• Yahoo
  • Google
  • Live
  • Live
470 views

Hoa chăm pa tên khác là hoa đại, là loại cây được trồng làm cảnh ở hầu hết các vùng ở nước ta, trong vườn, trước cửa các đình, chùa, đền, hang động thờ cúng và ở các vườn hoa.

Cây chăm pa mọc hoang, lá to, gân lá nổi rõ, màu lá xanh đậm. Cụm hoa mọc ở đầu cành. Hoa có cánh màu trắng, tâm hoa màu vàng, mùi thơm, cánh hoa dầy, thường là năm cánh. Quả hình đậu. Hoa chăm pa được dùng làm thuốc chữa bệnh.

Theo Đông y, hoa chăm pa có vị ngọt tính bình, thơm, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu hòa vị, nhuận tràng, bổ phổi, hạ huyết áp, chữa say sóng, viêm ruột, lỵ, khó tiêu, kém hấp thụ và suy dinh dưỡng ở trẻ em, viêm gan do nhiễm khuẩn, viêm phế quản, ho chữa chứng đi ngoài chảy máu. Không dùng cho người suy nhược toàn thân, phụ nữ có thai không dùng. Liều dùng 10-15g cho thuốc sắc.

Một số bài thuốc ứng dụng

Chữa lỵ

Cách 1: Chăm pa khô 10g, rau sam 10g, lá mơ khô 15g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, mỗi lần uống 50ml, cần uống 3 ngày.

Cách 2: Hoa chăm pa 10g, vỏ quả lựu 10g, lá vối khô 8g. Sắc uống như bài trên.

Chữa ho: Hoa chăm pa 5g, cam thảo đất 10g, vỏ rễ dâu 10g. Vỏ rễ dâu cạo bỏ lớp vỏ ngoài, thái nhỏ, tẩm mật sao thơm. Sắc chia 3 lần uống trong ngày, mỗi lần uống 60ml, cần uống liền 3 ngày.

Chữa đầy bụng: Hoa chăm pa 10g, gừng 5g, trần bì 10g, sơn trà 5g. Sắc uống ngày 3 lần.

Chữa viêm phế khí quản: Hoa chăm pa 10g, kim tiền thảo 15g. Sắc uống trong ngày chia 3 lần, mỗi lần 50ml, cần uống liền 3 ngày.

Chữa tăng huyết áp

Cách 1: Hoa chăm pa 20g, hãm hoặc sắc lấy nước uống thay trà, có thể phối hợp thêm hoa hòe 12g, hoa cúc 12g và thảo quyết minh 12g. Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, dịch chiết hoa chăm pa có tác dụng hạ huyết áp khá rõ rệt.

Cách 2: Hoa chăm pa khô 100g, hoa cúc vàng khô 50g, hoa hòe khô 50g, hạt thảo quyết minh sao 50g. Tất cả tán thành bột, chia thành gói 10g, mỗi ngày dùng 1-2 gói hãm uống thay nước chè. Thuốc còn có tác dụng an thần, gây ngủ nhẹ, hạ huyết áp.

Posted in: Văn hóa Champa
Be the first person to like this.