện dân gian, học t... View More
August 7, 2013 Edited
admin
<b>Vănhồng Đạo </b>chào Thao. Không ai có quyền nói xấu xúc phạm danh dự người khác. Điều này đã quy định rõ trong pháp luật các nước vì vậy, xã hội loài người tiến bộ hơn xh loài khỉ....hay tôi không phải nhà văn nên bạn không hiểu ý của tôi.Tôi lấy ví dụ cho bạn dễ hình dung.1: Hôm đó bạn về quê g... View More
August 10, 2013 Edited