• Yahoo
  • Google
  • Live
  • Live
Khánh Sơn
by On January 11, 2016
327 views


Hôm nay ngày 26-12-2015, đoàn khảo sát do ông kiến trúc sư Tiến sĩ Dennis Holloway Đại học Harvard Graduate School of Design, Ở rio rancho new mexico dẫn đầu , cùng với các em ở trường ĐHNV TP.HCM đã đến DI TÍCH THÁNH ĐỊA CÁT TIÊN. Mục đích cuộc khảo sát lần này nhằm phục dựng hoàn chỉnh 3D di tích THÁNH ĐỊA CÁT TIÊN đưa vào thư viện 3D của UNESCO : United Nations Educational Scientific and Cultural Organization. công việc dự kiến đã thành công ngoài sự mong đợi.
Cát Tiên là một huyện nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Lâm Đồng: phía Bắc và phía Tây giáp tỉnh Bình Phước, phía Đông giáp huyện Bảo Lâm, huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng), phía Nam giáp tỉnh Đồng Nai với sông Đồng Nai làm ranh giới tự nhiên, đây là vùng đất nằm trong các bồn địa của hệ thống núi chuyển tiếp giữa Nam Cao Nguyên với Đông Nam Bộ. Vùng đất này nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm có 2 mùa rõ rệt, mùa khô và mùa mưa với những cánh rừng nhiệt đới rậm rạp, Thể động thực vật phong phú và đa dạng. Dòng sông Đồng Nai còn có tên gọi theo tiếng Mạ là sông Đạ Đờng (dòng sông lớn), hợp lưu của nhiều dòng sông, suối nhỏ bắt nguồn từ dãy Langbiang đổ xuống với dòng chảy uốn lượn quanh co tạo nên những ghềnh, thác hùng vĩ, dòng sông còn là cầu nối giữa đồng bằng hạ lưu và miền núi, cũng là dòng chuyển tải giao lưu kinh tế - xã hội, là điều kiện nuôi dưỡng nền văn hóa phát triển. Quần thể di tích Cát Tiên nằm trong địa bàn huyện Cát Tiên được phát hiện là một trong những nền văn hóa cổ xưa còn tồn tại cho đến ngày nay. Các di tích được tìm thấy nằm trên địa bàn các xã Quảng Ngãi, Đức Phổ, Gia Viễn, huyện Cát Tiên, nằm rải rác dọc theo tả ngạn sông Đồng Nai kéo dài trong phạm vi khoảng 15km.
Việc phát hiện ra khu di tích có quy mô lớn lần đầu được biết đến vào năm 1985, đã được nhiều cơ quan khoa học quan tâm chú ý. Nhiều cuộc điều tra khảo sát được tiến hành, các thông báo khoa học bước đầu về sự hiện diện của khu di tích quan trọng này đã được công bố. Bước đầu nhận thấy đây là khu di tích có quy mô lớn, số lượng phế tích kiến trúc nhiều, nhiều loại hình kiến trúc, công năng, niên đại, chủ nhân rất phức tạp.
Lịch sử phát hiện khu di tích Cát Tiên đến nay trải qua gần ba thập kỷ, đã vượt qua nhiều khó khăn và cũng đạt được nhiều thành quả khai quật, nghiên cứu đáng kể, đó là niềm tự hào lớn của khảo cổ học Lâm Đồng nói riêng và của cả nước nói chung.
Thánh địa Cát tiên là của một tiểu vương thuộc vương quốc Champa xưa. Tôn giáo theo BALAMON. Ấn Độ là quê hương của nhiều tôn giáo lớn. Balamon giáo (Brahmanism hay Hindu) cũng được hình thành ở Ấn Độ khoảng 1500 năm TCN. Đây là một tôn giáo chủ trương thờ đa thần, tam vị nhất thể đó là Brahma – Visnu – Siva trong số hàng loạt các vị thần khác nhau. Kinh thánh của đạo Balamon được viết bằng chữ Sanskrit. Bộ kinh Veda đã nêu lên tư tưởng chuyển đổi từ đa thần sang nhất thần, tin vào một đấng thượng đế tối cao sáng tạo ra vũ trụ, vị thần toàn năng siêu việt đó là Brahma.
Hình tượng hoa sen đã được nhiều tôn giáo khác nhau sử dụng như đạo Balamon, đạo Phật, … Đối với đạo Phật, phật giáo coi hoa sen là loài hoa thánh, thể hiện sự thuần khiết thánh thiện, là một biểu tượng đạt đến đỉnh cao của giá trị tâm linh. Trong tiếng Phạn thì chữ “buồng sen” cũng trùng hợp với “tử cung” đều được gọi là “ulteus”. Sen là một loài hoa thanh tao vừa có hương vừa có sắc, hương thơm của loài hoa này dịu dàng thư thái tượng trưng cho đời sống thanh cao, bởi vì tồn tại trong bùn nhơ nhưng không bị nhuốm bẩn vẫn vươn lên tỏa hương khoe sắc. Ở đạo Phật chúng ta thường thấy tượng của các vị bồ tát thường được tọa trên tòa sen thể hiện sự trang nghiêm, thanh tịnh, thoát khỏi mọi hệ lụy cuộc đời. Các tín đồ phật giáo khi nhìn vào những bức tượng đó, họ sẽ giữ cho tâm hồn mình được lắng đọng, thanh cao trước mọi cám dỗ của cuộc đời. Đối với đạo Balamon, thần thoại Ấn Độ kể rằng thần Brahma được sinh ra trong một bông sen mọc từ rốn của thần Visnu, trong khi thần Visnu đang nằm trầm tư trên lưng con rắn thiêng trôi bồng bềnh trên mặt biển vũ trụ. Nguồn gốc của sự sống và thần Brahma sinh ra từ bông sen đó (theo hình thức thể hiện tam vị nhất thể thì: thần Brahma – Visnu – Siva là một). Trong đó thần Brahma là thần sáng tạo, thần Visnu là vị thần bảo tồn, thần Siva là thần hủy diệt (nhưng sự hủy diệt của thần Siva là hủy diệt cái cũ để sáng tạo ra cái mới mang ý nghĩa tái sinh). Do vậy hoa sen ở thời điểm này mang ý nghĩa luân hồi. Ngay bản thân quá trình phát triển của loài hoa này cũng thể hiện được sự luân hồi, cánh hoa nở tượng trưng cho quá khứ, đài sen tượng trưng cho hiện tại và hạt sen tượng trưng cho tương lai. Mặt khác, sen là loài hoa có nhiều hạt tựa như nhiều con cái. Có thể vì thế người xưa đã dùng biểu tượng hoa sen để biểu đạt ý nghĩa phồn thực, sự sinh đẻ siêu nhiên, con cháu đông vui. Người Ấn Độ cổ đại đã lấy hình tượng hoa sen tượng trưng cho nữ/âm (yoni). Ngoài ra, hoa sen còn mang ý nghĩa về sự no đầy, phồn vinh, phúc lộc, trường thọ. Từ ý nghĩa như vậy người Ấn Độ theo Balamon giáo khi vẽ Linga thường bố trí ở trên các cánh hoa sen hoặc dùng hoa sen để làm vật trang trí bên cạnh các thần như là một biểu tượng của Yoni (âm vật) để thể hiện sự hài hòa âm dương… Từ trong tâm thức của người Ấn Độ như vậy, hình tượng hoa sen đã được đưa vào kiến trúc đền tháp, dùng làm biểu tượng thờ cúng.
Khi văn hóa Ấn Độ lan tỏa sang các khu vực lân cận đã mang theo tôn giáo Ấn Độ sang khu vực xung quanh thông qua các hoạt động thương mại bằng đường biển, các quốc gia Champa, Phù Nam, Chân Lạp, … đã tự nguyện tiếp nhận nền văn hóa này. Giáo sư Phạm Đức Dương khi nghiên cứu về văn hóa Đông Nam Á đã viết: “ Nền văn hóa Ấn Độ được lan tỏa sang Đông Nam Á bằng con đường truyền bá tôn giáo một cách hòa bình. Vì vậy nó được tiếp nhận một cách tự nhiên và để lại dấu ấn không thể phai mờ trong tiến trình lịch sử văn hóa Đông Nam Á. Chính nơi đây đã tiếp nối và làm sống dậy nền văn hóa Ấn Độ và đôi khi những thành tựu phát sinh của ngoại Ấn đã vượt cả nguyên bản”.
Sau một ngày khảo sát thực địa, với sự làm việc cật lực của tiến sĩ DENNIS HOLLOWAY công việc dự kiến đã thành công ngoài sự mong đợi.
Đường đến với Di tích Cát Tiên từ Đà Lạt theo quốc lộ 20 về TP. Hồ Chí Minh đến cây số 140 thuộc địa bàn thị trấn Madaguoi, huyện Đạ Huoai, rẽ phải theo đường tỉnh lộ 721 đi vào khoảng 32km băng qua những sườn núi thấp, những thung lũng nhỏ hẹp kế tiếp nhau nằm ven thượng nguồn sông Đồng Nai, qua địa bàn huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh đến Dốc Khỉ địa đầu của huyện Cát Tiên, chúng ta sẽ bắt gặp di tích đầu tiên của quần thể di tích lịch sử rộng lớn này. Đồi khỉ là tên gọi của ngọn đồi cao hơn 50m, nằm ở vị trí cuối của dải đồi thấp chạy theo hướng Bắc - Nam tiếp giáp sông Đồng Nai tạo thành địa giới tự nhiên của hai huyện Cát Tiên và Đạ Tẻh. Từ đây sẽ bắt gặp toàn bộ di tích.
Ngoài ra cũng có thể đến với di tích Cát Tiên từ Tp. Hồ Chí Minh theo quốc lộ 20 đi Đà Lạt đến ngã ba Madaguoi rẽ trái theo đường tỉnh lộ 721 và qua hướng Tây từ quốc lộ 14 qua tỉnh Bình Phước đến ngã ba Sao Bọng rẽ theo đường tỉnh lộ trên huyện Bù Đăng – tỉnh Bình Phước, qua cầu Phước Cát – Cát Tiên đến xã Đức Phổ sẽ gặp di tích đầu tiên, đường đi tương đối thuận lợi, đã có cầu Phước Cát nối 2 tỉnh Lâm Đồng và Bình Phước. Đây là sự thuận lợi lớn cho thông thương qua lại của 2 tỉnh không những về kinh tế mà còn là sự giao lưu về văn hóa và du lịch.
Khu di tích Cát Tiên thuộc Thôn 1- xã Quảng Ngãi - huyện Cát Tiên - tỉnh Lâm Đồng có tọa độ địa lý 11031’45,4’’ vĩ bắc và 107023’53,4’’ kinh đông, được phát hiện năm 1985. Đến năm 1986, Bảo tàng Lâm Đồng kết hợp với Trung tâm nghiên cứu Khảo cổ học thuộc Viện KHXH Tp. Hồ Chí Minh đã tổ chức cuộc điều tra, thám sát trên một vệt dài dọc theo tả ngạn sông Đồng Nai từ xã Đức Phổ đến xã Quảng Ngãi. Ngay từ đợt thám sát này các nhà khảo cổ học đã nhận thấy “Di tích Cát Tiên là di tích kiến trúc có quy mô lớn và có vị trí quan trọng trong việc nghiên cứu các nền văn hoá cổ ở Nam Bộ, có niên đại khoảng TK VII-X sau công nguyên” (Bùi Chí Hoàng - Phạm Quang Sơn 1986). Sau nhiều đợt thám sát, nghiên cứu các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều dấu hiệu di tích phân bố rải rác trong phạm vi 15 km dọc theo tả ngạn sông Đồng Nai từ xã Quảng Ngãi đến xã Đức Phổ. Di tích được khai quật vào các năm 1994, 1995, 1996, 1997 tại các gò 1A, 2A, 2B và gò 5 do Bảo tàng Lâm Đồng phối hợp với Viện khảo cổ học Việt Nam tiến hành, những cuộc khai quật này đã làm xuất lộ một số phế tích đền tháp lớn như phế tích đền tháp 1A, 2A với nhiều hiện vật có giá trị nghiên cứu. Sau các cuộc khai quật này, di tích Cát Tiên đã trở thành một di tích khảo cổ học được các nhà khoa học trong và ngoài nước cũng như các ngành các cấp của tỉnh Lâm Đồng đặc biệt quan tâm, năm 1997 di tích được Nhà nước xếp hạng là Di tích quốc gia. Sau Hội thảo khoa học Di tích khảo cổ học Cát Tiên lần I năm 2001. Trong các năm 2001, 2002, 2003, 2006 các cuộc khai quật do Trung tâm khảo cổ học thuộc Viện khoa học xã hội Tp HCM phối hợp với Bảo tàng Lâm Đồng đã làm xuất lộ thêm nhiều phế tích kiến trúc lớn như kiến trúc nhà dài 2C, 2D, gò số 3, số 7, kiến trúc 6A, 6B và 8A, 8B cùng nhiều hiện vật mới lạ có giá trị nghiên cứu, đặc biệt là tìm thấy một mộ chum theo phân tích C14 có niên đại thế kỷ IV Sau công nguyên. Niềm vui lớn nhất của các nhà khảo cổ học là trong đợt khai quật năm 2006 đã tìm thấy nơi sản xuất gạch (thuộc cánh đồng Bảy Mẫu, Thôn 1, Xã Quảng Ngãi) phục vụ xây dựng các công trình kiến trúc tại di tích này.
Khu di tích Cát Tiên qua những lần khai quật đã khẳng định giá trị về sự phong phú và đa dạng, các công trình ở đây ngoài quy mô lớn về kiến trúc còn phong phú về hiện vật bao gồm nhiều loại hình, nhiều hiện vật khác nhau có giá trị thẩm mỹ cao và có chung tính chất là phục vụ mục đích tôn giáo. Căn cứ vào loại hình kiến trúc và các hiện vật tìm thấy, các nhà khoa học đã khẳng định đây là một trung tâm tôn giáo lớn ảnh hưởng Ấn độ giáo của vùng đất Phương Nam thời bấy giờ, tương tự như trung tâm tôn giáo Mỹ Sơn (Quảng Nam) của dải đất miền trung. Qua nhiều năm tháng thăng trầm, những công trình kiến trúc ở đây bị đổ nát hoang tàn chìm dưới tán cây rừng nhiệt đới hay dưới đất sa bồi của sông Đồng Nai qua những mùa mưa lũ.
Quần thể di tích Cát Tiên là quần thể kiến trúc được xây dựng chủ yếu bằng gạch đá, bình đồ kiến trúc được xây dựng theo hình vuông hoặc hình chữ nhật có chung đặc điểm là cửa chính đều quay về hướng Đông, ở các đền tháp khi khai quật đều tìm thấy các vật thờ như bộ ngẫu tượng Linga - Yoni, các hiện vật thu được như: sắt, bạc, đồng, các mảnh kim loại màu vàng có chạm khắc hình ảnh các vị thần và các vật linh, các tượng thần Balamon giáo như Ganesa, Shiva, Vishnu và nhiều mảnh gốm…Qua những kết quả khai quật bước đầu đã mang lại nhiều thông tin khoa học: sử học, dân tộc học, kiến trúc, nghệ thuật, …
Đáng tiết nhất các nhà khai quật di tích này chủ yếu là muốn tìm ra những cổ vật quí, vô tình đã làm cho cả quần thể thành một đống gạch đổ nát....
https://drive.google.com/…/0B6PpmL7vNIh-S042dDFOeFhJW…/view…

Like (1)
Loading...
1
mydung
thanks anh [x=565]Khánh Sơn[/x]
January 14, 2016