Blogs
Categories
(baobinhdinh.com) Thi Lại hay Thị Nại trên vùng biển Quy Nhơn xuất hiện từ thế kỷ X đến XV. Người Champa đã hình thành nên một thương cảng khá sầm uất ở vùng này. Năm 1987, một cuộc khảo sát tại vùng ngoại vi Quy Nhơn đã tìm thấy dấu tích thành Thi Nại cổ – một tòa thành trong lịch sử có vai trò to lớn trong việc giao thương giữa Champa với bên ngoài. Thành Thị Nại cổ đóng vai trò vừa là quân cảng (phòng thủ về quân sự) vừa là thương cảng (trao đổi thương mại). Khi vai trò quân cảng không còn nữa, người Champa đã xây dựng thương cảng Thi Nại khá quy mô. Tàu buôn các nước trong khu vực đã đến đây buôn bán, trao đổi hàng hóa với Champa; hàng hóa Champa cũng từ đây xuất đi các nước trong khu vực. Tư liệu về những con tàu đắm tìm thấy tại các vùng biển Pandanan, Bornéo ở Philippines đã chứng minh điều đó. Đã trên 1.000 năm nhưng dấu vết về thương cảng cổ được ghi chép trong lịch sử vẫn chưa tìm thấy.
Trên vùng biển Nhơn Hải thuộc TP Quy Nhơn vẫn còn một bờ thành nằm chìm trong lòng biển. Bờ thành chỉ có thể thấy được khi thủy triều xuống. Bề mặt bờ thành phẳng, nhưng độ cao của thành chưa xác định được. Người dân cho biết, bờ thành này đặc nguyên một khối, không xây bằng vật liệu đá hoặc gạch truyền thống mà bằng hồ vữa. Điều chưa thể lý giải là làm thế nào trong môi trường nước như vậy, người xưa lại đắp được bờ thành này. Hiện bờ thành vẫn còn khá nguyên vẹn và chắc chắn. Đây thật là một kỳ tích vì chưa tìm thấy ở đâu dọc dải miền Trung (vùng đất cư trú của người Champa xưa) có loại hình này.
Bờ thành nối hai bờ vách núi, chính giữa chừa khoảng trống cho thuyền vào – ra. Tuy chưa trực tiếp khảo sát nhưng theo chúng tôi, xét về vị trí thì khu vực này không có một yếu tố thuận lợi nào cho một cảng vì sau lưng là núi dựng đứng, vịnh thì quá khiêm tốn, thuyền vào ra không những quá hẹp mà cũng không thuận lợi. Hay đây là một con đường nối liền giữa hai vách núi, là công trình phòng thủ về quân sự? Nhưng phòng thủ sao lại nằm dưới nước? Thật chưa có lời giải đáp thỏa đáng cho các nghi vấn đưa ra. Tuy nhiên, dẫu sao đi nữa, đây là một di tích rất lạ của người Champa.
Cùng với hệ thống tường thành bằng đá chạy dài trên đỉnh núi Phương Mai, dấu tích lạ bờ tường thành vịnh Nhơn Hải là một điểm cần chú ý khi đến thăm quan
Posted in: Văn hóa Champa
nguoi Cham minh ma: bi an, dau thuong va cung rat gioi nhak. ko kem ai dau!!!