Blogs
Categories
Tháp chàm Pôshanư là một nhóm di tích đền tháp Chăm quý giá còn sót lại của Vương Quốc Chăm Pa xưa, nằm trên đồi Bà Nài, thuộc phường Phú Hải, cách trung tâm thành phố Phan Thiết 7 km về phía Đông Bắc và là một trong những di tích văn hoá quý giá còn sót lại của vương quốc Chăm Pa.
Nhóm đền tháp Chăm Pôshanư tọa lạc trên đồi Bà Nài,tỉnh Bình Thuận, cách thành phố Phan Thiết 7 km.
Cổ kính, rêu phong.
Hùng vĩ giữa trời xanh.
Người Chăm coi tháp là mẹ. Người mẹ tâm linh Pôshanư ấy đã trải qua gần 1.300 tuổi, cổ kính giữa rêu phong thời gian. Nhóm tháp gồm có 3 tháp với chiều cao khác nhau được kiến trúc theo phong cách Hòa Lai – một trong những phong cách nghệ thuật cổ của Vương quốc Chămpa, mà hiện nay những ngôi tháp kiểu này còn lại rất ít rải rác trên eo đất miền trung.
Pôshanư đã trải qua gần 1.300 tuổi.
Nhóm tháp gồm có 3 tháp với chiều cao khác nhau được kiến trúc theo phong cách Hòa Lai.
Nhóm đền tháp Pôshanư là một trong những cụm tháp Chàm xưa nhất và còn tương đối nguyên vẹn. Tuy chỉ là những công trình có kích thước vừa và nhỏ nhưng kiến trúc của đền tháp nơi đây đã chắt lọc được những tinh hoa của người nghệ nhân, sự kết hợp hài hòa giữa kỹ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí đã tạo cho các đền tháp một vẻ uy nghiêm và kỳ bí.
Đây là một trong những cụm tháp Chàm xưa nhất và còn tương đối nguyên vẹn.
Trong khoảng 1992-1995, những cuộc khai quật đã phát hiện nhiều nền móng của những ngôi đền bị sụp đổ và vùi lấp hàng trăm năm nay.
Tương truyền vào khoảng cuối thế kỷ VIII đầu thế kỷ IX, những cư dân Chăm đã xây dựng nhóm đền tháp này để thờ thần Shiva – một trong những vị thần Ấn độ giáo được người Chăm sùng bái, tôn kính. Đến thế kỷ XV người Chăm tiếp tục xây dựng một số đền thờ dạng kiến trúc đơn giản để thờ công chúa Pôshanư, tương truyền là con vua ParaChanh được nhân dân yếu quý về tài đức và phép đối nhân xử thế.
Điều đặc biệt khi đến thăm Tháp Pôshanư là du khách có dịp được chứng kiến nhiều nghi lễ và những điệu múa Chăm độc đáo. Hàng năm vẫn có đông đảo người Chăm từ các vùng lân cận đến làm lễ cầu mưa và những nghi lễ khác liên quan đến phong tục tập quán của họ. Ngư dân những vùng lân cận trước khi đi biển cũng đến đây cầu xin cho những chuyến đi biển được bình yên.
Du khách có dịp được chứng kiến nhiều nghi lễ và những điệu múa Chăm độc đáo.
Nhân dân làm lễ cầu mưa, cầu xin những điều tốt lành.
Vào tháng giêng âm lịch, các lễ hội Rija Nưga, Poh Mbăng Yang được tổ chức dưới chân tháp. Đặc biệt đây cũng là nơi diễn ra lễ hội Katê vào dịp cuối tháng 9. Đây là những dịp người Chăm thể hiện sự tưởng nhớ của mình đối với những người có công xây dựng đất nước, hay sự sùng bái một hoặc một vài vị vua được thần hóa.
Vào tháng giêng âm lịch, các lễ hội Rija Nưga, Poh Mbăng Yang
được tổ chức dưới chân tháp.
Đây cũng là nơi diễn ra lễ hội Katê vào dịp cuối tháng 9.
Các điệu múa luôn là tâm điểm và là “tiết mục” được trông chờ nhất trong lễ hội. Đi kèm với múa là những nhạc cụ truyền thống như: trống Ginăng, trống Bara nưng, chiêng, kèn Xaranai, Grong (lục lạc), đàn Kanhi...
Các điệu múa luôn là tâm điểm và là “tiết mục” được trông chờ nhất trong lễ hội.
Điệu múa của những vũ nữ uyển chuyển nhịp nhàng làm say đắm khách phương xa.
Những hồi trống Ginăng thu hút sự chú ý của mọi người về phía người nghệ sĩ múa. Tiếp sau đó là tiếng kèn Xaranai réo rắt, tiếng Baranưng trầm hùng cùng lời của ông Mưdwơn hát các bài tụng ca tương ứng. Vũ công bước ra trình diễn: cái phẩy tay, phất quạt, quất roi hay cái dậm gót chân khi khoan thai nhẹ nhàng, khi thì hùng hồn, mạnh mẽ theo nhịp khi nhanh khi chậm của tiếng nhạc.
Be the first person to like this.