Blogs
Categories
Tin từ Hoa Kỳ cho biết buổi cơm thân mật để yểm trợ cho chương trình Chăm bản địa do Hội Đồng Phát Triển Champa tổ chức vào ngày 4-9-2016 tại San Jose (Csalifornia) đã diễn ra trong bầu không khí vô cùng thân mật nhưng đầy phấn khởi với tay bắt mặt mừng đón chào nhau để nối kết lại tình huynh đệ giữa người Chăm đồng tộc, cùng nguồn gốc văn hoá và lịch sử.
Nối kết lại tình huynh đệ giữa người Chăm
Sau hai thập niên khủng hoảng phát xuất từ những yếu tố hiểu lầm và nghi kỵ nhau, cộng đồng Chăm tại hải ngoại hôm nay đã quên đi những buồn phiền trong quá khứ, gạt bỏ mọi chủ thuyết gia đình trị và phe nhóm trị để cùng nhau chung vui trên bàn tiệc, nối kết lại tình huynh đệ của người Chăm đồng tộc và quyết tâm ủng hộ cho cuộc vận động đấu tranh đòi quyền “tự quyết” và “tự quản” của Chăm bản địa phù hợp với Tuyên Ngôn của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam là quốc gia đã ký vào hiến chương này vào năm 2007, nhất là yêu cầu nhà nước Việt Nam phải công nhận người Chăm, Tây Nguyên và Khmer Krom là thành phần dân tộc bản địa chứ không phải dân tộc thiểu số như người Hoa, Ấn… tại Việt Nam hôm nay.
Buổi cơm thân mật này tập trung hơn 170 thành viên tiểu biểu cho tất cả hội đoàn Chăm tại hải ngoại, như Kevin Champa (IOC-Champa), Yasin Ba (Hội Bảo Tồn Văn Hoá Champa), Ba Van Dong (Hội Văn Hoá Truyền Thống Champa), Andy Kiều (Cộng Đồng Muslim Chăm San Jose), Thành Phú Bá (Hội Palei Dana-Palei Kraong), Bá Văn Dư (Hội Thanh Niên Chăm Palei Ram), v.v. Sự hiện diện của những thành viên tiêu biểu trong buổi tiệc này đã chứng minh ý thức hệ đoàn kết của dân tộc trên chặng đường đấu tranh đòi quyên cơ bản của dân tộc Chăm bản địa. Và buổi cơm này đã diễn ra trong bầu không khí vừa vui nhộn và vừa thân mật, tiềm chứa một niềm hy vọng tràn trề về mục tiêu đấu tranh có chính nghĩa của dân tộc Chăm mà Tuyên Ngôn của Liên Hiệp Quốc đã dành cho họ trong điều 3 và 4:
Điều 3 Các dân tộc bản địa có quyền tự quyết. Theo quyền đó, họ được tự do quyết định vị thế chính trị và tự do theo đuổi sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa của họ.
Điều 4 Trong khi thực hiện quyền tự quyết, các dân tộc bản địa có quyền tự trị hay tự quản trong những vấn đề liên quan đến các công việc nội bộ và địa phương của họ, cũng như những cách thức và phương tiện để hỗ trợ về tài chính việc thực hiện những chức năng tự trị của họ.
Những chính khách đáng chú ý
Buổi cơm thân mật do Hội Đồng Phát Triển Champa tổ chức, với sự hiện của 4 chính khách đáng chú ý:
• Thạch Tan Dara, gốc Khmer Krom, tốt nghiệp đại học Bỉ (Belgium), người đã từng phục vụ trong chính quyền Kampuchia trước năm 1975. Hôm nay ông là chủ tịch của Hội Đồng Bản Địa Việt Nam (CIP-TCN) tập trung 3 dân tộc: Chăm, Tây Nguyên và Khmer Krom có trụ sở tại Nord Carolina, Hoa Kỳ.
• Nay Rong, gốc Jarai (Tây Nguyên), tốt nghiệp quốc gia hành chánh và cựu trưởng ty phát triển sắc tộc dưới thời Việt Nam Cộng Hoà, đã từng điều hành nhóm vũ trang Tây Nguyên vượt biên sang Thái Lan sau ngày sụp đổ của chế độ Sài Gòn vào năm 1975,
• Moktar Sklar, luật sư quốc tế nhân quyền đã từng phục vụ nhiều năm tại văn phòng Liên Hiệp Quốc (Geneva) và cũng là người cố vấn cho Hội Đồng Bản Địa Việt Nam (CIP-TCN).
Buổi cơm bản địa ngày 4-9-2016 đặt dưới sự khai mạc của Andrew Tu, chủ tịch Hội Đồng Phát Triển Champa, tiếp theo là diễn văn của 4 chính khách.
Trong nội dung bài diễn văn của Tan Dara, Nay Rong và Ts. Po Dharma, ba chính khách này đều nhấn mạnh rằng Việt Nam là quốc gia đã ký vào Tuyên Ngôn của Liên Hiệp Quốc về quyền của dân tộc bản địa, nhưng không bao giờ tôn trọng chữ ký của mình bằng cách công bố cho rằng không có dân tộc bản địa tại Việt Nam hôm nay. Đây là điều vô cùng phi lý chưa từng xảy ra trên thế giới. Chính vì nguyêm nhân đó, ba dân tộc Chăm, Tây Nguyên và Khmer Krom phải vùng dậy đòi quyền cơ bản mà Tuyên Ngôn đã dành cho dân tộc bản địa trên thế giới.
Ls. Moktar giải thích về quyền của dân tộc Chăm bản địa
Buổi cơm ngày 4-9-2016 có sự hiện diện của ông Moktar Klar, luật sư quốc tế nhân quyền đã từng phục vụ tại văn phòng Liên Hiệp Quốc (Geneva). Trong buổi thuyết trình, Ls. Moktar cho rằng dân tộc Chăm, Tây Nguyên và Khmer Krom là tập thể mà Liên Hiệp Quốc đã công nhận chính thức là thành phần dân tộc bản địa tại Việt Nam chứ không phải là nhóm người thiểu số. Sự hiện hiện của phái đoàn Chăm, Tây Nguyên và Khmer Krom tại diễn đàn thứ 9 của Liên Hiệp Quốc vào tháng 7-2016 vừa qua là thí dụ điển hình. Đây là bước thành công đầu tiên trong cuộc vận động đấu tranh của 3 dân tộc này. Nhưng dân tộc Chăm, Tây Nguyên và Khmer Krom phải bước vào giai đoạn thứ hai gây go và khúc mắt hơn, đó là đấu tranh làm thế nào để chính quyền Hà Nội phải thay đổi chính sách bằng cách ban cho 3 dân tộc này quyền “tự quyết” và “tự quản”.
Để làm áp lực với chế độ Việt Nam, Ls. Moktar cho biết qua các cuộc tiếp súc tại Geneva vào tháng 7 năm 2016, Liên Hiệp Quốc đã chấp nhận trên nguyên tắc sẽ tổ chức một buổi điều trần dành riêng cho dân tộc Chăm, Tây Nguyên và Khmer Krom tại trụ sở Liên Hiêp Quốc vào tháng 3-2017 nhân dịp có phiên hợp của Hội Đồng Nhân Quyền, cơ quan tối cao Liên Hiệp Quốc có trách nhiệm giải quyết những hồ sơ liên quan đến vần đề bản địa.
Nhân dịp này, Ls. Moktar kêu gọi dân tộc Chăm phải đến tham gia đông đảo với bộ đồng phục và nhạc khí Chăm bản địa để tuyên dương ý chí đấu tranh của mình trong trụ sở của Liên Hiệp Quốc hầu gây áp lực với chính quyền Việt Nam có mặt trong phiên hợp của Hội Đồng Nhân Quyền vào tháng 3-2017 sắp tới. Theo Ls. Moktar, Liên Hiệp Quốc không thể giúp gì cho người Chăm bản địa, nếu dân tộc này không biểu lộ ý chí đấu tranh của mình.
Tinh thần yêu nước cao độ của dân tộc Chăm bản địa
Nhìn qua không gian của hội trường vào ngày 4-9-2016, người ta có cảm giác rằng đây không còn là buổi cơm thân mật của người Chăm đồng hương nữa mà là ngày hội tụ giữa người Chăm tại hải ngoại để bày tỏ ý chí đấu tranh và lòng hy sinh cao độ của mình đối với dân tộc và quê hương đổ nát. Chỉ cần đôi lời của ban tổ chức kêu gọi đóng góp cho chương trình Chăm bản địa, các bà con Chăm vô cùng hớn hở dơ tay tình nguyện bảo trợ cho buồi cơm. Nếu một số người ủng hộ từ 100 đô cho đến 500 đô, thì một số người khác cũng không ngần ngại thi đua nhau ủng hộ cho chương trình Chăm bản địa từ 600 đô cho đến 1200 đô, với bao niềm hảnh diện và phấn khởi, vì họ muốn bày tỏ lòng yêu thương dân tộc và quê hương đổ nát của mình. Chỉ cần vài phút, bà con đã ủng hộ cho chương trình Chăm bản địa hơn 22 ngàn đôla. Đây là sự hy sinh vô cùng lớn lao, cao quí và đáng trân trọng chưa từng xãy ra trong lịch sử của người Chăm định cư tại hải ngoại hơn 3 thập niên qua.
Kết luận
Buổi cơm thân mật ngày 4-9-2016 là ngày biểu tượng cho ý chí đoàn kết của dân tộc Chăm hải ngoại, chấp nhận bỏ qua những buồn phiền trong quá khứ để cùng nhau chung vai sát cánh hầu cưu mang dân tộc Chăm ra khỏi nạn diệt chủng trong thế kỷ thứ 21 này, không phái vì súng đạn của chiến tranh mà là phát xuất từ chinh sách Việt Nam tìm mọi cách để đồng hoá dân tộc Chăm.
Tuyên ngôn của Liên Hiệp Quốc là văn bản pháp lý dành cho dân tộc Chăm có quyền “tự quyết” và “tự quản”. Tiếc rằng, không có cơ quan nào hay quốc gia nào trên thế giới này có thể cưu mang dân tộc Chăm, nếu chính bản thân người Chăm không ý thức vùng dậy đấu tranh để đòi quyền cơ bản của mình dưới lá cờ của Liên Hiệp Quốc về Quyên của Dân Tộc Chăm Bản Địa ban hành vào năm 2007.
Người Chăm có câu: mayah katal hâ njep garaw (ngứa mình thì người đó phải tự gải).
|
Source: Champaka.info