• Yahoo
  • Google
  • Live
  • Live
kevin cham
by On February 6, 2015
159 views

Tháp Poklaong GaRai, Ninh Thuận.
* Dân tộc Chăm: Chủ Nhân Trên"di sản phi vật thể"

Di sản phi vật thể là những lễ tục tín ngưỡng và niềm tin liên quan đến đền tháp. Kể từ đó, chủ nhân trên"di sản phi vật thể"của đền tháp này phải thuộc về dân tộc Chăm và do người Chăm quản lý theo truyền thống tín ngưỡng của họ.

Nhân danh chính quyền có trách nhiệm đối với"di sản lịch sử" của quốc gia, nhà nước Việt Nam có quyền đưa ra chính sách nhằm bảo tồn"di sản vật thể"của đền tháp mà người Chăm đang thờ tự, nhưng không có quyền làm chủ trên"di sản phi vật thể"của đền tháp bằng cách thay đổi luật tục, nghi lễ và lòng tin của người Chăm đối với đền tháp của họ.

Dân tộc Chăm là tập thể có quốc tịch Việt Nam nhưng xếp vào thể loại ngoại lệ, không hưởng quyền tự do tín ngưỡng như những người theo Phật Giáo hay Thiên Chúa Giáo. Bằng chứng cụ thể, nhà nước Việt Nam đã tước đoạt quyền quản lý trên các đền tháp nơi mà người Chăm đang thờ phượng qua các chính sách sau đây:

*Quyết định tu sửa đền tháp Chăm nhưng không cần hỏi ý kiến của người Chăm và phong cách kiến trúc có mối liên hệ với tín ngưỡng của dân tộc này.

*Xây dựng các khu dân cư hay Chùa Chiền quanh đền tháp Chăm đã làm phá vỡ không gian tín ngưỡng và phong cách trang nghiêm của đền tháp, nhưng không bao giờ xin quan điểm của bà con Chăm.

*Không cần hỏi ý kiến người Chăm, nhà nước Việt Nam biến đền tháp Chăm thành trung tâm du lịch bằng cách xây dựng hàng rào chung quanh có cổng ra vào để thu tiền khách du lịch, trong khi đó người Chăm phải trả tiền để vào đền tháp của họ và phải đóng góp từng gia đình để có ngân sách hầu tổ chức các nghi lễ hàng năm rất tốn kém trên đền tháp. Chính đó mà người Chăm đã từng than phiền: Việt Nam buộc: "Thần linh Chăm" làm thuê không lương cho khách du lịch.

*Tự tiện mở cửa tháp cả ngày lẫn đêm để phục vụ cho khách du lịch, trong khi đó đền tháp Chăm phải đóng cửa lại sau ngày lễ tục, để thần linh Chăm có giấc ngủ êm đềm theo tín ngưỡng của dân tộc này.

Đền tháp Chăm là trung tâm tín ngưỡng có tập tục riêng không liên hệ gì với chùa Phật Giáo và nhà thờ Thiên Chúa Giáo, nơi mà tín đồ có quyền vào để cầu nguyện hàng ngày. Là di sản của Ấn Độ Giáo, đền tháp Chăm chỉ mở cửa trong những ngày hành lễ có sự hiện diện của giai cấp tu sĩ. Đóng cửa tháp sau khi hành lễ không phải là tín ngưỡng riêng của người Chăm mà là qui luật chung của các đền Ấn Giáo ở Ấn Độ, Bali(Indonesia)... Tiếc rằng, nhà nước Việt Nam xem tôn giáo của người Chăm chỉ là trò mua vui cho thiên hạ bằng cách mở cửa đền tháp ngày đêm cho khách du lịch vào xem để thu tiền. Đây là thái độ "vô văn hóa" đã làm đảo lộn thế giới tâm linh của dân tộc Chăm hôm nay.

*Tại Việt Nam hôm nay, nhà nước Việt Nam công nhận chủ nhân của các chùa Phật Giáo và nhà thờ Thiên Chúa Giáo thuộc về tín đồ của hai tôn giáo này và không bao giờ nhúng tay vào những nghi lễ và quyền quản lý các nhà chùa và nhà thờ này. Tiếc rằng, các đền tháp Chăm trong hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận cũng là nơi thờ tự, nhưng không hưởng các qui chế pháp lý như các chùa Phật Giáo hay nhà thờ Thiên Chúa Giáo.

Có chăng họ nghĩ dân tộc Chăm là tập thể người dân thua trận, không có quyền hưởng những qui chế tín ngưỡng mà nhà nước Việt Nam đã ban cho Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo mà đa số tín đồ là dân tộc việt?.

Tự do tín ngưỡng là quyền thiêng liêng ghi rõ trong hiến pháp Việt Nam. Chính vì thế, nhà nước công nhận rằng chủ sở hữu của Chùa Phật Giáo hay nhà thờ Thiên Chúa Giáo hoàn toàn thuộc về tín đồ của hai tôn giáo này.Họ có quyền mở cửa ra vào lúc nào cũng được, không cần xin phép bất cứ ai.

Ngược lại, đền tháp của dân tộc Chăm do chính quyền Việt Nam canh giữ.Mỗi lần lên đền tháp tế tự, người Chăm phải viết đơn xin phép nhà nước, mặc dù đền tháp này do cha ông người Chăm để lại. Đây là chính sách chiếm đoạt đền tháp của dân tộc Chăm,một hiện tượng đàn áp tôn giáo chưa từng xảy ra trên thế giới.

by Thong Thai Nghiem

Source: facebook.com

Like (1)
Loading...
1