• Yahoo
  • Google
  • Live
  • Live
Kaka
by On January 19, 2012
269 views

SẮC MÀU CỦA LỄ HỘI KATÊ CHĂM 

NC News - Lễ hội Katê được tổ chức mỗi năm một lần vào tháng 7 lịch Chăm ( nhằm khoảng tháng 10 dương lịch) để tưởng nhớ các vị Nam thần như Pô Klong Garai, Pô Rôme... Lễ hội diễn ra trên một không gian rộng lớn, lần lượt từ đền tháp ( Bi môm, kalan) - làng (Paley) - đến gia đình (Nga wôm), tạo thành một dòng chảy phong phú, đa dạng. 

        Lễ hội Katê là một lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hóa của người Chăm, là tấm gương phản chiếu sinh hoạt của cộng đồng; nơi hội tụ những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc. Do đó, Lễ hội không mhững gắn với đền tháp cổ kính - nơi ngưng tụ những giá trị kỹ thuật  và mỹ thuật cao nhất của nền văn hóa Chăm mà còn gắn với một phần khác của văn hóa như: Đồ cúng tế, y  phục, nhạc cụ, những bài thánh ca, ca ngợi các vị vua hiền có công với dân, với nước và hát kể về công việc đồng áng, mùa màng, sản vật trăm hoa, trăm quả, trăm nghề. Lễ hội còn xuất trình trước công chúng một nền nghệ thuật ca - múa - nhạc dân gian mang một phong cách riêng biệt, độc đáo.   

        Lễ hội Katê làm lay động lòng người! Lễ hội sẽ đưa những người dự lễ bước lên đỉnh cao của sự thăng hoa, say sưa theo tiếng trống Gi năng, kèn Saranai hòa vào những điệu múa của các cô thiếu nữ Chăm bay khắp cõi trời mơ. Lễ hội Katê chính là giây phút thiêng liêng ngắn ngủi của đời thường đánh thức tháp Chăm cổ kính lặng ngủ dưới lớp bụi thời gian bừng dậy, sáng lòa, tỏa ra trăm sắc ngàn hương, góp phần làm phong phú cho vườn hoa văn hóa của đại gia đình các dân tộc Việt Nam. 

        Lễ hội Katê diễn ra vào ngày mồng 01 tháng 07 Lịch Chăm. Vì lịch Chăm không trùng với Dương lịch nên mỗi năm ngày tháng tổ chức Katê Chăm có xê dịch với ngày tháng của Dương lịch trong khoảng thời gian từ 25/9 đến 5/10 hàng năm. 

        Một ngày, trước khi lễ hội chính thức diễn ra tại các Đền tháp Pô Nưgar, Tháp Pô Klong Garai , Tháp Pô rôme, tại thôn Hữu Đức có tổ chức lễ đón rước y phục giữa người Raglai và người Chăm. Sau đó đến ngày tổ chức Katê ở làng Chăm. Như vậy, Lễ hội Katê diễn ra trong thời gian 3 ngày . Thời gian, địa điểm tổ chức lễ hội cụ thể như sau: 

Lễ đón rước y phục của nữ thần Pô Nưgar ở thôn Hữu Đức (ngày thứ nhất)   

        Lễ diễn ra tại thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, cách thị xã Phan Rang 12km về hướng Tây Nam. 

        Đây là lễ đón rước y phục của Nữ thần Pô Nưgar - Thần mẹ xứ sở của người Chăm gắn liền với nhiều huyền thoại, truyền thuyết. Chính Nữ thần là thủy tổ của người Chăm, đã dạy người Chăm làm lúa, trồng bông dệt vải, và làm lễ hội như ngày nay. Lễ diễn ra tại ngôi Đền thờ ( Danok) trong làng - Đền này được xây dựng vào năm 1942. Nơi đây, du khách sẽ chứng kiến cuộc đón rước, trao báu vật của Nữ thần và giao lưu văn hóa giữa người Chăm và người RagLai. 

Lễ hội Katê ở tháp Pô klông Grai (ngày thứ hai)   

        Lễ diễn ra tại Tháp Pô klong Garai nằm trên ngọn đồi trầu( chơk hala) thuộc phường Đô Vinh, cách trung tâm thị xã Phan Rang - Tháp Chàm 9 km về phía Tây Bắc. Tháp Pô Klong Garai là một tổng thể kiến trúc nghệ thuật bao gồm 3 ngôi tháp: Tháp chính ( Kalan Pô) cao 20,5m bên trong có thờ một tượng vua Pô Klong Garai bằng đá dưới hình thể Mukhalinga ( Linga có gắn mặt thần chủ) và một tượng Bò Nadin bằng đá ở lối ra vào; Tháp cổng ( Kalan tabah bibang) cao khoảng 8,56 m; Tháp lửa ( Thang cuh yang apui) cao 9,31m. Ngoài ra ở phía sau Tháp chính còn có một ngôi miếu nhỏ thờ một phiến đá.  Xung quanh tháp được bao bằng một vòng thành. Tháp được người Chăm xây dựng vào cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIV để thờ vị vua Pô Klong Garai (1151 - 1205) - một vị vua có công với dân, với nước, được người Chăm suy tôn thành Thần thuỷ lợi. Tháp Pô Klong Garai là một cụm tháp hoàn mỹ, đã đạt đến đỉnh cao rực rỡ trong nền nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Chămpa. Tháp được Bộ văn hoá xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật vào năm 1979. Chính vì vậy, nơi đây đã trở thành trung tâm thu hút cộng đồng người Chăm Ninh Thuận trong ngày Hội Katê hàng năm. 

Lễ hội Katê ở tháp Pô Rôme (ngày thứ hai)   

       Lễ hội được bắt đầu diễn ra cùng ngày cùng giờ với lễ ở tháp Pô Klong Garai. Tháp Pô Rôme nằm trên ngọn đồi “ Bôn acho” thuộc thôn Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, cách thị xã Phan Rang - Tháp Chàm 15km về phía Tây Nam. Tháp Pô Rôme được xây dựng vào thế kỷ XVII để thờ vị vua Pô Rôme. Tháp Pô Rôme là một tổng thể kiến trúc gồm có 3 ngôi tháp: Tháp chính, Tháp cổng và Tháp lửa. Nhưng hiện tại chỉ còn lại một ngôi Tháp chính cao 19m bên trong có thờ một tượng vua Pô Rôme bằng đá dưới hình thể Mukhalinga và một tượng thờ hoàng hậu Bia Than Chan bằng đá - người Eđê. Phía sau Tháp chính còn có một ngôi miếu nhỏ thờ tượng Hoàng hậu Bia Than Cih bằng đá - người Chăm. Còn hai ngôi tháp: Tháp cổng và Tháp lửa đã sụp đỗ. Tháp Pô Rôme không cao to bề thế như Tháp Pô Klong Garai nhưng Tháp có một phong cách nghệ thuật riêng biệt - Phong cách Pô Rôme. Tháp Pô Rôme được xem là ngôi Tháp cuối cùng trong lịch sử nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc đền tháp của người Chăm ở Việt Nam. Tháp Pô Rôme còn gắn liền với vị vua Pô Rôme có nhiều huyền thoại, truyền thuyết trong mối tình sử bi đát giữa vua Pô Rôme với công chúa người Eđê - Bia Than Chan và công chúa Ngọc Khoa nước Đại Việt. Tháp Pô Rôme được Bộ Văn hoá xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1992. 

Lễ hội Katê làng Chăm Mỹ Nghiệp (ngày thứ ba)   

        Lễ hội bắt đầu diễn ra tại làng Mỹ Nghiệp. Làng Mỹ nghiệp thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, cách thị xã Phan Rang 12km về phía Đông nam. Làng Mỹ nghiệp có tên Chăm là Caklaing, theo truyền thuyết đây là nơi sinh ra vị vua Chăm Pô Klong Garai. Làng còn có một nghề dệt thủ công truyền thống nổi tiếng có lịch sử phát triển lâu đời. Đây là nghề “ mẹ truyền con nối”, hiện nay có hơn 95% gia đình làm nghề đệt. Mặc dù là nghề thủ công, dệt vải bằng tay nhưng người thợ dệt đã đạt đến trình độ điêu luyện, tinh xảo. Sản phẩm dệt được du khách trong và ngoài nước ưa chuộng. 

        Trong ngày Hội Katê, làng Chăm Mỹ Nghiệp tổ chức Lễ dâng cúng thần làng, tổ sư nghề dệt và tổ tiên. Trong ngày hội họ còn tổ chức nhiều trò chơi như thi dệt vải, đội nước, đá bóng, văn nghệ… Đây thực sự là hội làng hấp dẫn trong ngày hội Katê ở các làng Chăm Ninh Thuận. 

Hành trình về lễ hội katê 
        Người Chăm là một dân tộc thiểu số ở Việt Nam có số dân khoảng 100 ngàn người, sinh sống trên nhiều địa phương như Ninh Thuận, Bình Thuận, An Giang, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh… Trong đó, Ninh Thuận là nơi người Chăm sống lâu đời và đông nhất, chiếm 50% người Chăm ở Việt Nam. Hiện nay họ vẫn còn bảo lưu nhiều phong tục tập quán, nghi lễ hội hè liên quan đến đền tháp. Trong đó có Lễ hội KaTê là lễ hội đặc sắc nhất trong kho tàng văn hóa người Chăm.

Nội dung và ý nghĩa của lễ hội KaTê 

        Lễ hội KaTê được tổ chức mỗi năm một lần vào tháng 7 lịch Chăm. Đây là lễ hội của người Chăm nhằm tưởng nhớ các vị Nam thần như Pô Klong Garai, Pô Rôme… Và tưởng nhớ ông bà tổ tiên, trời đất đã phù hộ độ trì cho con người. Chính vì vậy, lễ hội Katê là biểu hiện một nữa cấu trúc lưỡng hợp  thuộc về dương đối lập với yếu tố âm - Lễ Chabur - Lễ cúng các vị Nữ thần vào tháng 9 lịch Chăm. Sự đối lập, liên kết giữa Nam thần - Nữ thần, giữa Trời - Đất, Mẹ - Cha, Đực - Cái, Vùng cao - Vùng thấp… là nét đặc trưng phổ quát trong nền văn hóa Chăm được thể hiện sâu sắc trên nhiều bình diện như nghi lễ hội hè, ăn mặc màu sắc cho đến loại hình biểu diễn nghệ thuật khác. Tất cả những yếu tố trên toát lên nội dung, hàm chứa một ý nghĩa phồn thực với sự liên kết lứa đôi, cầu mong cho sự sinh sôi nảy nở của con người, vật nuôi, cây trồng… Bản thân lễ hội KaTê chứa đựng cốt lõi nội dung và ý nghĩa ấy. 

Không gian của lễ hội KaTê 

        KaTê là lễ hội lớn của cộng đồng người Chăm. Lễ hội diễn ra trên một không gian rộng lớn, lần lược từ đền tháp (Bi môn, Kalan) - làng (Paley) - đến gia đình (Nga wôm), tạo thành một dòng chảy của lễ hội Chăm phong phú, đa dạng. Trình tự diễn ra lễ hội KaTê người Chăm như sau: 

KaTê ở Tháp Chăm 

        Lễ hội KaTê của người Chăm Ninh Thuận diễn ra ở 3 đền tháp: Đền Pô Nưgar (Hữu Đức), Tháp Pô Rôme (Hậu sanh) và Tháp PôKlong Garai  (Đô vinh, Tháp Chàm). Lễ diễn ra ở cả 3 nơi cùng ngày cùng giờ. Các nghi lễ cơ  bản như nhau, nghi thức hành lễ. Tuy lễ hội diễn ra ở 3 nơi nhưng thu hút được nhiều tín đồ nhất,tổ chức qui mô nhất vẫn là lễ hội KaTê ở tháp Pô Klong Garai. 

Tiến trình lễ hội theo các bước như sau: 

Lễ hội KaTê tại đền tháp được điều hành bởi Ban tế lễ chức sắc đạo Bàlamôn bao gồm: 

- Thầy cả sư (Pô Dhia) trụ trì đền tháp làm chủ lễ 

- Thầy kéo đàn Kanhi (Ôn Kadhar) hát thánh ca 

- Bà Bóng (Muk Payâu) dâng lễ vật lên các vị thần. 

- Ông Từ ( Camưnay) chủ trì lễ tắm tượng. 

- Và cùng một số tu sĩ Balamôn (  Paseh) phụ lễ. 

Lễ vật dâng cúng Katê tại đền tháp bao gồm: 

- 01 con dê 

- 03 con gà làm lễ tẩy uế đất tháp 

- 05 mâm cơm với muối vừng ( lithey thap) 

- 03 cổ bánh gạo và hoa quả. 

Ngoài ra còn có rượu, trứng, trầu cau, xôi chè…   

Sau khi lễ vật đã chuẩn bị xong, ban tế lễ đã sẵn sàng thì lễ hội bắt đầu tiến hành theo các bước sau:

Lễ rước y phục ( Rokaw khan pô yang)  

Tất cả các y phục của vua chúa thờ ở đền tháp Chăm đều do người Raglai cất giữ. Do vậy khi đến ngày lễ Katê thì người Chăm phải làm lễ đón rước người Raglai chuyển y phục về lại các đền tháp Chăm. Đây là nghi lễ mở đầu cho ngày hội diễn ra rất trọng thể. Lễ rước y phục diễn ra ở 3 đền tháp: Đền Pô Nưgar ( Hữu Đức), Tháp Pô rôme ( Hậu sanh) và tháp Pô Klong Garai ( Đô Vinh, Tháp Chàm). Trong đó lễ đón rước y phục Pô Nưgar diễn ra vào buổi chiều, trước ngày hội chính thức ở đền tháp một ngày. Còn lễ đón rước y phục ở tháp Pôrôme và tháp Pô Klong Garai thì diễn ra vào buổi sáng . 

          Mặc dầu 03 đền tháp tổ chức nghi lễ đón  rước y phục trong thời gian khác nhau nhưng nghi thức hành lễ cơ bản đều giống nhau. ở đây chỉ mô tả lại lễ đón rước y phục của vua Pô Klong Garai từ đền thờ vua Pô Klong Garai tại thôn Phước Đồng ( Phước Hậu - Ninh Phước) đến tháp Pô Klong Garai . 

          Trong ngày lễ rước y phục Pô Klong Garai vào buổi sáng tại Đền thờ Pô Klong Garai ở Phước Đồng, đoàn người Raglai đã tập trung đầy đủ, ông Camưnay (ông từ giữ đền) dâng cúng lễ vật rượu, trứng xin phép Thần cho rước y phục về Tháp Pô Klong Garai cúng lễ. Khi lễ đón rước kết thúc thì y phục vua Pô Klong Garai được đưa lên kiệu chuyển về tháp Pô Klong Garai. Trật tự đoàn rước lễ được sắp xếp như sau: Dẫn đầu đoàn là 05 người Raglai; tiếp theo là cả sư (Pô Dhia) chủ trì Đền tháp Pô Klong Garai; Thầy kéo đàn Ka Nhi; Bà Bóng; Đội vũ nhạc; ở chính giữa là kiệu khiêng y phục vua Pô Klong Garai; hai bên là những người cầm cờ và cuối cùng là đoàn người phụ lễ đi theo. 

           Đoàn rước đi trên con đường dài 4km, từ thôn Phước Đồng đến Tháp Pô Klong Garai. Khi đoàn rước kiệu về đến Tháp Pô Klong Garai thì đội múa lễ của đoàn múa mừng trước tháp. Đây cũng là điệu múa mừng khi kết thúc một công đoạn trong nghi thức hành lễ người Chăm. 

Lễ mở cửa tháp ( Pơh băng yang)   

          Sau khi Lễ rước y phục kết thúc thì các tu sĩ xin phép thần Siva làm lễ mở cửa tháp. Lễ này được diễn ra trước cửa tháp, được sự điều hành bởi cả sư (Pô Dhia) và Ông Từ giữ tháp (Ccamưney). Lễ vật cúng xin mở cửa tháp gồm có: rượu, trứng, trầu cau, nước tắm thần có pha trầm hương và các vị hương vị khác. Trong không khí trang nghiêm thầy cúng tế hát cầu lễ thần linh như sau: 

           Chúng con lấy nước từ sông lớn 
           Chúng con đội về tháp cúng thần 
           Thần là thần của trời đất 
           Chúng con lấy những tấm khăn dệt đẹp nhất 
           Lau mồ hôi trên mình, tay chân của thần 
          (Các đoạn thơ được trích và dịch theo kinh hành lễ Katê Chăm) 

           Sau khi đọc xong lời cầu nguyện Ông Camưnay cầm lọ nước tắm thần tạt lên tượng phù điêu thần Siva trên vòm cửa chính của tháp. Tiếp đó, Thầy kéo đàn Kanhi và Bà Bóng tiến đến trước cửa tháp chính ngồi bên tượng bò thần Nadin để hát lễ xin mở cửa tháp. Lời hát lễ có đoạn sau: 

           Hãy xông hương trầm bằng lửa thiêng 
           Hương trầm của người trần dâng lễ 
           Hương trầm bay tỏa ngát không gian 
           Chúng con xin mở cửa tháp cúng thần 
 Khi đoạn hát lễ kết thúc, thì Đoàn lễ tiến vào tháp, Bà Bóng và Ông Từ bắt đầu mở cửa tháp trong khói hương trầm tỏa ra nghi ngút. Lễ mở cửa tháp kết thúc: 

Lễ tắm tượng thần ( Mưney yang) 

            Lễ tắm tượng thần được diễn ra bên trong tháp. Lễ này gồm có thầy cả sư, thầy kéo đàn Kanhi, Bà Bóng, Ông Từ và một số tín đồ nhiệt thành thực hiện. Khi mọi người đã ngồi vào bàn lễ, xung quanh bệ thờ thần thì Bà Bóng rót rượu dâng lễ, Thầy kéo đàn Kanhi bắt đầu hát lễ theo. Bài hát lễ tắm thần có đoạn: 

            Chúng con xin mở cửa tháp tắm thần 
            Chúng con mang nước này từ sông thiêng 
            Xin tắm, gội đầu, rửa tay chân cho thần 
            Xin thần phụ hộ độ trì chúng con 

Trong tháp thầy kéo đàn Kanhi đang hát thì Ông Từ cầm lọ nước tắm lên pho tượng đá, mọi người bắt tay cùng nhau tắm thần. Lúc này những tín đồ nhiệt thành lấy nước từ trên thân tượngbôi lên đầu, lên thân thể mình để cầu sức khỏe, tài lộc, may mắn. 

Lễ mặc y phục cho tượng thần ( Angui khan aw Pô yang)

          Sau khi lễ tắm thần kết thúc thì đến nghi lễ mặc áo cho thần. Lễ thức được tiến hành theo lời hát thánh ca của Thầy Kanhi. Lời thầy hát lễ đến đâu thì y phục thần được mặc vào đến đó. Đầu tiên là lễ mặc váy. Lời thầy hát lễ như sau: 

           Nghe tiếng thác đỗ trên cao 
           Thần Pô Klong Garai mặc váy viền hoa về dự lễ 
           Tiếng thác đổ xuống rì rào 
           Thần Pô Klong Garai mặc áo bào về dự lễ 
           Tiếng thác đổ xuống vịnh sâu 
           Thần Pô Klong Garai đội mão vàng về dự lễ. 
Khi thầy kéo đàn Kanhi hát thì Ông Từ, Bà Bóng mặc váy, áo cho tượng thần. Cứ như vậy cho đến kết thúc bài hát. 

Đại Lễ (Mưliêng yang)

NC News - Sau khi lễ mặc y phục hoàn tất, lúc này tượng thần đã mang trên mình bộ long bào lộng lẫy, thì cũng là lúc vật dâng cúng được bày ra trước bệ thờ. Đại lễ bắt đầu, lúc này cả sư Bàlamôn làm chủ điều khiển nghi lễ, Bà Bóng dâng lễ vật, Thầy kéo đàn Kanhi hát mời các vị thần về dự lễ. Các vị thần được mời là các vị thần có công với dân với nước được dân làng ngưỡng mộ suy tôn như thần Pô Nưgar ( Thần mẹ xứ sở), Thần Pô Klong Garai ( Vua Chăm trị vì năm 1151- 1205), Pôrôme ( 1627- 1651), Pô Par (Tướng quan văn)… Mỗi vị thần được mời về dự thì Bà Bóng dâng lễ vật, Thầy kéo đàn Kanhi hát bài thánh ca, bà con dự lễ chấp tay cầu thần phù hộ độ trì cho nên công của. Lời hát lễ của Thầy kéo đàn Kanhi có đoạn như sau: 

Hát về Nữ thần Pô Nưgar: 

              Thần là Nữ thần xứ sở vĩ đại 
              Thần sinh ra đất nước con người 
              Thần mẹ cho trần gian cuộc sống 
              Thần cho cây cối tốt tươi con người nảy nở 
              Thần mẹ sinh ra cây lúa ruộng vườn tốt tươi 

Hát về thần Pô Klong Garai: 

Posted in: Văn hóa Champa

Be the first person to like this.