• Yahoo
  • Google
  • Live
  • Live
Inrachahya
by On October 20, 2013
416 views

NGÀY THÁNG GIỜ KHẮC CHĂM

Sưu tầm :  Irơss Chahya

Dân tộc Chăm, cũng như dân tộc khác ở Phương Đông đều tính thời gian theo vòng Mặt Trăng, tức là theo Âm lịch.

Trong các vấn đề:  quan, hôn, tang, tế, người Chăm chọn lựa giờ khắc và ngày tháng rất chu đáo, gần như cố định, nhất lá thời gian dành cho cuộc hôn lễ.

Trên căn bản thuyết âm dương người Chăm và tôn thờ LINGA (Dương tính) và YONI (Âm tính) một cách trân trọng.  Họ quan niệm hai biểu tượng này rất thiêng liêng.  Trong sự tín ngưỡng của họ.  Dương tính và Âm tính là hai thái cực khác nhau trong vũ trụ nhưng khi hai thái cực khác biệt này kết hợp lại thì sẽ tạo ra vạn vật. 

Đối với vấn đề tín ngưỡng này, họ đưa vào một số biểu tượng cho thuyết Âm Dương như sau: 

Thuộc về Dương                                                           Thuộc về Âm

Akal: Trời, bầu trời                                                       Tanưh riya: Đất, qủa địa cầu

Aditiak: Mặt trời                                                           Channưk: Mặt trăng

Bangun: từ ngày trăng non                                             Kanơm: từ ngày trăng khuyết sau

cho đến ngày trăng tròn                                                 rằm, cho đến ngày trăng hết

Haray: Ban ngày                                                           Mưlam: Ban đêm

Pagê: Buổi sang                                                            Biên hary: Buổi chiềiu

Pur: hướng Đông                                                          Pai: hướng Tây

Hanuk: bên hữu                                                            iw: bên tả

Yơw: số chẵn                                                               Chauh: số lẻ.v.v.v

 

GIỜ KHẮC:

Một ngày từ 6 giờ sáng, lúc Mặt trời mọc cho đến khi Mặt trời lặn, có 8 TUK, buổi sang 4 TUK, buổi chiều 4 TUK.  Mỗi TUK tính ra có một tiếng rưỡi đồng hồ (90 phút).  Ban đêm đáng lẽ ra cũng có 8 TUK, nhưng chỉ được tính từ 6 giờ chiều cho đến 12 giờ khuya gồm 4 TUK mà thôi, còn từ 0 giờ đến 6 giờ sang là thời gian Âm Dương phối  hợp và tất cả sinh vât cây cỏ sinh nở.  Mỗi TUK người Chăm có biểu tượng:

            TUK Tha, Pô Âulwah (Olloh)               TUK Dwà, Mohammad

            Tuk Klơw, Jibaraellak                           TUK Pak, Ali

            TUK Limư, Phatimưh                           TUK Nơm, Hothan

            TUK Tajuh, Hothai                               TUK Dalipan, Pô Âulwah (Olloh)

            NGÀY

Một tuần lẽ (Kauk karaf) Chăm có 7 ngày, bắt đầu từ ngày Chủ nhật , và mỗi ngày có biểu tượng riêng:

            Adit, tơk mưh                                                   Chúa nhật, tiếp nhận Vàng

            Thơm, tơk pariak                                              Thứ Hai, tiếp nhận Bạc

            Angar, tơk Bathay                                            Thứ Ba, tiếp nhận Sắt

            But, tơk tanưh pachah                                       Thứ Tư, tiếp nhận đất nẻ

            Jip, tơk drơp mưtakai                                       Thứ Năm, tiếp nhận Súc vật

            Suk, tơk Pacha                                                 Thứ Sáu, tiếp nhận Y phục

            Thanưchar, tơk padai                                        Thứ Bảy, tiến nhận Lúa thóc

THÁNG

Mỗi năm cũng có 12 tháng, được gọi bằng số, riêng tháng 11 người Chăm gọi là bilan Pwiss, tháng 12 có tên là bilan Mak.  Từ ngày đầu tháng đến trước ngày Rằm người Chăm gọi là bingun.  Qua Rằm đến trước cuối tháng gọi là Klơm.  Rằm là Pôrami.  Ngày cuối tháng người Chăm gọi là harei ia bilan abih (ngày hết trăng).

Trong 12 tháng có 6 tháng thiếu bilan u là tháng 2, 4, 6, 8, 10, 12 chỉ có 29 ngày và thường “gối” vào thượng tuần trăng (gwơr harei di bingun).

Ngày 6 chuyển thành ngày 7 (Nơm jiơng tajuh).  Thiên Sanh Cảnh, cho rằng Sở dĩ chuyển ngày 6 thành ngày 7 bởi vì nét chữ số 6 với nét chữ số 7 Chăm gần giống nhau.  Người ta chỉ cần thêm đứng dưới âm (takai đak) dưới chữ số 6 sẽ thành nét chữ số 7, còn các số còn lại nét đều khác nhau.

Sáu tháng còn lại (tháng lẻ) là tháng đủ (bilan tapak ) có 30 ngày.  Cứ 8 năm có 3 năm nhuần, gọi là thun kran, thun kran có 13 tháng, tháng 13 gọi là bilan Bhang hoặc bilan Birơw luôn luôn có 29 ngày. 

Trong sinh hoạt, việc tính ngày chọn tháng đối với người Chăm rất hệ trọng.  Một số lễ hội được quy định khá chặt chẽ. 

Ví dụ:

KATÊ di bingun, Chabbur di klơm.

Hoặc cứ vào tháng Giêng Chăm, các xóm làng người Chăm đều tổ chức lễ Rija Nưgar (lễ cúng đầu năm) bao giờ cũng nhập lễ vào ngày thứ Năm và kết lễ vào ngày thứ Sáu ở thượng tuần trăng (Tamư di jip tabiak di Suk).

Riêng đám cưới người Chăm, lễ chính thức luôn được tổ chức vào buổi chiều ngày thứ Tư, hạ tuần trăng, sau rằm vào các ngày Chẵn (2, 4, 6, 8 … Klơm) và các tháng cố định 3, 6, 10, 11, và kể cả tháng 8 dù nó không được coi là ngày tốt.

Tại sao người Chăm lại chọn thời gian để tổ chức lễ cưới cố định như vậy?  Vì theo bảng lập thành Âm lịch Chăm đã quy định.  Buổi chiều thuộc về Âm, tượng trưng cho tuổi về già, sống với nhau lâu dài. 

Thứ Tư:  Thuận về đất nẻ, một thứ màu mỡ, dùng để trồng tỉa hoa màu dễ phát sinh, cầu chúc cho hai người sống với nhau sinh con đẻ cháu đầy đàn.  Thứ 4 còn là Âm Dương gặp nhau, vì người Chăm quan niệm rằng ngày thứ Tư có thể ví như lỗ rốn của con người; từ đầu đến cổ có 3 phần; Đầu, Cổ và Ngực tượng trưng cho ngày Chủ Nhật, thứ Hai và thứ Ba; từ rốn đến bàn chân có bụng, háng và bắp chân tượng trưng cho ngày thứ Năm, thứ Sáu và thứ Bảy.  Người Chăm còn quan niệm rằng; từ lỗ rốn lên đầu đối với Chồng có thiên chức như người Cha, đối với người vợ có thiên chức như người Mẹ.  Còn từ lỗ rốn trở xuống đến bàn chân người đàn ông mới hẵn là người Chồng và người đàn bà mới hẵn là người Vợ.  Ngoài ra giữa hai Vợ Chồng thường xưng hô với nhau bằng “Mày Tao” dù Chồng lớn tuổi hơn Vợ, hay ngược lại cũng chỉ xưng hô với nhau như vậy.  So sánh ngày thứ Tư giữa tuần, cái rốn nằm ở trung tâm điểm của thân thể cùng lối xưng hô giữa hai vợ chồng, ta thấy người Chăm có tính bình đẳng rõ rệt giữa hai giới. 

Còn việc chọn tháng 3 thuận về lúa, tháng bắt đầu công việc cày, bừa gieo cấy; tháng 6 thuận về tài sản được tập trung, có nghĩa là mùa gặt lúa tháng 3 và bắt đầu cày gieo mùa gặt hái mùa lúa chính; và tháng 11 thuận về hưng thịnh, mùa gặt hái hoàn toàn và mọi công tác khác đều đã thu hoạch xong xuôi. 

Mỗi tháng của người Chăm cũng có biểu tượng

 

Bilan tha,binhưk than ôn                                   Tháng Giêng, thuận về tương tư

Bilan dwa, binhưk danuh khak                          Tháng Hai , thuận về tội lỗi

Bilan klơw, binhưk Padai                                  Tháng Ba, thuận về lúa thóc

Bilan Pak, binhưk mưtai                                    Tháng Tư, thuận về chết choc

Bilan limư, binhưk mưthau                                Tháng Năm, thuận về gây hấn

Bilan nơm, binhưk pagurdrơp                            Tháng Sáu, thuận về tài sản tập trung

Bilan tajuh, binhưk than kik                              Tháng Bảy, thuận về đau ốm

Bilan dalipan, binhưk ganuh khak                     Tháng Tám, thuận về tội lỗi

Bilan thalipan, binhưk mưthau                          Tháng Chín, thuận về gây hấn

Bilan tha pluh, binhưk than drơp                       Tháng Mười, thuận về phát tài to lớn

Bilan Pwiss, binhưk rat dabrat dhik                   Tháng Mười Một, thuận về hưng thịnh

Bilan Mak, binhưk apwei bbơng                        Tháng Chạp, thuận về lửa phát cháy

Tóm lại Chăm chọn thời gian làm lễ cưới, một phần lệ thuộc vào kinh tế nông nghiệp, lấy mùa gieo hạt giống làm tiêu biểu cho sự kết hợp và lấy mùa gặt hái làm tiêu biểu cho thành tựu.  Một phần lệ thuộc vào các biểu tượng thiên nhiên theo thuyết Âm dương

 

Đối với người Chăm cũng như một số dân tộc khác trên thế giới, vấn đề tính chọn “ngày lành tháng tốt” trong sinh hoạt của mình đến nay vẫn còn chi phối khá nặng nề.  Có khi chỉ vì phải đợi “năm tốt tuổi hạp” mà một số việc lớn đã phải dang dở.  Những hiểu biết cơ bản về lịch pháp của dân tộc là điều cần thiết nhưng việc vận dụng những yếu tố tích cực của nó vào cuộc sống là vấn đề cần có một cách nhìn mới tiến bộ hơn.

-Tham khảo bài viết của Lưu Viết Tân, ở Nội San Ước Vọng 1  An Phước 1968. 

-Tham khảo bài viết Kay Amưk, Tagalau 5 (Nắng Panduranga 2005).

 

-----------

                                                                         ƠMPƠM PÔ NAI

                                                (Panưh twei panwơch yaw Chăm)

                                                                                                                    Chahya Mưlơng

                                                           

Phần chuyển tự latinh “Sự Tích Pô Nai” dựa trên hệ thống được dung trong Từ Điển CHĂM - VIỆT của Trung tâm nghiên cứu ViệtNamĐông Nam Á, xuất bản 1995 tại Sài Gòn.

Hu tha Mưgawom Chăm ginup mưdà tơl kaya, hu klơw adei sa ai kamei:  Nai Mưh Ghang, Nai Hali Halơng Ta Bơng Mưh, Nai Tang Ya nan Pô Nai.  Dalam klơw adei sa ai Pô Naisiambinai harơh bbaik kataik hamit bak nưgar.

Kei KaMaw kikei dơm urang raglai siam likei ganuh ganat irơss bijak chaung khing Pô Nai, bafanojà (tha nai) mai pwơch, dawn laik dom panwơch pagwơn, mưyah amaik amư Pô Nai halar patơk Nai Ka Chei.  Pakei kwơch tha bauh ribaung tơk mưtha lơw Kraung La Ngà (ukaabăng) piơh ba ia chrai tanran hamu bhum gah amaik amư Pô Nai.  Amaik amư dadwơl panwơch pwơch nan thaung pagwơn Pakei Chang ngaf blauh blai ribaung kraung ka mưng radak ngaf likhah hadei.

Kei KaMaw ba abih prưn yava ngak gơm harei gơm mưlam ô hu hadom, tamat tha bau kraung hu ia chrai grơp nưgar. 

Bwơl bhap ôt tanot ôn tabwơn

Đam likhah yat trak, batha Pô Nai mưtưh ôh bak yaum, kaywa tian ô nit Kei KaMaw, min twei amaik amư aip tatơk mưduh mưng Pô Nai chip ngaf dam likhah duh hatai nan.  Dalam mưlơm angal Pô Nai klaik mưnưt klak thang dơp nau tapah angauk chơk Chabbang, dih mưraung, Palei Rơm atah hađauh klơw bbaik ang Ka. 

Mưng rat di tian mưthrơm rabah rabưp laik thaung agama daung paklah umat.  Tuk ligaih laik thaung agamà Pô paya angar Kanai “NAI TANGYA BIA ATAPAH”.  Tuk Pô Nai klak thang nau tapah, Kei Ka Maw Sanưng mưlơw di palei nưgar urang thơu lach kanai auh di drei.  Hajiơng Pakei yah pabrai padơr kraung nan vơk, Chrơng patơw praung bla pagơn pabah kraung ô brei ka ia đwơch trun.  Pakei mưk Thruk pađik bbrơm panưh yah pabrai patơw krung libik Pô Nai dauk tapah.  Patơw talah jiơng dwà ha tha galaung gơp tha rup urang nau mai (trun tagơk), libik dom ông achar du à panwơch hanìm (Qur’an) ngak adapt chabbat libik Pô Nai dauk tapah mưkal.

Kaywa apakal nan libik chơk Chabbang urang Raglai ô thei khing nau mai, mưnwiss urang dauk di bhum nan jang ô khinh đơm Chakơh.

Pô Nai biak thu nit ganrơh, kan thei gauk janưh kanư padaung paklah jang Pô Nai daung pa klah min, mưyah gauk glach dom kabbà nan Pô Nai tamar ka Jalikauw dwich, ka ula Chauh, ka rimaung pah thaung blơk mưta vơr glai sung jalan nau mai, yơw nan yơ bwơl bhar Chăm pơk jà Pô Nai, tagơk Chơk glaih jang ô khing lach glaih, mưyah lipa jang lach trei.

Bwơl bhap Chăm ô nưh rabhà Chăm Ahiêr Cham Aval jang halak halar ka nư mưliêng Pô Nai.  Hajiờng padơng mưdhir mưliêng ka nư Yang.  Bha krưh hu  tha bauh linga akauk vil, kabha di krưh thaik dalipan Kiêng, chanar Vơr pak kieng hayaf thaik Yoni chaik di angauk paban Xi măng di angauk chơk Chabbang di krưh tanưh bblang lanưng lanwai ralo phun kayơw chak throh ha mach hangơw thaung bauh parauh cha bbri cha bbrơw lia phun lia dhan. 

 Yapthun di klơm bilan tha ngan klơm bilan dwà Xakavi Cham bwơl bhap radak ngap adapt cha bbat biyar karun ka Pô Nai.  Dalam kadha dauh pamrơ ông Mưdwơn hu pơt akhan biak jalang ja lwa kabha ơm pơm Pô Nai nau tapah.

 

Nai nau tapah dirơm riya. 

Dwà drei ula kaung nai nau tapah

Nai nau tapah Chơk glaung

Dwa drei rimaung kaung nai tapah

Nai nau tapah thei thơw

Bbơng bblang mưchơwdauk halơw glai

 

Tạm dịch:

 

 Ngài đi tu ở rừng sâu

 Có hai con Rắn nằm hầu hai bên

 Ngài đi tu ở núi cao

 Có hai con Hổ ra vào thăm nom

 Ngài đi tu ai biết nào

 Đành cam chịu khổ dựa vào rừng cây

 Ông Mưdwơn pah baranưng dauh, ganơng taung, Saranai yuk paragơm laik tharagơm.  Ông Ka ing tamia pơk limah grơf  yang labang, thaur thaung ta thwich chơk glai.  Pô Nai vơr abih libik dunya, Piơh liêng tha nuk tuk vak thu nit ganrơh dalam ray nau tapah.  Bwơl bhap langkar likơu di nai jang yơw bi grơp yang labang payak hanniim ka dunya ngak bbơng, binhưk haliim hajan, binhưk bơl mưnik, ngah phiak dalam mưngawom thiam mưkrưdalam thun barơw. 

 

Alang yah:

 

-Ơmfơm:  Sự tích                                                      -Janưh:Hoạn nạn

-Irơss bijak :Tài ba                                                    -Tamat :Hoàn thành

-Harơh : Đẹp, vô ngần                                              -Pơt : Đoạn

-Panojà: Lễ vật                                                          -Akhan : Kể

-Chrai : Tưới                                                              -Tathwich :Cảnh

-Yat trak :Tiến hành                                                  -Liêng tha nuk : Thụ hưởng

-Batha : Riêng                                                           -Binhưk ha jàn :Thuận mưa

-Duh hatai : Bất đắc dĩ                                              -Binhưk bơl mưnik : Được mùa màng

-Umat :Chúng sinh                                                    -Ngah phiak :Thu thập

-Auh :Chê                                                                 -Limah  :Dâng, hiến

-Đơm chakơh : Nói tục                                            -Paragơm : Hòa nhạc

-Kan: Lúc                                                                -Payak haniim : Ban phước

-Ragơm : Điệu                                                         -Nau tafah : Đi tu

-Mưngawom : Gia đình                                           -Tamar : Phạt

-Radak : Tổ chức                                                      -Thu nit ganrơh : Linh nghiệm

-Chanar vơr : Kệ, đế, nền                                                         -Hayap : Tượng

 Nguon: Trich tu Dac San Vijaya so 7

Posted in: Điểm Sách
Like (1)
Loading...
1