• Yahoo
  • Google
  • Live
  • Live
bonghong
by On April 25, 2012
222 views

Lễ Rija Nưgar (Lễ hội múa tống ôn đầu năm):

Ông già Chăm cầm ba cây “dương vật” múa phồn thực trong lễ Rija Nưgar Ha Mukut

1. Thời gian mở lễ Rija Nưgar:

Đầu năm khi nghe tiếng sấm rền vang ở phía đông, phía tây là báo hiệu một năm mới người Chăm sắp đến. Người Chăm bắt đầu tổ chức lễ hội đầu năm Rija Nưgar để tống khứ những điều xấu xa, xui xẻo, để năm mới đón nhận những điều tốt lành cho dân làng và đón nước, cầu mưa, chuẩn bị mở đầu cho việc khai trương, cầy cấy. Người Chăm có thành ngữ:

 

Khi nghe tiếng sấm hướng đông – tây

Nhân dân hớn hở mới hòng yên tâm

(Bilan than úk thanh ôn

Hamik grum mưnhi gah pur, pai)

Từ tiếng sấm đầu năm đó, người Chăm bắt đầu cắm mốc thời gian cho năm mới, cho lịch pháp. Đó cũng là ngày hội mở đầu năm – mồng một tháng giêng lịch Chăm. Kể từ mồng một cho đến hết thượng tuần trăng tháng giêng là thời gian mở hội lễ Rija Nưgar. Khắp nơi làng Chăm đều tổ chức lễ hội Rija Nưgar. Đối với làng Chăm Ahiêr thường tổ chức lễ hội Rija Nưgar vào ngày thứ tư, thứ năm và Chăm Awal thì ngày thứ năm, thứ sáu trong tuần và bắt đầu bằng các ngày lẻ (1, 3, 5, 7) trong tháng giêng.

 

2. Diễn biến lễ hội Rija Nưgar:

 

Lễ hội Rija Nưgar được diễn trong một nhà lễ (kajang) ở một bãi đất trống đầu thôn. Nhà lễ (kajang) có 2 mái, được kết cấu bằng 2 vì kèo, mái lợp bằng tấm nhựa (ngày xưa lợp bằng tranh), diện tích khoảng (8m x 5m). Xung quanh được che chắn bằng những tấm liếp tre và chỉ mở một hướng ra vào về hướng đông – hướng thần linh.

Ở trần nhà lễ Rija Nưgar, trong ngày cúng thứ nhất treo một tấm vải trắng hình chữ nhật (1,5m x 1m) gọi là “Lâm tinh” – tượng trưng cho vũ trụ. Bên dưới đối diện với tấm vải là vật lễ “Mưron” – cũng là một tấm vải trắng được cột hai cây gỗ. Và ba cây cột ở đầu nhà lễ đều bao vải trắng. Cách trang trí nhà tương tự như trong không gian thánh đường Hồi giáo – Bàni. Do vậy, ngày đầu cúng lễ Rija Nưgar là cúng cho “thần mới” (yang brou) như các vị thần Alla, mohamach…; đến ngày hôm sau cúng “thần cũ” (yang bimon – yang aklak) như thần Po Inư Nưgar, Po klaung… Tục này còn lưu giữ một cách rõ nét trong tục cúng lễ hội Rija Nưgar ở thôn Bĩnh Nghĩa (Ninh Hải – Ninh Thuận).

Lễ Rija Nưgar được tổ chức trong hai ngày “một ngày vào và một ngày ra” (vào ngày thứ năm ra ngày thứ sáu – tamư di jip tabiak di suk). Hoặc họ gọi theo cách gọi cúng lễ vật “Ngày vào cúng Gà và ngày ra cúng Dê” (tamư mưnuk tabiak pape). Họ còn gọi theo cách cúng lễ vị thần “tamư Po birâu tabiak Po aklak” (Ngày vào cúng thần mới – thần Hồi giáo và ngày ra cúng thần cũ – thần Bàlamôn).

Lễ vật dâng cúng, ngoài gà, dê còn có 5 mâm cơm, canh, bánh trái (chuối, bánh ngọt), trầu cau, rượu trứng… Ngoài ra trên bàn lễ còn có vật lễ quan trọng là lửa – nước. Lễ vật cũng được người Chăm chia làm hai phần âm và dương mà họ thường gọi nôm na theo tên lễ vật chính là “ngày vào buổi chiều – cúng con gà (thuộc âm) và ngày ra buổi sáng – kết thúc lễ là cúng con dê (thuộc dương)”.

 

3. Thầy cúng lễ Rija Nưgar gồm có:

- Thầy Ka in (thầy bóng) mặc áo đỏ múa lễ, đạp lửa, lên đồng phản ánh nguyện vọng của cộng đồng lên thần linh và ngược lại.

- 03 thầy Mưduôn mặc áo trắng vỗ trống Basanưng hát thánh ca của các vị thần (01 thầy hát chính 02 thầy phụ lễ).

- 02 nghệ nhân đánh trống Basanưng.

- 01 nghệ nhân thổi kèn Saranai.

Và cùng nhiều thầy cúng lễ và dân làng phụ lễ.

Nhạc cụ bao gồm: 01 cặp trống Ginăng, 01 trống Basanưng và 01 kèn Saranai.

Đạo cụ múa bao gồm: 01 cây chèo, 01 cây mía đỏ (tượng trưng cho mái chèo thuyền); 01 cây quạt, khăn, và 01 cây roi ngựa. Tất cả đạo cụ, ngoài khăn và quạt được thầy Ka in (thầy bóng) cầm tay còn lại là để tại bàn tổ (danok). Tại bàn tổ nơi để vật lễ và đạo cụ múa còn có một cán rìu (công cụ lao động).

 

4. Hệ thống thần linh trong lễ Rija Nưgar: Người Chăm có tục thờ đa thần. Tất cả làng Chăm đều có hệ thống thần linh chung. Nhưng quan trọng là làng nào cúng lễ thì thần làng của làng đó được mời cúng lễ đầu tiên trong hệ thống thần linh chung ấy. Hệ thống thần linh trong lễ Rija Nưgar Chăm bao gồm các vị thần như sau Po Tang, Po Tang Ahok (thần chèo thuyền), Po Gialau (thần rừng trầm, rừng quế), Cey thun, Cey Dalim (Chàng Lựu), Cey Hanim Par, Cey Sit, Cey Pruang (hai hoàng tử), Po Garai phauk, Po Dam (Chàng trai trẻ), Po Riya (thần sóng biển), Nữ thần Po Nưgar (thần mẹ xứ sở), Po Klaung Garai (vua Chăm), Po Rame (vua Chăm), Po patau Bin Thôr, Po Sah Inư, Po Nai, Nai Bia Sôi, Bia Kôn, Bia Nưn, Bia Than Can, Bia Than Cih (Hoàng Hậu)… Ngoài các vị thần trên là các vị thần anh hùng văn hoá, anh hùng dân tộc trong lễ Rija Nưgar còn cúng các vị thần đất (Po bhùm), thần sông, thần nước (Patau ia), thần mặt trời (Aditiak), thần núi (Po cơk), thần biển (Yang tasik), thần lúa (Po yang sri)…

 

5.Hành lễ lễ Rija Nưgar: Lễ Rija Nưgar do thầy Mưduôn (thầy vỗ) làm chủ lễ, vỗ trống Basanưng rót rượu lần lượt mời các vị thần và hát bài thánh ca. Thầy Ka in (thầy bóng) dâng lễ vật và múa phụ hoạ theo nhịp trống Basanưng, trống Ginăng, kèn Saranai. Mỗi vị thần được mời về dự thì thầy Ka in (thầy bóng) có một điệu múa riêng, có một sắc phục và đạo cụ riêng. Hầu hết những bài thánh ca của các vị thần đều được rút ra từ những huyền thoại, sự tích, truyền thuyết, tiểu sử (Damnưi) của các vị vua (Po), hoàng hậu (Bia), tướng lĩnh (Cey)… Nhưng trong lúc hành lễ tùy theo thời gian, tâm trạng, tính cách, công lao của các vị thần mà Mưduôn (thầy vỗ trống), hoặc Kadhar (thầy kéo đàn Rabap) xướng lên nhiều hay ít. Theo nguyên bản, mỗi ca khúc rất dài, có từ 60-100 câu thơ. Tất cả những lời ca này được các nghệ nhân thuộc lòng và được ghi lại thành văn bản chữ Chăm còn lưu truyền trong dân gian hiện nay. Chẳng hạn, khi hát mở đầu lễ Rija Nưgar thì thầy Mưduôn vỗ trống Basanưng hát mời vị thần Po Tang về dự lễ theo đoạn thơ như sau:

 

- Hát mời thần Po Tang:

Chúng con xông lửa đốt trầm hương

Kính cẩn, quỳ lạy mời thần Po Tang

Nghe chúng con cất tiếng mời

Ngài đến nước rửa chân, ngồi tại bàn tổ

Xin ngài hưởng lễ vật,

Phù hộ độ trì chúng con

(Galau cuh pahuơl yak ia,

Klaung khôi da a yang Po Tang

Pok sap da a Po mai,

Ia rau takay dơh dang di danok

Kanư Po Palieng suk siam kajap,

Likau kanư kajap bih drey yang Po Tang…)

 

- Hát về Po Riyak (thần sóng biển):

Ngài Po Rijak quê ở Tánh Linh,

Người mẹ vĩ đại đã sinh ra ngài.

Ngài thông minh từ thuở bé,

Đạo dức tuyệt vời toả sáng khắp nơi.

Lớn lên quên cả việc nhà,

Đi khắp dân gian tìm học bùa phép

 

(Po Rijak bhum Bicam ia radak,

Mưda Inư sơh tabiak hu Po

Jak rak mưtuon lo,

Tal pruang oh jương thau ka kruk sang

Nau duah mưkru tanau rim harey,

Pieh daung palei Nưgar)

- Hát về thần Po Tang ahuak (thần chèo thuyền): Thầy Mưduôn vỗ trống hát về sự tích thần chèo thuyền, bài hát có đoạn:

 

Đứng giữa biển khơi là Po Tang ahuak

Bọt sóng tuôn trắng ngần

Như đoàn quân Po Tang ahuak

Bọt sóng lên trứng phau

Như đoàn quân Po tang Ahauk

(Di dalam tasik Po Tang ahauk

Riyak pauh athak patih bhong

Bwơl Po Tang ahauk

Riyak puah patih chai lauw)

- Hát về thần Cey Sít:

Đi La Mecque về làng,

Đất Ma Lâm ngồi chưa nóng chỗ

Đất Phan Rí chê tệ,

Sít qua Cà Ná chẳng ghé qua.

Người làm thuyền qua biển.

Bè gỗ Sít vị theo thần sóng.

(Sit nau Mưkah wơk mưng rai,

bhum di pajai ôh dauk liwik

Palei bhum Rarik lac jak,

Bhum di Chanak ôh wek tamư

Urang ngak gilai urang dik,

Gilai bhak di rakituan Po Riyak.)

- Hát về thần Cey Tathun: thì Mưduôn vỗ trống hát cuồng nhiệt, ca ngợi tính oai phong lẫm liệt của thần. Bài hát về Cey Tathun có đoạn:

 

Thần tự hoá thân đến,

Lòng mong muốn đi dạo chơi

Thầy Cey thun chạy ngựa vang dậy non sông,

tướng mạo đẹp trai, khôi ngô tuấn tú

Mũ đội đầu, tay cầm roi,

Ống điếu bằng ngà thần mang theo cùng

(Cey thrơh di trey cey mai…,

cuang di hatai nau duah mư in

Urang nau mưin gay ba,

Cey kau mưng rai sa bek havey

Duon tuak havey cey ba,

Gai đin bila cey ba thu bik…)

 

 

- Hát về Cey Dalim:

Ta trồi lên mặt nước,

Miệng ngậm cây mác đạp cá sâu dưới chân

Êđê thấy linh gọi ông,

Xây tháp thần cho dân cúng thờ

Êđê dựng rạp rải cát,

Dâng trâu đực làm lễ Rija Harei.

(Nan mưng kau blang di ia

Yak di paya bat di pabah

Rađaiy boh ginrơh ieu on,

Ngak jương Bimôn pok khwoi limah

Rađaiy ngak kajang tuh cwah,

Kabaw tanauw limah ngak Rija Harei).

 

- Hát về thần Po Hanim Par:

Khen Po Hanim Par thật tài,

chọn đất đai Patau kumey

Khéo thay Alla ban cho ngài,

rời bỏ Palei Po đi chiến đấu

(Mưyom Po hanim par biak girơh,

Po crauk di po siam đay,

Po klak palei nau ngak nưgar…)

Lúc thầy Mưduôn hát thì thầy Ka in cầm roi ngựa múa nhảy theo nhịp trống và tiếng reo hò của người dự lễ. Thầy Ka in (thầy bóng) ngây ngất trong điệu múa và nhập đồng. Đến lúc thăng hoa thầy Kain (thầy bóng) cầm roi ngựa múa, nhảy phi vào đạp tắt đống lửa đang rực cháy trước rạp lễ trong tiếng hò reo của mọi người. Năm nào thầy bóng lên đồng dập tắt đống lửa thì năm đó dân tin rằng mưa thuận gió hoà. Vì lửa tượng trưng cho nắng nóng, khô hạn. Dập tắt đống lửa trong lễ hội Rija Nưgar là tiễn đưa được cái khô hạn, nắng nóng ra đi và đem lại khí trời mát mẻ, mưa thuận gió hoà cho dân làng cày cấy.

- Hát về Po Klaung Giarai, Po Rame, thầy Mưduôn vỗ trống Basanưng hát bài thánh ca kể về các vị vua đã có công dạy dân làm thủy lợi, đắp đập, ngăn sông, xây dựng đền tháp như sau:

 

Chúng con là thường dân bé nhỏ,

Xin quì lạy mời vị thần Po Rame

Cất tiếng mời ngài đến,

nước rửa chân ngồi tại bàn tổ

Ngài lên trời thủ phép màu,

Ngài Po Rame thật tài

Ngài đắp đập ngăn sông,

chất đá lên núi làm đền

(Akok klaung anưk dun ya,

klaung khôi da a yang Po Rame

Po sap da a Po mai,

Topics: 006666;, 1c7dff, ">vang</a> ở, ">yang</a> brou), ">pape</a>)., 006666;, 1c7dff, ">vang</a> ở, ">yang</a> brou), ">pape</a>).

Be the first person to like this.