Blogs
Categories
Written by BBT Champaka.info |
Năm 2016 đánh dấu cho một số biến chuyển quan trọng trong xã hội Chăm tại hải ngoại. Ngày 18-12-2016, cựu dân biểu Lưu Quang Sang, thay mặt cho 18 nhân sĩ Chăm, đứng ra tổ chức buổi họp mặt giữa người Chăm đồng hương tại San Jose (Hoa Kỳ) hầu hàn gắn lại vết thương của cộng đồng sau 2 thập niên chia cách, nhất là đi tìm những giải pháp làm thế nào để dân tộc Chăm hải ngoại hôm nay chấp nhận cùng nhau sinh hoạt trong mái nhà Champa chung vào những thập niên sắp tới.
Thành phần tham dự
Buổi họp mặt ngày 18-12-2016 tập trung khoảng 100 người tham dự. Đa số là thành viên của Hội Văn Hoá Truyền thống Champa có trụ sở ở Sacramento và số còn lại là thành viên của Hội Bảo Tồn Văn Hoá Champa có trụ sở ở San Jose. Điều đáng chú ý nhất đó là các thành viên của tổ chức IOC-Champa và Hội Đồng Phát Triển Champa không tham tham gia buổi họp mặt này, ngoại trừ Ts. Po Dharma, Thành Phú Bá, Châu Thủ và Kiều Đại Vinh, nhưng họ tham dự với tính cách cá nhân.
Từ Công Thu, nhân sĩ Chăm đứng tên trên giấp mời, có đến San Jose để tham dự, nhưng sau cùng ông từ chối tham gia, vì không chấp nhận buổi họp mặt ngày 18-12-2012 có chủ đề bàn đến chương trình hình thành Cộng Đồng Champa Hải Ngoại. Đắc Văn Kiết là người nằm trong ban tổ chức, có đến mở cửa hội trường, nhưng sau đó trở về nhà, không có mặt trong buổi họp mặt này.
Chương trình nghị sự của buổi họp mặt
Buổi họp mặt ngày 18-12-2016 đặt dưới sự khai mạc của cựu dân biểu Lưu Quang Sang, người đề xuất chương trình. Bá Văn Đông và Nguỵ Văn Cứng là người điều hợp chương trình, trong khi đó, Lưu Quang Sáng và Chau Sarip là người đặc trách ban thư ký để ghi chép. Buổi họp mặt này đặc dưới sự điều hành của một chủ toạ đoàn, gồm có 3 người: Lưu Quang Sang, Thành Phú Bá và Bá Trung Xin.
Khởi đầu cho chương trình là lời phát biểu của các nhân sĩ Chăm và sau đó là quan điểm của thành phần thanh niên và thanh nữ. Hai chủ đề mà buổi họp mặt quan tâm nhất, đó là:
1). Từ bỏ dự án Cộng Đồng Champa Hải Ngoại
Cộng Đồng Champa Hải Ngoại là chủ đề nóng bỏng trong ngày 18-12-2016. Nhân dịp này, có rất nhiều thành viên nhất là phái nữ Chăm, yêu cầu phải tổ chức ngay trong buổi họp mặt này một tổ chức mang tên là Cộng Đồng Champa Hải Ngoại để đại diện cho dân tộc Chăm trên diễn đàn quốc tế. Sau những cuộc tranh luận vô cùng sôi nổi, đa số thành viên của ngày họp mặt từ chối bàn về Cộng Đồng Champa Hải Ngoại, vì đây là đề tài quan trọng đòi hỏi có sự đồng ý của tất cả hội đoàn Chăm ở nước ngoài và cần có nhiều thời gian để nghiên cứu và chuẩn bị trước khi đi đến kết luận thế nào là mô hình tổ chức và mục tiêu của Cộng Đồng Champa Hải Ngoại trong tương lai.
2). Kêu gọi hoà giải dân tộc
Dân tộc Chăm tại hải ngạoi là cộng đồng đã gánh chịu bao sự chia cách, vì hiểu lầm và nghi kỵ lẫn nhau kéo dài gần 2 thập niên qua, đã gây bao trở ngại cho những sinh hoạt của cộng đồng và tàn phá đi ý chí đoàn kết giữa những người Chăm đồng hương cùng chung máu mũ Champa. Chính vì nguyên nhân đó, cựu dân biểu Lưu Quang Sang (người đề xuất chương trình) cùng với tất cả thành viên có mặt trong buổi họp mặt ngày 18-12-2016 đã nêu ra nguyện vọng vô cùng long trọng kêu gọi tất cả người Chăm đồng hương và các tổ chức hội đoàn Chăm ở hải ngạoi nên xoá bỏ đi những quá khứ buồn phiền, cố gắng tha thứ cho nhau để cùng nhau trở lại chung sống trong mái nhà Champa chung, sẳn sáng yểm trợ và hổ trợ cho nhau một khi danh dự, quyền lợi và di sản văn hoá Champa bị đe doạ, dựa trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau và không chen lấn vào nội bộ của hội đoàn bạn.
Bước đầu thành công của buổi họp mặt
Mặc dù chỉ tập trung những thành viên của Hội Văn Hoá Truyền Thống Champa và Hội Bảo Tồn Văn Hoá Champa, nhưng buổi họp mặt ngày 18-12-2016 đã mang lại ba bước đầu thành công đáng ghi nhận, đó là
1). Các hội đoàn Chăm không còn là đối tượng thù địch nữa
Hoà giải dân tộc là chủ đề chính yếu của buổi họp mặt. Tất cả thành viên tham gia trong buổi họp mặt ngày 18-12-2016 đều đề cao nguyện vọng yêu cầu 4 tổ chức Chăm ở hải ngoại:
• IOC-Champa
• Hội Đồng Phát Triển Champa
• Hội Văn Hoá Truyền Thống Champa
• Hội Bảo Tồn Văn Hoá Champa
không còn là những đối tượng thù địch nữa, mà là những tổ chức hội đoàn anh em, nên chung vai sát cánh với nhau, tương thân tương trợ lẫn nhau, dựa trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, trong mọi sinh hoạt của cộng đồng hay hay yểm trợ cho nhau trong cuộc vận động đấu tranh bảo vệ quyền lợi chung của dân tộc.
Trong tương lai, Hội Văn Hoá Truyền Thống Champa và Hội Bảo Tồn Văn Hoá Champa sẽ có mặt trong những sinh hoạt cộng đồng do IOC-Champa và Hội Đồng Phát Triển Champa tổ chức và ngược lại.
Đây là lời kêu gọi thiết tha và chân thành nhất. Hy vọng các tổ chức hội đoàn Chăm ở hải ngoại không thể làm ngơ trước lời yêu cầu của họ.
2). Chuyển giao trách nhiệm cho thế hệ trẻ
Thế hệ trẻ là tầng lớp thanh niên đã từng đóng vai trò quan trọng trong mọi sinh hoạt của xã hội Chăm tại hải ngoại gần 2 thập niên qua. Chính vỉ nguyên nhân đó, buổi họp mặt ngày 18-12-2016 đã đưa ra nguyên vọng kêu gọi tất cả hội đoàn Chăm nên chuyển giao vai trò điều hành cộng đồng Chăm cho giới trẻ thanh niên và tìm mọi cách để hình thành một Tổ Chức Thanh Niên Champa tại hải ngạoi, có Bylaws, hiến chương đấu tranh và trụ sở sinh hoạt một cách chính thức.
3). Hình thành Ban Liên Lạc Hội Đoàn Chăm ở Hải Ngoại
Hoà giải dân tộc là chủ đề mà tất cả người Chăm trong và ngoài nước đều mong ước. Nhưng hoà giải dân tộc là chủ đề vô cùng nhạy cảm, tế nhị và phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian để nghiên cứu, trao đổi và thăm dò quan điểm trước khi đưa ra kết luận chung. Bằng chứng cụ thể, tất cả hội đoàn Chăm luôn luôn kêu gọi nhau đoàn kết, nhưng không phài vì thế mà họ phải tham gia ngày họp mặt 18-12-2016 do Lưu Quang Sang đề xuất.
Để tìm những giải pháp thiết thực hầu hoà giải dân tộc sau 2 thập niên xa cách, buổi họp mặt ngày 18-12-2016 đề nghị hình thành một Ban Liên Lạc Hội Đoàn Champa Hải Ngoại có mục tiêu sau đây:
• Tiếp xúc với nhân sĩ Chăm tiêu biểu và trao đổi các hội đoàn Chăm tại hải ngạoi để ghi nhận những quan điểm và nguyện vọng chính đáng của họ liên quan đến vấn đề đoàn kết dân tộc.
• Nghiên cứu và phân tích một cách khách quan thực trạng của xã hội Chăm hầu đề ra những dự án thiết thực trong cuộc vận động đấu tranh để bảo vệ danh dự, quyền lợi và di sản văn hoá của dân tộc Chăm trong những thập niên sắp đến.
• Vận động và quảng bá ý thức hệ cùng nhau chung sống trong mái nhà Champa chung, không phân biệt tôn giáo, địa phương và giai cấp xã hội.
Để tiến hành công tác một cách thiết thực, buổi họp mặt yêu cầu Ts. Po Dharma đứng ra điều hành trực tiếp Ban Liên Lạc Hội Đoàn Champa Hải Ngoại và đề nghị Bá Trung Tuyên và Kiều Đại Vinh giữ chức Phó Ban và Lưu Quang Sang, thư ký.
Theo tinh thần của buổi họp mặt, Ban Liên Lạc là một tổ chức có nhiều thành viên. Số lượng của những thành viên này sẽ do Ban Chấp Hành của Ban Liên Lạc ấn định trong những khoá hợp sau.
4). Câu Lạc Bộ Champa
Cũng theo tinh thần của buổi họp mặt ngày 18-12-2016, cộng đồng Chăm tại hải ngạoi chấp nhận hình thành một Câu Lạc Bộ Champa. Đây là một tổ chức thiện nguyện dành cho những thân hào và nhân sĩ Chăm cao niên, tức là những ai đã đến tuổi về hưu, chấp nhận sinh hoạt chung trong mái nhà Câu Lạc Bộ Champa để thực thi những mục tiêu sau đây:
• Tổ chức những cuộc gặp mặt để trao đổi quan điểm qua các buổi tiệc trà-café hay chén cơm thân mặt giữa những thân hào và nhân sĩ Chăm cao niên
• Hình thành những dự án thăm quan một số quốc gia nơi có di sản văn hoá rất gần gủi với nền văn minh Champa, như Bali (Indonesia), Angkor War (Campuchia), Ayuthaya (Thái Lan), Pagan (Miến Điện), v.v
• Bảo trợ cho những chương trình sinh hoạt do các hội đoàn Chăm tại hải ngạoi tổ chức.
• Yểm trợ cho chương trình đấu tranh đòi quyền dân tộc Chăm bản địa phù hợp với Tuyên Ngôn của Liên Hiệp Quốc.
Theo biểu quyết của buổi họp mặt ngày 18-12-2016, Câu Lạc Bộ Champa là tổ chức có ban chấp hành như sau:
Trưởng ban: Lưu Quang Sang
Phó trưởng ban: Thành Phú B
Thư ký: Po Dharma
Phó thư ký: Bá Văn Đông
Thành viên của Câu Lạc Bộ Champa tập trung những nhân sĩ Chăm (Nam hay Nữ) đã có qui chế về hưu, tình nguyện vào tổ chức và chấp nhận sinh hoạt chung dưa trên tinh thần hữu nghị và tôn trọng lẫn nhau. Mỗi thành viên có quyền xin ra khỏi Câu Lạc Bộ Champa bất cứ lúc nào mà không cần nêu ra lý do tại sao.
Xin bấm vào đây để xem: Biên Bản buổi họp mặt ngày 18-12-2016
Kết Luận
Buổi họp mặt ngày 18-12-2016 là bước đầu thành công của dự án hoà giải dân tộc sau 2 thập niên chia cách do cựu dân biểu Lưu Quang Sang đề xuất. Hy vọng rằng, tất cả thành viên có mặt trong buổi họp mặt ngày 18-12-2016 luôn luôn tôn trọng lời thề của mình, đó là sẳn sàng tha thứ cho nhau và chấp nhận bỏ qua những quá khứ buồn phiền để cùng nhau chung sống trong mái nhà Champa chung hầu làm một chút gì cho quê hương Champa đổ nát.
Buổi họp mặt ngày 18-12-2016 còn là buổi lễ của niềm tin mới qua các lời kêu gọi long trọng yêu cầu 4 hội đoàn Chăm ở hải ngoại (Hội Truyền Thống, Hội Bảo Tồn, IOC và Hội Đồng Phát Triển) không còn là những đối tượng thù địch nữa mà là những tổ chức hội đoàn anh em, sẳn sàng yểm trợ và bảo trợ cho nhau để cùng nhau bảo vệ quyền lợi chung của dân tộc. Qua tiếng nói của cựu dân biểu Lưu Quang Sang cho biết, Hội Truyền Thống Champa sẽ tham gia thường xuyên với những sinh hoạt cộng đồng do IOC hay Hội Đồng Phát Triển tổ chức. Và trong tương lai, Hội Truyền Thống Champa sẽ mời IOC và Hội Đồng Phát Triển đến dự buổi cơm thân mặt nhân dịp mùa Kate, một ngày lễ mang tính văn hoá của dân tộc Chăm.
Và buổi họp mặt ngày 18-12-2016 còn là ngày khơi động các tầng lớp thanh niên Chăm nên đứng ra đảm trách và điều hành mọi sinh hoạt của cộng đồng trong tương lai. Chính vì nguyên nhân đó, thanh niên Chăm phải dồn mọi nỗ lực vào dự án hình thành một Đại Hội Thanh Niên Champa vào dịp hè 2017 để biểu quyết hiến chương Thanh Niên Champa Hải Ngoại và bầu ban chấp hành chính thức của tổ chức này. Hy vọng Trại Hè Champa 2017 sẽ là ngày vàng ngọc và hoành tráng báo hiệu cho sự ra đời của Tổ Chức Thanh Niên Champa Hải Ngạoi.
Theo Champaka.info
Be the first person to like this.