• Yahoo
  • Google
  • Live
  • Live
67 views

CHAMPA SỬ LƯỢC

CHAMPA SỬ LƯỢCVào cuối thế kỷ II (192) vì không chịu nổi chế độ cai trị tàn bạo và hà khắc của quan lại Trung Quốc, nhân dân huyện Tượng Lâm đã nổi dậy giết chết huyện lệnh, giành chủ quyền và lập thành quốc gia độc lập, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đó là Khu Liên (Khu Liên không phải là tên người mà là tiếng phiên âm từ ngôn ngữ cổ đông nam á, Khu Liên + Kurung có nghĩa là tộc trưởng, là vua). Quốc gia mới thành lập của Khu Liên có ranh giới chủ yếu từ Quảng Bình đến Quảng Nam ngày nay

CHAPA SỬ LƯỢC


Vào cuối thế kỷ II (192) vì không chịu nổi chế độ cai trị tàn bạo và hà khắc của quan lại Trung Quốc, nhân dân huyện Tượng Lâm đã nổi dậy giết chết huyện lệnh, giành chủ quyền và lập thành quốc gia độc lập, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đó là Khu  Liên (Khu Liên không phải là tên người mà là tiếng phiên âm từ ngôn ngữ cổ đông nam á, Khu  Liên + Kurung có nghĩa là tộc trưởng, là vua). Quốc gia mới thành lập của Khu  Liên có ranh giới chủ yếu từ Quảng Bình đến Quảng Nam ngày nay, Khu Liên làm vua được mấy c hục năm rồi nhường ngôi cho cháu ngọai là Phạm Hùng, Phạm Hùng trị vì đến cuối thế kỷ III rồi truyền ngôi lại cho con là Phạm Dật. Sau khi Phạm Dật chêt thuộc tướng của mình là Phạm Văn cướp ngôi, Phạm Văn trị vì đất nước 12 năm đến năm. Đến năm 350 thì nhường ngôi cho con là Phạm Phật, dưới triều vua này đất nước Champa phát triển rất mạnh, kinh đô được xây dựng tại Trà Kiệu (Simhapura: TP Sư Tử) cách Đà  Nẵng 40km về phía Nam với qui mô to lớn gồm nhiều lâu đài, cung điện được bao bọc bởi hào sâu và thành quách. Bên cạnh kinh đô Trà Kiệu một thánh địa được thành lập để phục vụ cho vương quyền. Vì theo quan niệm của Ấn giáo, nơi thờ thần phải là nơi thâm nghiêm, chính điều này – một thung lũng kín đáo cách Trà Kiệu 30km về phía Tây được được chọn để xây dựng Đền, Miếu thờ các chư thần đó là khu vực Mỹ Sơn. Chính Phạm Phật là vị vua đầu tiên cho xây dựng đền thờ tại Mỹ Sơn để thờ thần Siva. Ngôi đền này được xây dựng bằng gỗ, mây tre lá, cho đến hơn 2 thế kỷ sau tức vào năm 577 ngôi đền này bị thiêu rui5 trong một hỏa hoạn. Những năm tháng tiếp theo thì người Chăm bị người Trung Quốc đô hộ, sau đó người Chăm lại đứng lên giành độc lập, những vua Chăm tiếp theo tiếp tục cho xây dựng lại ngôi đền thờ Siva của tổ tiên. Cũng từ đó về sau, những vị vua Chăm sau khi lên ngôi đều cho xây dựng tại Mỹ Sơn những đền tháp mới hoặc trùng tu lại các đền tháp cũ, cứ như vậy Mỹ Sơn được phát triển liên tục và trở thành nơi thờ tự chính thức của bộ tộc Dừa cai trị miền bắc vương quốc Champa.

Trong thời gian hơn 1 thế kỷ, từ giữa thế kỷ 8 đến giữa thế kỷ 9 thì tộc Cau ở Miền Nam chiếm ưu thế trong vương quyền, điều này dẫn đến kinh đô được dời từ Trà Kiệu vào Phan Rang (Panduranga) với kinh đô tên Virapura (Tp hùng tráng và không thờ Siva nữa mà thờ bà Ponagar). Cũng như ở bộ tộc Dừa, khi kinh đô được dời vào Phan Rang thì tộc Cau cũng tìm cho mình một Thánh Địa, đó là thánh địa Ponagar. Vậy trong cùng thời gian này thì Mỹ Sơn và Ponagar song song phát triển. cho đến cuối thế kỷ 9 thì Ấn giáo suy yếu và Phật giáo chiếm ưu thế. Và cũng trong thời gian này miền bắc lại giành ưu thế trong vương triều, Vua Indravarman II đã cho dời kinh đô từ Phan Rang ra lại bắc tại Quảng Nam với tên gọi là Indrapura (TP thần Sấm Sét). Indravarman II là vị vua sùng đạo Phật nên ông đã cho xây dựng tại Đồng Dương – cách Trà Kiệu 20km về phía Nam mộ Phật Viện rất lớn mà nay gọi là Phật Viện Đồng Dương. Đây cũng là một thánh địa mới của vương quyền phật giáo Champa đương thời. Thay vì xây tháp để dâng cúng thần linh và cũng cố vương quyền như bao đời vua trước đã từng làm tại Mỹ Sơn nhưng Ông không làm như vậy vì Ông theo Phật giáo. Tuy nhiên, các vị vua có công trong xây dựng Mỹ Sơn cũng được Ông tán tụng tôn thờ trong văn bia của Ông được đặt tại Phật Viện Đồng Dương. Vì vậy mà Mỹ Sơn trong giai đoạn này có lẽ không được chăm sóc  nữa (vì đã thay đổi tôn giáo). Nhưng từ thế kỷ 10 trở đi Phật Giáo lại bị mất dần ảnh  hưởng , uy quyền thuộc về Siva giáo nên Mỹ Sơn lập tức được tôn tạo mạnh mẽ, hàng loạt đền tháp được trùng tu và xây mới nên đã tạo cho Mỹ Sơn một sự đột biến về kiến trúc. Qua các bia ký ta có thể biêt rằng: vào thế kỷ 10, sau khi vua Indravarman II qua đời thì người kế vị là Simhavarman đã nhen nhóm cho đạo Siva phát triển, vì vậy dưới thời của Ông thì Phật Giáo và Siva giáo cùng phát triển song song. Sau đời vua Simhavarman là Indravarman III, dưới triều  vua này thì cuộc phục hưng đạo Siva mới nở rộ với nhiều đền tháp được xây dựng và trùng tu nhất (hầu hết các tháp còn tồn tại ở Mỹ Sơn hiện nay đều được thực hiện dưới triều vua này). Vì ông là  người ở ngôi lâu nhất trong lịch sử Champa (gần 40 năm từ 918 – 958) và đây cũng là thời kỳ ổn định và thịnh vượng nhất của Champa thời đó.

Từ cuối thế kỷ 10 đến thế kỷ 11 là thời kỳ đen tối của Champa, mãi cho tới triều vua Harivarman IV thì Champa mới trở lại huy hoàng như xưa. Khi thấy mình tuổi già sức yếu Ông nhường ngôi cho con trai là thái tử Vak lúc 9 tuổi. Do thái tử còn nhỏ nên triều đình Champa liên tục thay đổi ngôi vua và đây là cơ hội cho Chân Lạp bắc tiến.

Năm 1 000 kinh đô lại được dời từ Quảng Nam vào Đồ Bàn (Bình Định). Ngay đầu thế kỷ 12 (1145 – 1149) thì liên tiếp những cuộc giao tranh giữa Champa và Chân Lạp. Quân Chân lạp mấy lần chiếm được kinh đô Champa, nhiều vua Chăm bị mất tích hoặc phải sông lưu vong, phải đến năm 1155 thì Đồ Bàn mới được ổn định dần dần, nhưng phải sang thế kỷ 13 thì Champa mới thật sự ổn định và bắt đầu khôi phục đât nước. Cùng với sự phục hưng Champa ở Bình Định thi thánh địa Mỹ Sơn cũng dần dần bị lãng quên. Những kiến trúc muộn nhất ở Mỹ Sơn cũng vào thế kỷ 13 này (1220), sau thế kỷ 13 này thì ở Mỹ Sơn hầu như không một công trình nào được xây cât nữa, đây cũng là giai đoạn Champa lại bắt đầu vào cuộc suy thoái. Do kinh đô lại đóng ở Bình Định nên hầu hết các tháp được xây dựng ở Đồ Bàn, thánh địa của kinh đô mới này có lẽ cũng được dời vào đây (khu vực tháp Cánh Tiên). Tuy nhiên do tính chất quan trọng nên Mỹ Sơn không dễ dàng bị lãng quên một cách đột ngột như vậy, sớm  nhất cũng phải đến thế kỷ 15 thì Mỹ Sơn mới hoàn toàn bỏ hoang khi vương triều Champa lại dời đô vào Phan Rang lần nữa.

 

Mở rộng lãnh thổ xuống phía nam - Chiến tranh với Champa (thế kỷ XI-XVII)

Mở rộng lãnh thổ xuống phía nam - Chiến tranh với Champa (thế kỷ XI-XVII)

Vào thế kỷ VII, VIII ở vùng Trung Trung Bộ ngày nay ra đời nước Champa (gọi là Chiêm Thành), cư dân chủ yếu là người Chăm.

Vị trí của Chăm pa

Nhân dân hai nước Champa và Đại Việt đã có quan hệ giao lưu kinh tế văn hoá lâu đời, từng đoàn kết giúp đỡ nhau chống kẻ thù chung. Tuy nhiên, chính quyền phong kiến thống trị hai nước đã nhiều lần gây ra những cuộc chiến tranh giữa hai nước.

Giữa thế kỷ XI, nhà Tống chuẩn bị xâm lược Đại Việt, đã cho sứ giả xuống xúi giục quốc vương Champa quấy rối biên giới phía nam nước Đại Việt để Đại Việt phải phân tán lực lượng đối phó với cả hai mặt Bắc - Nam.

Để loại trừ mối uy hiếp từ phía nam, yên tâm lo việc phương Bắc, phá âm mưu liên kết của nhà Tống với Champa, năm 1069, vua Lý và Lý Thường Kiệt chỉ huy một đạo quân tiến vào đất Champa, đánh phá kinh thành Chà Bàn (An Nhơn, Bình Định), đánh tan lực lượng quân sự Champa, bắt vua Champa phải cắt đất ba châu (Quảng Bình, Bắc Quảng Trị) cho nhà Lý, sau đó rút quân về nước.

Cuối thế kỷ XIII, đầu thế kỷ XIV, nhiều cuộc xung đột xảy ra giữa Đại Việt và Champa. Năm 1306, vua Trần Anh Tông gả công chúa Huyền Trân cho vua Champa, vua Champa dâng hai châu Ô, Lý (Quảng Trị, Thừa Thiên). Biến giới nước Đại Việt ở phía nam đến đèo Hải Vân.

Vào nữa sau thế kỷ XIV, nhân nhà Trần suy yếu, quốc vương nổi tiếng của Champa là Chế Bồng Nga mở nhiều cuộc tiến công đánh phá vùng biến giới Đại Việt rồi đánh ra Châu Diễn (Nghệ An), Châu Ái (Thanh Hóa), có lần tiến theo sông Hồng đánh vào tận Thăng Long. Triều Hồ Quý Ly đã ba lần tiến đánh Champa, chiếm đất lập thành hộ Thăng Hoa (Quảng Nam, Quảng Ngãi). Năm 1446-1447, nhà Lê hai lần tiến đánh Champa.

Lần thứ hai, sau thắng trận, nhà Lê chiếm một phần đất Champa cùng với lộ Thăng Hoa lập thành đạo Quảng Nam (gồm Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định), mở rộng biên giới đến đèo Cù Mông.

Cũng từ thế kỷ XV, các thế lực thống trị Champa xung đột tranh chấp nhau, chia nước Champa thành ba nước nhỏ.

Sang thế kỷ XVII, họ Nguyễn xây dựng thế lực ở Đàng Trong, các chúa Champa nhiều lần cầu cứu họ Nguyễn để đánh lẫn nhau. Nhân đó, họ Nguyễn lấn chiếm dần phần đất Champa. Còn lại nhân dân Chăm trở thành một thành phần của dân tộc Việt Nam, sống hoà hợp với các thành phần dân tộc khác.

  • Nguồn: Từ điển bách khoa Tri thức quốc phòng toàn dân.-H.: Chính trị Quốc gia

 

 

Be the first person to like this.