• Yahoo
  • Google
  • Live
  • Live
prancham
by On February 8, 2014
495 views

Ngày 4.2 vừa qua người Chăm tiến hành làm lễ Mở cửa tháp theo đúng phong tục truyền thống của đồng bào Chăm, tiếc rằng tháp chưa được làm lễ mở cửa mà đã bị mở toang để phục vụ cho khách du lịch trong dịp tết Nguyên Đán của người Kinh.

Đoàn chúng tôi gồm các chức sắc Chăm phục vụ cho buổi lễ mở cửa tháp như Po Adhia, Po Bac, Paxeh cùng Inra Jaka, Jayam Padra đến phụ giúp cho nghi lễ và tìm hiểu thêm những phong tục truyền thống của người Chăm. Lúc 7h 30 sáng đến tháp chúng tôi ngỡ ngàng khi cửa tháp đã bị mở toang, một vài khách du lịch người Kinh cũng đã có mặt, ngoài những vị khách sẵn dịp tìm hiểu thêm phong tục và văn hóa Chăm thì còn có những vị khách với những trang phục và thái độ vô văn hóa đến tạo dáng trên những ngôi tháp linh thiêng và vô tư đi qua đi lại trên những khu vực hành lễ.

???????????????????????????????

Cửa tháp mở toang trước giờ hành lễ.

Đối với người Chăm, tháp là nơi thực hiện những lễ nghi tôn giáo như lễ Yuer Yang (tháng 4 Chăm lịch) lễ Katé (tháng 7 Chăm lịch) lễ Cambur (tháng 9 Chăm lịch) và lễ Peh Pabah Mbang Yang (tháng 11 Chăm lịch) và là nơi linh thiêng, bất khả xâm phạm đối với đời sống tâm linh của họ.

Theo đúng phong tục truyền thống, người Chăm có 4 lần làm lễ mở cửa tháp trong một năm theo lịch Chăm như trên và chỉ có Po Adhia cùng Ong Camnai, Muk Pajuw và Ong Kadhar, phải hội tụ đủ 4 vị chức sắc trên lễ mở cửa tháp mới được tiến hành và cửa tháp mới được mở.

Ngày hôm nay, được sự quan tâm của Nhà Nước nên tháp Po Klaong Garai đã được tu bổ và tôn tạo, trở thành điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Ninh Thuận và giao cho Bảo tàng tỉnh Ninh Thuận quản lý.

Tuy nhiên, cùng với việc phát triển du lịch, tăng thu nhập cho tỉnh qua nguồn du lịch thì cơ quan chủ quản tháp cũng cần chú trọng vào việc tạo điều kiện cho người Chăm thực hiện nghi lễ cúng tế trên tháp, tôn trọng phong tục tập quán, tín ngưỡng của người Chăm trên tháp này.

DSCN8078

Ong Camnai trao đổi với bảo vệ tháp vì đơn đã được gởi nhưng tháp vẫn mở toang trước giờ hành lễ.

Theo đúng lịch Chăm ngày 4.2 vừa qua là ngày người Chăm tiến hành làm lễ Mở cửa tháp- Peh Pabah mbang Yang (tháng 11 Chăm lịch), biết trước là trùng với dịp tết của người Kinh nên Ban phong tục Chăm và Hội đồng chức sắc đã gởi đơn đề nghị đóng cửa tháp trước 1 ngày cho Ban quan lý di tích tháp Po Klaong Garai, đơn do chính Ban phong tục viết và ngài Cả Sư trụ trì tháp Po Klaong Garai Đổng Bạ ký gởi trước một ngày, vậy mà đến tháp lúc sáng sớm đoàn người làm lễ vẫn thấy cửa tháp mở toang, điều đó cho thấy rằng tiếng nói của Cả Sư trụ trì tháp và Ban phong tục tế lễ không được coi trọng trên chính ngôi tháp của người Chăm vào đúng ngày người Chăm làm những nghi lễ quan trọng trên đền tháp.

Với người Chăm tháp là một quần thể thiêng liêng của dân tộc, là nơi trú ngụ của Thần Yang Chăm, là nơi để tổ chức các nghi lễ tôn giáo của dân tộc, là niềm tự hào của những người con Champa và là chứng nhân lịch sử còn tồn tại suốt chiều dài lịch sử dân tộc, ngoài tháp Chăm Po Adhia còn là vị Cả Sư mà người Chăm kính trọng, là một vị lãnh đạo tinh thần cao quý. Vậy mà tiếc thay những người và tháp mà cả dân tộc Chăm bày lòng kính trọng, ngưỡng mộ và có vai trò quan trọng nhất trong đời sống tín ngưỡng tâm linh của người Chăm thì Ban quản lý di tích tháp và bảo vệ tháp những người được coi là “ăn nhờ ở đậu” trên di sản thiêng liêng của dân tộc Chăm lại bày tỏ thái độ vô văn hóa, không tôn trọng lời nói của những vị ấy, xem thường nghi lễ, lễ tục của người Chăm trên chính tháp Chăm.

DSCN8080

Chức sắc Chăm chuẩn bị làm lễ Mở cửa tháp.

Qua những quá trình tiếp biến của lịch sử người Chăm đã mất tất cả, chỉ còn lại vài ngôi tháp để thờ tự và cúng kiếng cho trọn đạo hiếu với các bậc tiền nhân Chăm vậy mà những người ăn nhờ ở đậu trên các ngôi tháp Chăm lại là những kẻ vô văn hóa, ăn cháo đá bát khi hàng năm họ thu tiền vé hàng trăm triệu đồng trên những ngôi tháp Chăm vậy mà chỉ vài giờ đóng cửa tháp để người Chăm làm lễ họ lại không quan tâm, không màng đến những tiếng nói của Ban phong tục, cũng như vị Cả Sư trụ trì tháp Po Klaong Garai.

Mong rằng những cơ quan đại diện cho Chăm, mang danh là Chăm dám nói và dám thể hiện những chính kiến để bảo tồn những di sản văn hóa Chăm đang bị cưỡng bức trong hôm nay và mai sau.

Putra Jatrai

Nguon: Gulpataom.com

Be the first person to like this.