• Yahoo
  • Google
  • Live
  • Live
prancham
by On October 27, 2016
378 views

 

Tác giả: Nguyễn Duy Chính

MỞ ĐẦU

Thanh sơn y cựu tại

Kỷ độ tịch dương hồng1

青山依舊 在

幾度夕 陽紅

Núi xanh như cũ còn đây,

Chiều buông ráng đỏ đã thay bao lần.

Nhìn vào cuộc Nam Tiến của dân tộc Việt Nam, những vương quốc bị xâm lấn không hẳn đã vì kém văn minh, mà trái lại có những thời đại huy hoàng sớm sủa hơn chúng ta nhiều. Những công trình gần đây nghiên cứu về người Chiêm Thành (Chăm) và người Chân Lạp (Khmer) đã chứng tỏ điều đó.

Riêng về người Chăm, những di tích của vương quốc này cho thấy họ đã hình thành được một xã hội qui mô khá sớm sủa. Vào thế kỷ 17, 18 khi quốc sử coi như đã đặt một dấu chấm hết cho vương quốc Chiêm Thành thì trong các tài liệu của những nhà nghiên cứu ngoại quốc, người ta vẫn còn ghi nhận một khu vực được coi như giang sơn riêng của người Chăm – ít ra cũng bán độc lập với giang sơn của chúa Nguyễn được gọi là Đàng Trong. Một điều chắc chắn, sự tan biến của quốc gia này không đơn giản chỉ là xoá sổ một chính quyền như nhiều trường hợp trong quá khứ, cũng không phải chỉ là thay tên đổi họ của một triều đại.

Tuy ngày nay cái tên Chiêm Thành chỉ còn trong sách vở, ảnh hưởng của văn hoá Champa còn tồn tại hầu như khắp mọi sinh hoạt, hiển hiện cũng có, lẩn khuất cũng có nơi một phần lớn văn hoá miền trung và miền nam. Ảnh hưởng đó ít ai để ý vì trong các nghiên cứu, chúng ta đặt nặng việc khai thác các tài liệu của người Việt (thường gọi là người Kinh) mà ít quan tâm đến văn minh và di sản của các dân tộc khác đã một thời sống chung trên cùng một mảnh đất.

Có tác giả cho rằng mặc dầu người Việt đã đồng hoá được nhiều dân tộc khác bằng tiếng nói nhưng ngược lại, trong khía cạnh sinh hoạt và văn hoá chúng ta lại thu nhập khá rộng rãi tập quán của nơi quê hương mới đến cư ngụ, biến đổi cho phù hợp thành tài sản của mình.

Gần đây, một số học giả trong nước cũng như ngoài nước đã bắt đầu những khảo sát tương đối khoa học hơn về vương quốc Champa, không chỉ giới hạn vào những công trình mỹ thuật còn tồn tại mà đào sâu vào văn hoá đặc thù của người Chăm để lượng định lại những đóng góp trong hơn 1000 năm lịch sử của họ.

LỊCH SỬ

Nghiên cứu về Chiêm Thành bị nhiều giới hạn. Tuy đế quốc Champa đã tồn tại trong một thời gian dài để lại nhiều công trình qui mô đáng chú ý nhưng phần lớn đã bị hủy hoại theo thời gian và cả những triệt hạ cố ý của nhiều triều đại người Việt nên ngày nay tài liệu về họ còn rất ít. Tổng hợp những ghi chép trong sử nước ta, Campuchia, Trung Hoa và một số văn bia bằng tiếng Sanskrit còn sót lại chỉ cho chúng ta một khái lược về lịch sử dân tộc Chăm, nhiều thời kỳ bị đứt quãng chưa có câu trả lời thoả đáng. Tuy chưa đầy đủ mọi chi tiết nhưng những công trình nghiên cứu gần đây cũng giúp chúng ta cũng hình dung được phần nào thời oanh liệt của một dân tộc nay chỉ còn là thiểu số trên chính quê hương họ.2

Đế quốc Champa trước nay vẫn được coi là một quốc gia trong khối bị Ấn hóa (Indianized states) ở Nam Á bao gồm một khu vực rộng từ Miến Điện sang Vân Nam dọc xuống Thái Lan, Mã Lai, Indonesia, Java, Cambodia, và Champa. Khu vực đó có nhiều đặc tính chung, về mỹ nghệ cũng như văn học. Nhìn một các tổng quát, ngay cả khu vực miền Bắc Việt Nam thời thái sơ cũng có chung một mẫu số và có lẽ chỉ biến dạng sau khi khu vực này bị sáp nhập vào lãnh thổ Trung Hoa trong hơn 1000 năm và liên tiếp bị pha trộn bởi nhiều đợt di cư của người Hán tràn xuống nảy sinh nhiều xung đột giữa dân bản địa với dân di cư.

Trong một thời gian dài, các sắc dân vùng Đông Nam Á liên tục nổi lên chống lại, đáng kể nhất là các dân tộc ở tây và nam Trung Hoa khiến các triều đình đời Hán, Đường phải hao binh tổn tướng rất nhiều. Các dân tộc ở miền nam cũng thường tấn công lên vùng đất mới của Trung Quốc – tức miền Bắc nước ta ngày nay – để giành đất và người Trung Hoa ghi lại như những đám giặc bể “vào cướp pháGiao Chau” được nhắc đến trong sử nước ta thời Bắc thuộc.3

Thời kỳ đó, dọc theo duyên hải Việt Nam có rất nhiều dân tộc khác nhau sinh sống, bao gồm cả những nhóm thiểu số trên một vùng cao nguyên rộng lớn phía tây giáp tới sông Mékong, nên khi tập hợp được để hình thành một quốc gia đã mang vẻ dáng của một cộng đồng hợp chủng. Ưu điểm của cơ chế này là khi một chính quyền sử dụng được sức mạnh tổng hợp thì rất mạnh nhưng nếu chia rẽ đánh lẫn nhau thì lại dễ dàng bị người ngoài thôn tính. Những sinh hoạt cơ bản của họ cũng gần gũi hơn với văn hoá hải đảo chứ không bị ảnh hưởng nặng từ phương bắc.

Trong nhiều thế kỷ nội thuộc nước Tàu, Việt Nam bị giam hãm trong vai trò phụ thuộc về địa lý và chính trị, một khu vực để khai thác tài nguyên cung ứng cho chính quốc nên tuy trên danh nghĩa là một quận huyện của Trung Hoa nhưng vẫn bị coi là man di chứ không bình đẳng với họ. Trái lại, bên kia “cot đong Ma Vien”4 ở biên giới cực nam, những dân tộc sống ngoài vòng cương toả của người Tàu đã có cơ hội phát triển khá cao về thương mại và kinh tế. Nhiều chứng tích cho thấy ngay từ những thế kỷ đầu tiên của Công Nguyên thương nhân Nam Á đã qua lại buôn bán dọn đường cho ảnh hưởng Ấn Độ về chính trị, tôn giáo và sinh hoạt xã hội. Sự thịnh vượng vật chất cũng giúp cho họ có điều kiện phát triển trên lãnh vực tinh thần trong đó mỹ nghệ, điêu khắc, kiến trúc, âm nhạc có nhiều nét nổi bật.

 Untitled 1

Carte du Royaume de Siam (bo phan) (Placide de Sainte Hélène, 1649-1734)

Bản đồ vương quốc Xiêm La do Placide, một giáo sĩ dòng Augustine hoạ tại Paris năm

1686 (hiện tàng trữ tại Paris)

Mapping the Silk Road and Beyond, tr. 108

Untitled 2

Insulae Mollucae (bo phan) (Petrus Plancius, 1552-1622)

Bản đồ Quần đảo Molucca do Plancius, một chuyên gia bản đồ ở Amsterdam hoạ tại

Hoà Lan năm 1594 (hiện tàng trữ tại Amsterdam)

Mapping the Silk Road and Beyond, tr. 88

Untitled 3

India quae Orientalis dictitur et Insulae Adiacentes (bo phan)

(Willem Gianszoon Blaeu, 1571-1638)

Bản đồ Ấn Độ và các đảo lân cận vùng Viễn Đông của Blaeu, thuộc Công Ty Đông Ấn

Hà Lan vẽ năm 1635, hiện tàng trữ tại Amsterdam.

Mapping the Silk Road and Beyond, tr. 96

Untitled 4

Partie Meridonale de l’Inde (bo phan)

(Nicolas Sanson d’Abbeville, ?-1667)

Bản đồ Miền Nam Ấn Độ do Nicholas Sanson, một chuyên gia về bản đồ người Pháp

vẽ năm 1654 (hiện tàng trữ tại Paris)

Mapping the Silk Road and Beyond, tr. 101

LẬP QUỐC

Các sử gia đã nhận thấy tất cả khu vực là một quần thể giữa đất, núi và biển với hàng chục ngàn đảo lớn nhỏ mà nhiều nơi thổ dân còn giữ được những sinh hoạt cổ xưa khắc trên các trống đồng ở khắp vùng Đông Nam Á 5. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa đưa ra một nhận định rõ rệt về sự chuyển biến từ sinh hoạt bộ lạc sang một xã hội qui mô hơn, điển hình là vương quốc Champa đã hình thành ra sao, vào thời kỳ nào. Nhiều người cho rằng dân tộc Chăm là một giống người thuộc nhóm Austronesian và Champa là hậu thân của vương quốc Phù Nam6.

Champa cũng là một trong những nước ảnh hưởng văn minh Ấn Độ rất sớm của vùng Viễn Đông. Việc Ấn hoá đó có thể coi như một cuộc canh tân vĩ đại vì vào đầu công nguyên, thời đại Gupta (Gupta Era 320-550 CE) được coi là thời kỳ hoàng kim (Golden Age) của văn minh, đứng đầu thế giới trong nhiều mặt kể cả khoa học, kỹ thuật và tổ chức chính trị, là khuôn mẫu cho các dân tộc vùng Đông Nam Á vừa thoát khỏi thời kỳ bộ lạc.7

Ngay từ thời cổ, người ta đã ghi nhận rằng vương quốc Champa bao gồm hai hạng người, người Chăm và người mọi (savages), tuy về nhân chủng đều là một giống Austronesian nhưng người mọi bị coi rẻ, được gọi dưới những tên như Mlecchas hay Kiratas.8 Việc phân chia giai cấp đó là một thường tình trong mọi xã hội nhưng cũng có thể do ảnh hưởng của Ấn Độ, nền văn minh đề cao những người lãnh đạo thần thánh, những vua chúa có sức mạnh siêu nhiên (supernatural god-kings) và thứ bậc trong xã hội là ý nguyện và sắp đặt của thần linh.

champa

Vị trí các khu vưc Champa cổ

Tâm Quách-Langlet: “The Geographical Setting of Ancient Champa”

(Proceedings of the Seminar on Champa, 1994) tr. 25

Theo nghiên cứu của Tâm Quách-Langlet, Champa cổ bao gồm 5 phần, mỗi phần có một trung tâm văn hóa.

– Ở phía bắc có Indrapura, nay thuộc Bình Trị Thiên tức là các châu Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính mà Chế Củ đã nhượng cho vua Lý Thánh Tông để xin chuộc mạng. Ngoài ra còn phải kể thêm hai châu Ô, Rí là phần đất Chế Mân dùng làm sính lễ để xin cưới công chúa Huyền Trân đời Trần.

– Kế đó là Amaravati, nay là Quảng Nam và Quảng Ngãi, có trung tâm văn hóalà Trà Kiệu (Simhapura hay Indrapura).

– Khu vực thứ ba là Vijaya, tức Bình Định ngày nay, thủ đô là Chà Bàn9, có cửa bể Cri-Bonei (Thị Nại), phía nam chấm dứt ở đèo Cù Mông.

– Khu vực thứ tư là Kauthara, nay thuộc Khánh Hòa, có hai con sông chính là sông Cái và sông Đà Rằng. Nơi đây có đền Po Ngar tượng trưng cho vương quyền Chiêm quốc.

– Vùng đất cuối cùng là Panduranga, nay là Bình Thuận, Ninh Thuận.10

Y phục của miền Nam khi đó ảnh hưởng của người Chăm rất nhiều

Ngoài khu vực dọc theo duyên hải, vùng ảnh hưởng của vương quốc Champa còn bao gồm cả vùng cao nguyên trong đó nhiều giống dân khác sinh sống như Chru, Roglai, Stieng, Rhadé, Jarai … trước đây rất gần gũi với người ở miệt dưới (lowland people). Nhiều tác giả đã đề cập đến những di tích còn sót lại ở bắc Cambodge và Nam Lào và cho rằng vùng đất này trước đây cũng thuộc vương quốc Champa11.

Một điểm quan trọng là ngày xưa ranh giới quốc gia không rõ rệt, ngoài những khu vực có mốc thiên nhiên như sông, biển, phần lớn người ta miêu tả lãnh thổ theo định nghĩa một vùng ảnh hưởng (sphere of influence), co dãn, linh động tuỳ từng thời kỳ và khi Champa mạnh, các bộ lạc hay tiểu quốc ở đông bộ sông Mékong cũng thần phục và biên giới phía tây của Champa kéo dài tới Xiêm La. Nói chung ra họ là một vương quốc đa chủng trên phương diện nhân văn và là một tập hợp nhiều vương quốc nhỏ trên phương diện hành chánh. Tuy các tiểu quốc đó đều nằm dưới quyền một triều đình nhưng mỗi khu vực có tổ chức xã hội, kinh tế, tín ngưỡng và văn hoá ít nhiều khác biệt.

Po Dharma khẳng định rằng “Champa khong phải là mot quoc gia duy nhat mà là mot lien hơp của nam địa khu Indrapura, Ameravati, Vijaya, Kauthara và Panduranga, moi khu vưc có mot thủ đo rieng”.12

champa 2

Người Chăm sống dọc theo bờ bể thường trao đổi buôn bán, một mặt các sản phẩm núi rừng với người thượng du, một mặt với các thương nhân đi thuyền ngang qua đó. Đã có những thời kỳ vùng biển miền Trung nước ta là một khu vực sầm uất mà nhiều thương nhân Âu Châu đã có ý định dùng làm một đầu cầu thay thế cho các sản phẩm họ vẫn lệ thuộc vào Trung Hoa như gia vị, đồ gốm, tơ lụa … Chiến tranh và loạn lạc đã khiến cho họ phải từ bỏ ý định đó.

Vì đất đai nhỏ hẹp không sản xuất đủ gạo lúa cho nhu cầu nên muốn sinh tồn, cả ba mặt, nông nghiệp, thương mại và ngư nghiệp phải phát triển đồng bộ. Những năm mất mùa, người Chăm thường tổ chức những đoàn thuyền sang mua, đổi hay có khi ăn cướp thực phẩm của lân bang. Chính vì thế, đời sống và sinh hoạt của họ đa dạng hơn, có máu phiêu lưu hơn và họ đã giao thiệp với nhiều quốc gia Nam Á ngay từ thời thượng cổ. Người Chăm cũng nằm trong những thương nhân đầu tiên mạo hiểm đi thuyền đến những vùng đất xa xôi như Úc Châu và Đông Phi. Thổ dân sống trên đảo Madagascar được xác định có gốc từ Đông Nam Á. Theo tài liệu của Trung Hoa, những thương nhân này được gọi dưới cái tên “k’un lun”, da đen, tóc quăn đã dùng thuyền buôn bán khắp vùng biển đông. Điều đáng chú ý nhất là theo miêu tả, người k’un lun chỉ thoải mái khi ở trên núi hay ở dưới biển mà thường đau ốm khi ở vùng đồng bằng, rất phù hợp với địa lý miền Trung nước ta là nơi đất hẹp, núi chạy dài ra sát biển.13

Theo Maspéro, người Chăm có 14 triều đại. Triều đại thứ nhất từ thế kỷ thứ 2 tới thế kỷ thứ tư sau Tây Lịch. Những vua Chăm thường được ghi lại trong sử Tàu (rồi ta chép lại) họ Phạm mà Majumdar cho là dịch từ chữ Varman là đế hiệu của các vì vua Champa, cũng như chữ Shri (Sovereign Lord) người Việt dịch ra thành Chế.

Người Trung Hoa đặt cho tiểu quốc này cái tên Lâm Ấp, Chiêm Thành và là một trong số rất ít các vương quốc hình thành sớm nhất trong vùng Đông Nam Á.

Để giảm thiểu áp lực từ Trung Hoa, người Việt dần dần lấn xuống đất đai của Chiêm Thành, khi thì bằng võ lực, lúc bằng ngoại giao và hai bên đã có nhiều cuộc giao tranh đẫm máu. Theo Việt sử, người Chăm thường hay tràn lên cướp phá chủ động tạo ra những xung đột giữa hai vương quốc nhưng rất có thể đó chỉ là cái cớ để biện minh cho những cuộc Nam chinh và Nam tiến là lối thoát duy nhất để người Việt có thể sinh tồn – hiểu nôm na là “dùi đanh đuc, đuc đanh sang”. Khi so sánh với Nam Chiếu, một quốc gia khác mặc dù hùng mạnh hơn nhưng vì không có đường lùi nên đã bị xâm lăng và tiêu diệt, C. P. Fitzgerald đã nhận định một các chua chát như sau:

Lịch sử Viet Nam và Nam Chiếu chạy theo hai con đường song song nhưng rồi đổi hướng. Cả hai quốc gia đều vì bị nước Tàu thôn tính nên chịu ảnh hưởng văn hoá của họ; cả hai đều thành công trong việc đánh đuổi đươc chính quyền đô hộ kia đi mà vẫn giữ đươc bản sắc; Nam Chiếu thu hoi đoc lap trước Viet Nam đen hai tram nam. The nhưng ngay khi v&#7915

Be the first person to like this.