• Yahoo
  • Google
  • Live
  • Live
admin
by On April 28, 2014
432 views

GIAI ĐOẠN 1400 – 1471 

1.Chủ trương, chính sách đối ngoại của hai bên. 

Chế Bồng Nga Chết, tướng của Chăm Pa là La khải (La Ngai) thu nhặt tan quân mà rút về từ bỏ cả những vùng đất mà trước kia Chế Bồng Nga đã chiếm được (như vậy lúc này lãnh thổ của Đại Việt trở lại phần biên giới ở Thuận Châu, Hóa Châu). Khi đã rút về nước La Khải tự xưng vương (giành ngôi hai người con của Chế Bồng Nga là Chế Mả-Nô Đả-Nam và Chế San-Nô, hai người này trốn sang cầu cứu Đại Việt và được Đại Việt bổ dụng) tức là Jaya Simhavarman[1] [2]. Đến năm 1401 Jaya Simhavarman V lên nối ngôi,mà sử Việt gọi là Ba Đích Lai[3]. 

Trong khi đó ở phía Đại Việt Hồ Quý Ly được sự ủng hộ của Nghệ Tông nên quyền lực ngày càng củng cố, sau khi mà Nghệ Tông mất năm 1395 thì nhà Trần Hoàn toàn bị Qúy Ly thao túng.Đó là thời cơ để Qúy Ly lật đổ nhà Trần, lập ra nhà Hồ vào năm 1400. Qúy Ly lấy tên nước là Đại Ngu[4]. 

Vừa lên ngôi Hồ Qúy Ly liền thực hiện chính sách liên tục gây chiến tranh với Chăm Pa để chiếm đất và giành lại thế quyền chủ động trong mối quan hệ với Chăm Pa, chủ trương của ông là muốn khôi phục lại vị thế cường quốc trước Chăm Pa, mở rộng đất đai. Nên liên tục trong các năm 1401-1407, Nhà Hồ đã ba lần Nam Tiến đánh Chăm Pa.Về Phía Chăm Pa lúc này trở nên yếu thế họ chỉ biết chống cự, trong cuộc hành quân của quân Hồ năm 1402, vua Chăm Pa buộc phải dâng đất Chiêm Động và Cổ Lũy (nam Quảng Nam và bắc Quảng Ngãi) mà Chăm Pa gọi là Amaravati, để quân Nhà Hồ lui quân[5]. Khi nhà Hồ bị nhà Minh xâm lược, Chăm Pa mới giành lại phần đất này. 

Năm 1406, với danh nghĩa “phù Trần diệt Hồ”, nhà Minh mang quân sang đánh Đại Ngu. Sau một số trận kháng cự, sang năm 1407, cha con Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương bị bắt, Nhà Hồ sụp đổ, kể từ đó Nhà Minh thống trị nước Việt suốt 20 năm. Năm 1418 đất Lam Sơn (Thanh Hóa) có người hào chủ tân là Lê Lợi cầm quân khởi nghĩa sau mười năm thì thắng lợi hoàn toàn đẩy lui quân Minh về nước. Năm 1428 Lê Lợi lên ngôi hoàng đế tức Lê Thái Tổ, thành lập nên Nhà Lê Sơ, lấy tên nước là Đại Việt, đống đô ở Thăng Long. 

Ngay sau đó cả hai nước Đại Việt và Chăm Pa lập lại mối quan hệ hòa bình, điều này được đánh dấu bằng sự kiện vua Chăm Pa vào năm 1427 khi mà Lê Lợi đang dựng cờ khởi nghĩa, xưng là Bình Định Vương có sứ giả Chiêm Thành sang tiếp kiến vương, cống sản vật. Bình Định Vương lúc bấy giờ thiết yến sứ giả rồi lại sai cho ngựa và lụa về,Bình Định Vương lại sai Hà Lật (thiêm tri xu mật viện) đi theo đoàn sang thăm Chăm Pa[6]. 

Sau đó vào năm 1434 Lê Thái Tổ Băng hà, Lê Thái Tông lên thay, năm 1443 Thái Tông mất, Nhân Tông lên ngôi. Năm 1459 Lạng Sơn Vương Lê Nghi Dân cướp ngôi vua Nhân Tông, không bao lâu thì các đại thần như Nguyễn Xí, Đinh Liệt đem quân phế Nghi Dân mà lập Lê Thánh Tông lên ngôi, một ông vua mà lịch sử ghi nhận là anh minh. 

Chăm Pa vào năm 1441 khi vua Ba Đích Lai qua đời, Ma Ha Bì Cái nối ngôi ông vua này đã chủ trương gia tăng các cuộc đánh phá Đại Việt, vua Đại Việt là Lê Nhân Tông đã cho quân đánh Chăm Pa vào năm 1446, bắt Ma Ha Bì Cái và đưa Ma Ha Qúy Lai lên ngôi, ông vua này đã gửi lễ vật sang Đại Việt vào năm 1447, quan hệ hai nước lại tốt đẹp. Nhưng không đước bao lâu thì Qúy Lai bị Ma Ha Quý Đô cướp ngôi vào năm 1449.Qúy Đô lại bị ám sát Trà Duyệt lên ngôi vàò năm 1457, sang năm 1460 Trà Duyệt lại nhường ngôi cho Trà Toàn. 

Trước các hoặc động đánh phá của vua Chăm pa Bì Cái, Lê Nhân Tông chủ trương chinh phạt Chăm Pa và không chế ngôi vua của vương quốc này, sang đến đời Thánh Tông ông lại liên tục yêu cầu Chăm Pa phải dâng thêm cống vật và phụng sự cho vua Lê như với “Thiên Triều”.Vua Trà Toàn không thực hiện điều đó và còn liên tục đem quân sang xâm lấn Đại Việt vào các năm 1468,1469. Để trả lời cho những thái độ này cũa Trà Toàn vua Lê Thánh Tông quyết định chinh phạt Chăm Pa vào năm 1470[7]. 

Tóm lại từ năm 1400 đến năm 1471, chủ trương và chính sách ngoại giao với nhau giữa hai quốc gia hết sức phức tạp từ những chính sách thù địch, chiến tranh vào thời Nhà Hồ, rồi quan hệ hòa bình và giao hảo khi nhà Lê mới thành lập. Cho đến khi Ma Ha Bì Cái lên ngôi vua liên tục đánh phá nước Việt, tào cớ để vua Lê Nhân Tông can thiệp vào Chăm Pa. Cuối cùng là chính sách của vua Lê Thánh Tông chủ trương coi Đại Việt như thuộc quốc, khiến cho vua Chăm Pa trà Toàn liên tục đánh phá nước Đại Việt, dẫn đến cuộc hành quân của vua Lê vào năm 1471 để đánh Chăm Pa, cuộc chiến sẽ làm cho lãnh thổ vương quốc Chăm Pa càng thu hẹp, nơi mà nó chỉ còn tồn tại với danh nghĩa là chư hầu của Đại Việt,cũng chính ở phần lãnh thổ bé nhỏ còn lại đó sẻ ghi nhận sự hấp hối của nó cho đến ngày vương quốc này cáo chung mãi mãi. 

2. Các sự kiện bang giao tiêu biểu 

Giao tranh thời nhà Hồ (1400-1407). 

Vào khoảng năm 1401 khi vừa lên ngôi và lập ra nhà Hồ, Qúy Ly sai Hồ Tùng đi đánh Chăm Pa, nghe lời Đình Đại Trung, cho quân bộ đi đường núi, tách xa hẳn quân thủy, gặp khi nước lũ, tướng sĩ ở giữa đường hết lượng đến 3 ngày, phải nướng cả áo giáp bằng da để ăn. Quân trở về, Tùng do đi đường hiểm, lỡ mất quân cơ, đáng phải xử chém. Nhưng vì có công lao hồi còn tiềm để được tha tội chết, đề làm xã binh[8]. 

Khoảng năm 1401 do sức ép từ nhà Minh Hồ Qúy Lý phải nhường ngôi lại cho con mình tức là Hồ Hán Thương và trở thành thái thượng hoàng. Nhà Hồ phế nhà Trần mà xưng Đế diều này khiên cho dân chúng đương thời rất nhiều người không phục, đặc biệt nhất là triều đại này phải chịu sức ép rất lớn từ Nhà Minh, mà lúc đó do Minh Thành Tổ (niên hiệu Vĩnh Lạc). Chính lúc này nhà Minh không chỉ can thiệp vào nội tình nước Đại Ngu, mà còn sẽ chi phối mạnh mối quan hệ Việt-Chăm Pa. 

Thất bại trong lần tiến quân trước năm 1402 Hán Thương lại sai Đỗ Mãn làm đô tướng, Nguyễn Vị và Nguyễn Bằng Cử làm chiêu thảo sứ, đem đại quân sang đánh. Khi đại binh kéo đến biên giới, Đinh Đại Trung làm tiên phong, gặp tướng Chăm Pa là Chế Thất Nan (Chế Tra Nan), hai bên giao chiến ác liệt. Vua Chăm Pa là Ba Đích Lại hoảng sợ, sai Bố Điền đem dâng các sản vật địa phương và dâng đất Chiêm Động; để xin cho rút quân.Quý Ly bắt Chăm Pa phải dâng cả đất Cổ Lũy nữa. Rồi Qúy Ly đem hai đất ấy chia làm 4 châu là: Thăng, Hoa, Tư và Nghĩa (từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi)[9]. 

Đây là một tổn thất rất lớn của Chăm Pa vì họ đã lại phải từ bỏ thêm một phần đất nữa, mà người Chăm Pa gọi là Amaravati (một tiểu quốc của Chăm Pa). từ nay Chăm Pa mất những vùng đất ruộng màu mở phì nhiêu với khoáng sản phong phú, rời bỏ kinh Đô cũ của nước Chăm Pa mấy thế kỷ trước, nơi đã tích trữ biết bao nhiêu tài sản châu báu. 

Vua Chăm Pa là Ba Đích Lai không từ bỏ như vậy, ông đã cố gửi sứ sang cầu viện vua Minh, báo về việc Đại Ngu sang xâm lấn nước mình, vua Thành Tổ mới cử sứ giả sang gập vua nhà Hồ, nhưng nhà Hồ Hán Thương đã dùng nhiều vật cống cho Thiên Triều vua nhà Minh lờ qua chuyện này(1). Nhà Hồ quyết trả thù Chăm Pa về việc này. 

Năm 1403, Hồ Hán Thương bổ dụng Phạm Nguyên Côi làm đô tướng quân thủy, Hồ Vấn làm phó; Đỗ Mẫn làm đô tướng quân bộ, Đỗ Nguyên Thác làm phó. Quân thủy, quân bộ tất cả 20 vạn, đều phải chịu dưới quyền điều khiển của Nguyên Côi Khi quân đã đến Chăm Pa, sắm sửa nhiều khí giới chiến đấu, bao vây thành Chà Bàn, vì quân đi đã chín tháng, bị hết lương ăn, lại không hạ được thành, nên phải kéo về[10]. 

Đây chính là cuộc giao chiến cuối cùng họ sẽ không còn tồn tại bao lâu nữa, trong những năm 1405-1407 họ phải liên tục kháng chiến chống nhà Minh cho đên ngày mà nhà Minh đặt được nền đô hộ lên đất nước của người Việt (người đứng đầu trong cuộc xâm lược Đại Ngu chính là hai tướng Trương Phù và Mộc Thạch). 

Về phía nam đây chính là cơ may hiếm có của nước Chăm Pa họ vừa thoát được một cuộc chiến tranh xâm lược của Nhà Hồ và có cơ hội chăm Pa lại toàn bộ Amaravati (từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi) vào năm 1407, khi mà nhà Hồ vừa sụp đổ. Ba Đích Lai rất biết ơn vua Minh ông liên tục cử sứ thần sang cống lễ vật cho Thành Tổ trong các năm 1409,1410,1412. Sau khi tiêu diệt nhà Hồ và những nổ lực kháng chiến của nhà Hậu Trần, Trương Phù nghĩ đến việt phải đoại lại khu vực mà nhà Hồ đã chiếm được, khi biến loạn Chăm Pa lấy lại vào năm 1407, Trương Phù xin vua Minh cho Chinh phạt Chăm Pa, nhưng Minh Thành Tổ không chấp nhận, từ đó người Chăm Pa đều đặn dâng cống cho vua Minh. [11]. 

Triều đại nhà Hồ và sau đó là 20 năm thuộc Minh tuy chỉ là một giai đoạn ngắn nhưng chính trong thời kỳ này những sự kiện quan trọng đã diễn ra giữa hại quốc gia láng giềng này. Bên cạnh đó mối quan hệ này càng trở nên phức tạp khi có bàn tay dính liên hệ của Nhà Minh vương triều đang âm mưu thôn tính Đại Ngu, dưới chiêu bài “phù Trần” khi mà nhà Hồ đang phải đối mặt với những áp lực từ trong nước không được sự ủng hộ của dân chúng, nho sĩ đương thời. Đó là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của nó vào năm 1407. 

Vua Lê Thánh Tông chinh phục thành Đồ Bàn và mở mang bờ cõi (1470-1471). 

Dưới ách thống trị của Nhà Minh dân chúng Đại Việt bị bóc lột và đàn áp, khổ sở vô cùng.Những phong trào khởi nghĩa chống lại Nhà Minh bùng nổ, Năm 1418 đất Lam Sơn (Thanh Hóa) có người hào chủ tân là Lê Lợi cầm quân khởi nghĩa sau mười năm thì thắng lợi hoàn toàn đẩy lui quân Minh, khôi phục độc lập, lập ra nhà Lê Sơ. 

Trong giai đoạn đầu Nhà Lê được thành lập quan hệ hai nước trở nên tốt đẹp, vua Chăm Pa lúc bấy giờ vẫn là Ba Đích Lai. Năm 1434 vua Lê Thái Tổ băng hà, Thái Tông còn nhỏ lên nối ngôi người Chăm Pa lại sang cướp Hóa Châu. Người Chăm Pa lấy thuyền đến do xét thực lực Đại Việt, nhân dân Hóa Châu mới chống lại và bắt được hai người Chăm Pa, đem về làm tù Binh, rồi sau cho tha về[12]. Sau này vua Chăm Pa mới lại sai sứ sang mang thư và lễ vật sang cầu phong[13]. 

Không lâu sau thì Vua Chăm Pa Jaya Simhavarman V (Ba Đích Lai) băng hà vào năm 1441 thì Ma Ha Bì Cái lên nối ngôi. Trong những năm 1444,1445 ông hai lần đưa quân sang đánh phá nước láng giềng phía Bắc, vua Lê Nhân Tông (ông lên nối ngôi vua Thái Tông) phải cử các tướng Lê Bôi, Lê Khả (năm 1444), Lê Xí (năm 1445). Cuộc đánh phá liên tục này khiến cho vua Lê phải cử Lê Thụ, Lê Khả dẫn 60 vạn quân đi đánh Chăm Pa năm 1446,(trước đó Nhân Tông đã gửi sứ thần sang Nhà Minh như để dàn xếp với Nhà Minh, để họ giữ vai trò trung lập). 

Quân Nhà Lê tiến vào thành Vijaya (Đồ Bàn) và bắt được Bì Cái đưa về thành Thăng Long và lập người cháu của Bì Cái là Ma Ha Qúy Lai lên nối ngôi. Vừa lên ngôi ông đã mang lễ vật sang dâng cho vua Lê Nhân Tông vào năm 1447, hai năm sau năm 1449 Ma Ha Qúy Đô truất phế Qúy Lai và sai sứ sang Đại Việt, năm 1460 Trà Toàn lên ngôi, đó là vua cuối cùng của Chăm Pa đóng đô ở Vijaya. Vua Lê Thánh Tông lên ngôi năm 1460 nhiều lần yêu cầu vua Chăm Pa phải dâng thêm cống vật và đưa Đại Việt lên vị thế thượng quốc nhưng vua Trà Toàn từ chối và còn xua quân tấn công Đại Việt vào những năm 1468,1469[14] [15]. Năm 1470 Trà Toàn thân hành đem 10 vạn quân thủy,bộ cùng voi ngựa đánh Hóa Châu. Tướng trấn giữ biên thuỳ ở châu Hoá là bọn Phạm Văn Hiển đánh không nổi, phải dồn cả dân vào thành, rồi cho chạy thư cáo cấp về cho triều đình, chính lúc này vua Thánh Tông liền chớp lấy thời cơ đó làm lý do chinh phạt Chăm Pa[16]. 

Trước khi đem đại quân đi thân chinh vua Thánh Tông cho chuẫn bị rất kỹ về chính trị đối ngoại, lực lượng, quân nhu, tinh thần quân, dân Đại Việt[17]. Ngày 16 tháng 11 (âm lịch) vua đích thân cầm 15 vạn thủy quân xuất quân, dọc đường nếu có đi đến đền thờ nao là vua cho dâng lễ tế. Đầu tháng 12 quân của vua tới Thiết Sơn (Nghệ An), đến giữa tháng đó thì vào đất Chăm Pa và cho binh sĩ tập luyện, vẻ lại bản đồ nước Chăm Pa[18]. 

Ngày 5 tháng 2 (âm lịch) Trà Toàn sai em đem viên tướng và 50 ngàn quân kéo đến sát trại quân Việt, ngày hôm sau vua Thánh Tông bí mật sai Lê Hy Cát, Hoàng Nhân Thiêm và bọn Tiền phong tướng quân Lê Thế, Trịnh Văn Sái đem hơn 500 chiếc thuyền, 3 vạn tinh binh, vượt biển gấp,ngày 6 vua bí mật tiến vào cửa biển Sa Kỳ dựng lũy đắp thành để ngăn chặn lối về của giặc, nhà vua còn sai Nguyễn Đức Trung đa quân mai phục dưới chân núi. Người Chăm Pa không biết việc này. Ngày mồng 7, vua tự mình dẫn hơn 1.000 chiếc thuyền, hơn 70 vạn tinh binh ra hai cửa biển Tân Áp và Cựu Tọa. Tướng Chăm Pa tan vỡ, chạy về Chà Bàn. Chạy đến núi Mộ Nô, thì bị quân của Hy Cát đã chặn đường về, giặc cuống cuồng sợ hãi, chạy rẽ ngang trèo qua chân núi cao, xác người, ngựa và đồ quân tư đầy núi đầy đường. Bọn Lê Niệm, Ngô Hồng tung quân ra đánh, chém được một viên đại tướng Chăm Pa, còn thì đều sợ hãi tan chạy cả. Bấy giờ, vua đến Mễ Cần, tung binh tiến đánh, chém được hơn 300 thủ cấp, bắt sống hơn 60 tên. Trà Toàn nghe tin em mình thua chạy, rất sợ hãi, sai người mang biểu tới xin hàng[19]. 

Trong tình thế đó ông liên tục gửi thư đầu hàng vua Lê, nhưng vua Lê không chấp thuận và tiếp tục đánh vào kinh thành Chăm Pa. Ngày 27, vua tự mình đem đại quân đánh phá thành Thi Nại, chém được hơn 100 thủ cấp. Ngày 28, vua tiến vây thành Chà Bàn. Ngày 29, đến sát chân thành vây thành mấy vòng.Ngày mồng 1 tháng 3 hạ được thành Chà Bàn, bắt sống hơn 3 vạn người, chém hơn 4 vạn thủ cấp.Ngày mồng 2, vua thấy đã phá được thành Chà Bàn, liền xuống chiếu đem quân về, vua Trà Toàn bị bắt sống rồi đem quân về kinh sư[20]. 

Như vậy cuộc chinh phạt Chăm Pa của vua Lý Thánh Tông đã thắng lợi trận thắng này có một ý nghĩa hết sức trọng đại trong lịch sử của cả hai dân tộc. Sau trận chiến này cương vục lãnh thổ Đại Việt mở rộng hơn bao giờ hết, vua Lê Thánh Tông sáp nhập phần đất miền Bắc Chăm Pa mà ngày nay là từ vùng đèo Hải Vân-Đà Nẵng đến đèo Cù Mông (Phú Yên) vào lãnh thổ Đại Việt. Đây là lần đầu tiên mà Đại Việt mở rộng lãnh thổ lớn nhất, từ đó Đại Việt sẽ còn tiến xa hơn trong lộ trình mở cõi[21]. 

Chính vì thế cột mốc năm 1471 đã trở thành biểu tượng cho quá trình Nam Tiến của dân tộc và đánh dấu sự chiến thắng quan trọng của Đại Việt trước Chăm Pa trong bước đường chinh phục người láng giềng phía Nam, bởivì sau đó Chăm Pa chỉ còn mà một vùng đất chư hầu của Đại Việt và nhờ chiến thắng này mà Đại Việt sau này sẽ không cần phải khó khăn trong việc sửdụng sức mạnh quân sự để chiến thắng trước Chăm Pa mỗi khi cần cho tới ngày mà vương quốc này sụp đổ hoàn toàn năm 1697. 

Cũng từ lúc này phần lãnh thổ Chăm Pa đã bị mất rất lớn hơn bao giờ hết, nó đồng nghĩa với một sự suy thoái nặng nề của quốc gia này đến mức rơi vào khủng hoảng trầm trọng nhất: 60 ngàn quân và dân Chăm Pa đã chết, 30 ngàn người bị bắt làm tù binh: kinh đô, tông miếu tổ tiên bị tàn phá, lãnh thổ bị mất rất nhiều, khiến cho họ chỉ còn biết co cụm về phương Nam khô cằn, nghèo nàn; nó dẫn đến một sự suy tàn thật sự không còn cứu vãn được của vương quốc này cho đến ngày nó chính thức cáo chung với tư cách một quốc gia độc lập; sự kiện này còn đánh dấu sự suy đồi hoàn toàn của nền văn minh ấn giáo(2), thứ tôn giáo thống trị và chi phối toàn đất nước Chăm Pa, nó dẫn đến sự tan vỡ của một cơ cấu xã hội và tín ngưỡng tồn tại ở quốc gia này suốt từ khi lập quốc, nó làm cho xã hội càng rối loạn, trật tự, rạn nức các chuẩn mực, thiết chế và cơ cấu giúp xã hội tồn tại bền vững cũng bị tan vỡ, dẫn đến sự rời bỏ đất đai, xứ sở để di cư đến Chân Lạp, Mã Lai…hay còn xa hơn thế nữa, của rất đông người Chăm Pa. Thật sự phải nói rằng sự kiện này đã là một báo trước một sự chấm hết trong tương lai không xa của vương quốc Chăm Pa, vấn đề còn lại lúc này chỉ là khi nào mà điều đó sẽ đến. 

3.Quan hệ: kinh tế, văn hóa-xã hội. 

Thương mại và buôn bán hai bên: 

Cho đến hôm nay những tư liệu ghi chép về thương mại và buôn bán của hai nước rất ít, trong giai đoạn từ năm 1400-1471 dù thời gian rất ngắn, thì hai nước có thể có các sự buôn bán qua lại với nhau nhưng chắc là không thể sôi động như thời kỳ Lý – Trần được bởi vì vào thời kỳ này triều đình Nhà Lê thi hành chính sách “bế quan tỏa cảng”, hạn chế trong lĩnh vực ngoại thương với nước ngoài, đối với Champa cũng không ngoại lệ[22]. 

Giao lưu văn hóa – xã hội: 

Trong thời điểm này những dấu ấn, ảnh hượng của Chăm Pa tại kinh thành Thăng Long không còn được nói đến nhiều như giai đoạn trước nữa, nhưng những dấu ấn của những thời kỳ trước ít nhiều vẫn còn những dư âm và hiện diện đâu đó trong kinh thành, như một phần tạo nên văn hóa Thăng Long nghìn năm văn vật: 

+ Bằng chứng là vẫn còn nhiều công trình thời Lê, mang bóng dáng của Chăm Pa như Chùa Châu Lâm (hay chùa Bà Đanh) là để phục vụ nhu cầu tâm linh cho các sứ thần người Chăm Pa đến làm việc tại Thăng Long và sau này trở thành một trong những nơi thờ cúng tôn giáo của cư dân Chăm sống trên đất Việt[23]. 

+ Ngoài ra, thì có rất nhiều nghi vấn liên quan đến ngôi chùa Bà Đá (phố Nhà Thờ, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Tương truyền, đời Lê Thánh Tông ở làng Báo Thiên Tự Tháp có người đào được một pho tượng Phật Bà bằng đá. Người ấy liền dựng một cái miếu để thờ ngay tại nơi đào được tượng. Sau dân làng thấy thiêng mới làm thành một ngôi chùa hẳn hoi, đón sư về cúng bái.Pho tượng Bà Đá đó đã bị mất vào thời Pháp thuộc. Có nhiều các nhà nghiên cứu cho rằng, đây là bức tượng có nguồn gốc từ Phật giáo phương Nam (hay Chămpa), nhưng cho đến nay, do tượng đã bị mất chúng ta chưa thể kết luận chính xác. 

+ Nơi thờ cúng của Hai Bà Trưng nằm ở đền Đồng Nhân, Hà Nội có lẽ cũng đặt ra những nghi vấn. Trong các lễ hội này thường xuất hiện những điệu múa Con đĩ đánh bồng. Điệu múa là cho thấy nhiều yếu tố tâm linh mang tính chất nữ thần đã hòa hợp nhanh chóng với các nữ thần linh nước Việt. Chúng ta có thể thấy Hai Bà Trưng có lẽ là hóa thân của Thiên Yana trong mắt cư dân Chăm ở Đại Việt trong thời gian đầu. Và về sau này, quá trình Việt hóa đã khiến chúng ta khó nhận diện những dấu vết Chămpa đó. Nhưng chắc rằng đã có sự hòa hợp giữa tín ngưỡng thờ Hai Bà Trưng của người Việt với tín ngưỡng thờ bà mẹ xứ sở (Thiên Yana) của người Chăm, để chúng ta ngày nay có vị nữ thần Việt đan xen với những điệu múa mang dấu ấn Chăm pa[24]. 

Trong khi đó khi nhìn về phía nam, chặng đường mở cõi của dân tộc ta thời k&#7923

Be the first person to like this.