• Yahoo
  • Google
  • Live
  • Live
Kaka
by On February 4, 2012
47 views

Trên mảnh đất Việt này, không chỉ có dân tộc Kinh sinh sống mà còn có các dân tộc khác, các dân tộc này sinh sống hòa đồng với nhau, tạo nên một cộng đồng người Việt đa màu sắc. Việt Nam có tổng cộng 54 dân tộc anh em sinh sống nhiều nơi khác nhau. Ví dụ: Chăm, ChâuRo, Hơ Mông, Kinh, ...
Bài viết này, chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu về dân tộc Chăm, một trong những dân tộc có nền văn hóa từ lâu đời và phong phú, cũng như về phong tục, tập quán, sinh hoạt cộng đồng của họ.
* Ngôn ngữ, nơi sinh sống, dân cư dân tộc Chăm.
+ Dân tộc Chăm còn gọi là người Chàm, người Châu Thành, người Chiêm, người Hời. Sinh sống chủ yếu ở Việt Nam, Lào, CamPuChia. Dân số người Chăm tại Việt Nam thống kê năm 1999 là 132.873 người,một nửa là người Đông Chăm sống tập trung ở hai tỉnh Ninh Thuận – Bình Thuận và một số tỉnh khác như Phú Yên và Bình Định theo đạo Bà La Môn. Một nửa là người Tây Chăm sinh sống tại An Giang, Đông Tháp và Tây Ninh theo đạo Hồi. Một số nơi khác như Đồng Nai, Tp. Hồ Chí Minh, Tây nam Bình Thuận và tây bắc Phú Yên có người Chăm thuộc nhóm H'roi.


+ Cộng đồng Chăm lớn nhất thế giới là vào khoảng 317.000 người tại Campuchia, được gọi là Khmer Islam.
+ Ngôn ngữ : Tiếng Chăm thuộc nhóm ngôn ngữ Mã Lai – Đa Đảo (Malayo-Polynesian) của hệ ngôn ngữ Nam Đảo (Autronesian).
* Về Tôn Giáo
+ Người Chăm theo Ấn Độ giáo, đạo Hồi, đạo Phật. Tôn giáo chính thời vương Chăm Pa cổ là Ấn Độ giáo và văn hóa chịu ảnh hưởng sâu sắc của Ấn Độ. Tuy nhiên, cái gọi là đạo Bà La Môn (tức là tục Bachăm) ngày nay hoàn toàn không liên quan với Ấn Độ giáo này. Ngày nay, hầu hết người Chăm theo Hồi giáo.
+ Hồi giáo của người Chăm có 2 loại:
• Tục Bani và tục Bachăm.
• Hồi giáo Sunni (thuộc giáo phái Hanafi). Theo Biên niên sử Mã Lai (1614), Hồi giáo đầu tiên ở thế giới
* Về Kinh Tế
+ Người Chăm sống ở đồng bằng, có truyền thống sản xuất lúa nước là chính. Kỹ thuật thâm canh lúa nước bằng các biện pháp giống, phân bón, thủy lợi khá thành thạo. Hai nghề thủ công nổi tiếng là đồ gốm và dệt vải sợi bông. Trước kia, người Chăm không trồng cây trong làng vì cho rằng cây sẽ là nơi cư trú của ma quỉ.
* Về Sinh Hoạt Cộng Đồng
+ Người Chăm có tập quán bố trí cư trú dân cư theo bàn cờ. Mỗi dòng họ, mỗi nhóm gia đình thân thuộc hay có khi chỉ một đại gia đình ở quây quần thành một khoảnh hình vuông hoặc hình chữ nhật. Trong làng các khoảnh như thế ngăn cách với nhau bởi những con đường nhỏ. Phần lớn làng Chăm có dân số khoảng từ 1.000 người đến 2.000 người.
* Về Văn Hóa – Du Lịch
Âm Nhạc:

+ Từ khi còn nhỏ, người Chăm đã nghe và tham gia vào các bài hát nghi lễ, hát dân ca, hát ru và các bài hát kể về Aryja, âm thanh và giai điệu trở nên sâu lắng trong tâm trí họ. Tiếng hát và phong cách biểu diễn đã giúp mọi người xích lại gần nhau hơn, đem lại nguồn sinh khí mới cho cả cộng đồng.
+ Một loại hình âm nhạc mang đậm tính nhân đạo gọi là Rija hay múa nghi lễ. Ngày nay, dân tộc Chăm đã có bốn buổi lễ Rija khác nhau trong năm là: Rija Nigar, Rija Prong, Rija Dayep và Rija Harei.
+ Nét đẹp của Rija là đã thể hiện rõ sự kết hợp hài hoà, nhịp nhàng của các sự kiện lịch sử với nghi lễ truyền thống, và sự kết hợp giữa ca hát với nhảy múa. Những nhân tố này phối hợp và hoà trộn với nhau đã đưa nghi lễ Rija trở thành một đặc trưng độc đáo. Ðối với người Chăm, Rija là biểu tượng không thể tách rời khỏi nghệ thuật trong đời sống văn hoá và tinh thần của họ.
+ Nhạc cụ để chơi trong lễ Rija bao gồm hai chiếc trống Ginăng, một chiếc trống Baranung, một chiếc kèn Saranai và một chiếc kèn Kanhi.
+ Âm nhạc của người Chăm không những chỉ là phong tục của họ nữa àm đã trở thành một bộ phận của nền văn hóa âm nhạc Việt Nam và thế giới, được trình bày lưu diễn mọi nơi, như vừa qua 3 người mẫu Hồng Nhung, Ngọc Oanh, Phương Mai dự thi siêu mẫu châu Á 2009 đã trình bày bài múa dân tộc Chăm.
* Phong Tục:
Tục thả diều
Phong tục thả diều của đồng bào Chăm
+ Hàng năm, vào thứ bảy của tháng 11 (lịch Chăm), tức là trong một dòng tộc "Yang In" ở Ninh Thuần mặc bộ đồ truyền thống dân tộc tập trung đến một bãi đất rộng đầu làng - nơi vừa dựng sẵn một cái rạp vuông nhỏ để thực hiện nghi lễ thả diều. Lễ tục này đồng bào gọi là Papăn kalang Pô Yang In đã phù hộ cho con cháu khỏe mạnh, hạnh phúc, mùa màng bội thu.
+ Theo quan niệm của đồng bào Chăm, cánh diều sẽ là sợi dây liên lạc hai thế giới âm, dương để báo cáo tình hình làm ăn sinh sống của con cháu cho tổ tiên đồng thời cầu xin tổ tiên ban phúc lành cho năm tới. Cánh diều quê vừa mang giá trị văn hóa vừa gợi nét thanh bình hiện vẫn được đồng bào Chăm gìn giữ.
* Về du lịch
+ Nơi có thể cho mọi người cảm giác như đang ở, sống với người Chăm, đồng thời với những danh lam thắm cảnh chỉ có Bình Thuận như : nhóm đền tháp Chăm PôShaNu, sưu tập di sản văn hóa Hoàng tộc Chăm,....
+ Ngoài được hòa nhập vào cộng đồng người chăm, được tìm hiểu về lối sống văn hóa và sinh hoạt của chăm pa. du khách còn được viếng thăm các làng nghề thổ cầm, làng gốm và tháp nắng ở Chăm Pa

 

Theo Champhay.com

Like (1)
Loading...
1