• Yahoo
  • Google
  • Live
  • Live
Kaka
by On February 12, 2012
121 views

Sự tiếp thu Hồi giáo của người Chăm ở Việt Nam diễn ra trong một hoàn cảnh lịch sử khá đặc biệt. Thế kỷ thứ XV, nhà nước tập quyền phong kiến Việt Nam đạt đến cực thịnh và chú trọng mở mang bờ cõi về phương nam. Đến năm 1471, người Chăm đã dồn tụ về phía nam đèo Cù Mông (từ Phan Rang trở vào) và thiết lập vương quốc Chiêm Thành. Trong thời gian tồn tại vương quốc Chiêm Thành, dân chúng sống trong tâm trạng bi quan, không ổn định. Vì thế nên qua quá trình giao lưu buôn bán với nước ngoài (chủ yếu là buôn bán với các thương nhân của vương quốc Ma-la-ka (nay thuộc Indonesia) theo đạo Hồi, người Chăm đã dần dần biết đến một tôn giáo mới: Hồi giáo.  

 

Năm 1693, người Chăm lại di cư về phía Tây và Tây Nam, đến vùng Châu Đốc và một số vùng trên lãnh thổ Campuchia. Số người Chăm từ Việt Nam sang Campuchia đều theo Hồi giáo, chỉ có phần lớn người Chăm ở Thuận Hải là theo đạo Hin-đu (Ấn Độ giáo). Số người Chăm theo Hồi giáo đông nhất hiện nay là ở Châu Đốc - An Giang và Thành phố Hồ Chí Minh.

Đạo Hồi của người Chăm có hai phái chính :

- Chăm Ba-Ni (ở Thuận Hải) là người Chăm theo Hồi giáo không chính thống, bị pha trộn với tín ngưỡng, tập quán của đạo Bà-la-môn và chế độ mẫu hệ. Sinh hoạt tôn giáo của phái này theo đơn vị thánh đường, không có tổ chức giáo hội nên không có quan hệ với Hồi giáo thế giới.

- Chăm Islam ở Châu Đốc (An Giang) và Thành phố Hồ Chí Minh theo Hồi giáo chính thống, có tổ chức giáo hội và có quan hệ với Hồi giáo thế giới.

Tuy giáo lý, giáo luật của đạo Hồi rất nghiêm ngặt nhưng sinh hoạt tôn giáo của người Chăm vẫn có những nét phù hợp với tâm lý, truyền thống Việt Nam như vừa thờ đấng tối cao là Thánh A La vừa kết hợp thờ cúng ông bà, tổ tiên. Người Chăm theo đạo Hồi tuyệt đối không ăn thịt lợn và thịt chó...

NGÔ TRƯỜNG THỌ 
Theo báo Du lịch số 6 (tháng 07-1995)

 

  

 
 
Theo danangpt.vnn.vn
Be the first person to like this.