• Yahoo
  • Google
  • Live
  • Live
Linh Dang
by On January 31, 2014
1,177 views

 Trên đời không thiếu câu chuyện chỉ nghe thoáng qua một lần và không bao giờ còn được nhắc đến.  Dẫu vậy, có những câu chuyện mà cứ phải nghe lại mãi dù đã thật xa xưa.  Một trong những câu chuyện ấy phải nói là của Huyền Trân công chúa, dù đã xảy ra hơn 700 năm về trước. Chuyện tình Huyền Trân công chúa đã được nhắc tới nhiều trong dân gian Việt Nam dưới nhiều góc độ nhìn khác nhau.  Người thì ca ngợi công chúa đã thay mặt triều đình nhà Trần thực hiện công tác ngoại giao, tạo hòa bình giữa hai nước đã thường xuyên tranh chấp với nhau lâu đời. Cũng có người tiếc cho công chúa xinh đẹp, lá ngọc cành vàng phải xa quê hương trao thân gởi phận cho người chồng xa lạ.  Về mặt tình cảm thì nhiều người thương tiếc, nhưng chuyện tình Huyền Trân cũng thường được hâm nóng lại và gây nhiều tranh cãi qua những bài viết đó đây.

 

Cách đây không lâu nhân chuyến đi họp xa tôi có dịp ghé thăm cộng đồng Việt Nam và nhận được tờ Viet Lifestyles Magazine số 31 đem về khách sạn. Nhưng cho đến khi ngồi trên chuyến bay trở về tôi mới có thì giờ mở ra lật từng trang và bắt gặp bài “NHỚ VỀ HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA” của Mường Giang từ Hạ Uy Di.  Viết về công chúa Huyền Trân, cả chính sử và dã sử đã tốn khá nhiều giấy mực để luận “công” và “tội” của nàng.  Nhưng đây là một bài viết mà theo tôi là rất trung thực, tác giả ghi lại câu chuyện tình xa xưa và cố trình bày sự thật cách rõ ràng theo như mình tìm hiểu được.  Ông cũng đưa ra những lời nhận định chân tình của một người cầm bút, không thiên lệch nhưng rất công tâm khi xét về lý lẽ và sự kiện đã xảy ra trong lịch sử. Ca dao Việt Nam có câu:

Có con mà gả chồng gần,

Có bát canh cần nó cũng đem cho.

                                

Về việc vua Trần Nhân Tông hứa gả công chúa yêu quý nhất của ngài cho vua Chế Mân xa xứ, theo tác giả Mường Giang thì “cũng không ngoài việc anh hùng trọng anh hùng, qua cái tư cách hào hoa mã thượng của nhà vua trẻ này đã thể hiện vào năm 1283, vua Chế Mân đã lãnh đạo quân dân Chiêm Quốc chống lại quân Mông Cổ khi chúng xâm lăng nước này.”

 

Đọc Việt sử tới những trang viết về cuộc tình của Huyền Trân công chúa và vua Chế Mân, không hiểu là tại sao bên lề câu chuyện chính sử lại có kèm theo những câu ca dao không rõ xuất xứ này:

 

Tiếc thay cây quế giữa rừng,

Để cho thằng Mán, thằng Mường nó leo.

 

Khác với câu ca dao trên, có thể nói vua Trần Nhân Tông là người hiểu rõ về cốt cách và tài năng của Chế Mân.  Ông chẳng những là một vị anh hùng có tài thao lược, mà lại còn là một vị vua có lòng hiếu khách nữa.  Năm 1301 khi Trần Nhân Tông đặt chân đến kinh đô của vương quốc Champa để tận mắt chiêm ngưỡng những ngọn tháp nguy nga tráng lệ ở đây, thì chính Chế Mân long trọng đích thân đến mời ngài vào cung điện của mình đón tiếp và dẫn đi du ngoạn khắp các đền đài.  Nên trong gần chín tháng lưu lại nơi đây, đến ngày về, cảm động trước tấm thịnh tình của Chế Mân, nhà vua đã hứa gả cô công chúa xinh đẹp của mình là Huyền Trần cho vua xứ Vijaya.  Hôm ấy trên không trung trong lòng máy bay giữa bầu trời cao ngất, đọc xong bài viết của tác giả Mường Giang, tôi ngồi chiêm nghiệm lại những bài viết mà mình đã từng đọc trước đây cũng về cùng một câu chuyện mà không ít băn khoăn.  Trong ấy có những bài viết mà tác giả chỉ muốn nói lên sự thật như một bài học lịch sử, một số bài viết thì tác giả muốn đi tìm sự thật với những câu hỏi chân tình về những điều bí ẩn bên trong.  Dẫu vậy, cũng có những tác giả đã không nhẹ tay chút nào khi phóng ra nét bút của mình trên trang giấy, nặng lời kết án không chỉ những nhân vật trong câu chuyện mà còn lây lan đến làm đau lòng cho cả một dân tộc cách không thương xót.

 

Dĩ nhiên, trong chúng ta không ai có thể thay đổi được quá khứ.  Điều mà mỗi chúng ta có thể, ấy là cùng nhau làm cho ngày mai tốt đẹp hơn.  Chuyện Huyền Trân công chúa phải nói là đã xảy ra vào một giai đoạn lịch sử mà ngày hôm nay nhắc lại làm cho mỗi chúng ta ngậm ngùi và hối tiếc.  Đối với người Việt, thì không ít người xót xa cho một Huyền Trân vì chữ hiếu mà đành phải xa quê để đi lấy một người xa xứ.  Nên người sau cảm thông nỗi niềm ấy mà trút cạn lòng mình trong lời ca bi thiết:

 

Nước non ngàn dặm ra đi,

Mối tình chi.

Mượn màu son phấn,

Đền nợ Ô Ly.

Xót thay vì,

Đương độ xuân thì…

 

Đối với người Chăm, thì lại tiếc thay vì một Huyền Trân mà mảnh đất thân thương là hai châu Ô và Lý đành phải vĩnh viễn lìa xa đất tổ.  Hoàng Thái Xuyên viết:

 

Hai châu Ô Lý vuông nghìn dặm,

Một gái Huyền Trân đáng mấy mươi…

 

Việc gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân đã khiến quần thần trong triều Việt xôn xao bàn tán, và dĩ nhiên việc dâng hai châu Ô và Lý làm sính lễ cũng không tránh khỏi nhiều sự bất bình trong thần dân Champa.  Cuộc hôn nhân này quả là một thiên bi hài kịch, gây hệ lụy đau buồn cho nhiều người qua nhiều thế hệ.  Nên những người cầm bút dù là một sử gia, hay là một văn nghệ sĩ muốn mượn câu chuyện tình này làm nguồn cảm hứng để cảm tác một bài thơ, sáng tác một dòng nhạc hay dựng nên một tác phẩm thì cũng hãy nên lấy công tâm mà viết.  Đây là câu chuyện tình lịch sử có liên quan đến hai nước láng giềng khi xưa và hai dân tộc đang sống với nhau trong cùng một cộng đồng bây giờ.  Nên khi viết đừng theo trí nhớ mà diễn đạt, nhưng cần phải tra cứu lịch sử để khi dệt thành văn nó trở nên giá trị đem lại bài học lịch sử cho mọi người, chứ không thì theo trí nhớ mà sai lệch sẽ đem lại nhức nhối cho nhiều người.  Hơn nữa khi viết phải ý tứ trong cách dùng từ, vì đây là một vấn đề nhạy cảm.  Dù sao dân tộc Chăm một thời là thần dân của một vương quốc rất oai hùng đã bị mất, và nay đang sống chung trong cộng đồng của một đất nước Việt Nam.  Từ khi mất nước dân tộc Chăm đã từng sát cánh với dân tộc Việt chiến đấu trong nhiều cuộc chiến khác nhau, cùng gắng công xây dựng một nước Việt Nam vững mạnh thời trước 1975.  Bây giờ một số đã cùng bỏ nơi chôn nhau cắt rốn của mình để cùng đoàn người dân Việt ra đi lưu lạc khắp phương trời, và nơi ấy họ cũng cùng chung sinh hoạt sát cánh với người Việt để xây dựng một cộng đồng hải ngoại vững mạnh ở xứ người.  Còn những ai đang ở lại quê nhà, thì họ cũng đều chịu chung số phận với muôn triệu người Việt khác ở trong cùng hoàn cảnh.  Nên hãy quan tâm đến nhau, giúp đỡ lẫn nhau, dùng ngòi bút đem lại sự cảm thông để hóa giải những bất đồng.  Hầu có thể cùng kéo nhau lại gần hơn nữa trong cuộc sống bươn bả ở quê người, hay là cuộc sống lo âu ở quê nhà.  Chúng ta cần có nhau, người Chăm hay là người Việt, dù ở bất cứ đâu trên quả địa cầu.  Thật chúng ta từ ngàn xưa có những bắt đầu khác nhau, tổ tiên chúng ta sinh ra không cùng chung một vùng địa lý.  Nhưng rồi thì theo cái vận chung của thời cuộc, Trời đã xui cho hai dân tộc cùng sống chung với nhau như láng giềng trên chung một mảnh đất, nên không chi tốt bằng là hãy sống vui khỏe bên nhau để cùng chung hưởng những tốt đẹp mà Trời đã ban cho mỗi chúng ta./.

Posted in: Bút ký - Truyện
Like (4)
Loading...
4
Tawziew
(3)- nguên văn trong kinh thế đại điển tự lục ( nguyên van loại q 41, bản đã dẫn trang 570 và nguyên sử. 210 Chiêm thành tuyện t. 4b là" Hồi hồi tam sảo pháo "... có người dịch súng" Hồi hồi ba ngòi"nói đến súng Hồi hồi ba ngòi là nói đến vũ khí xạ kích có nòng kim loại và dùng thuoc61 nổ . P.Pellio... View More
July 31, 2015
Tawziew
●●● Thành vổ 10 DẶM LÀ HÀNH cung của vua CHIÊM . INDRA-VARMAN TỰ ĐEM ĐẠI QUÂN ĐÓNG Ở ĐÂY ĐỂ ỨNG VIỆN CHO Quân chàm ởTHANH2 GỔ(1) ,TINH2 HÌNH BỐ PHÒNG như vậy đã nói lên quyết tâm chiến dấu của người Chàm. . TRƯỚC KHI TẤN CÔNG vào đồn lủy của CHIÊM THÀNHCUNG4 NHƯ TRONG TẤT CẢ MỌI cuộc chiẾN TRANH XÂ... View More
1
1
August 1, 2015
Tawziew
g/c- hỏa pháo cũng chỉ là một loại máy bắn đá, bắn các chất cháy ( L. Carrington Goodrich anh fêng-shêng: The Early Development Fiirems in China trong Isis, vot. XxxVI. pt 2. N° 104. Jan 1946; phùng - gia Thăng: Hỏa được đích phát minh hòa tay tuyền, Hoa đông nhân dân suất bản xã, 1954) " Hồi h... View More
1
1
August 6, 2015
Tawziew
... chép là Thế- lợi ấn- đức thích ..... kinh thế đại điển tự lục lại chép là lợi - thế- ấn -đức- thích , chúng tôi cho rằng tất cả những chử ... điếu là chép nhầm từ chử Lạt... và như vậy tên người con thứ năm theo Chiêm - Thành tuyện phải là Thế- Lợi Ấn- đức lạt, chúngta thấy đâ là phiên âm tên ti... View More
August 16, 2015