• Yahoo
  • Google
  • Live
  • Live
Tún Kiều
by On July 21, 2012
116 views

Chế Bồng Nga (chữ Hán: 制蓬峩, ? - 23 tháng 1 năm 1390 [1]), hay Che Bonguar, (tên thật là Po Binasor hay Po Bhinethuor) là tên hiệu của vị vua thứ 3 thuộc vương triều thứ 12 (tức là vị vua đời thứ 39) của nhà nước Chiêm Thành. Trong thời kỳ ông cầm quyền, nhà nước Chiêm Thành rất hùng mạnh, từng đem quân nhiều lần xâm phạm Đại Việt của nhà Trần. Ông bị giết năm 1390 khi đang đem quân tấn công Thăng Long lần thứ 4.

Lịch sử


Năm 1360, vua Trà Hoa Bồ Đề (con rể vua Chế A Nan) qua đời, Chế Bồng Nga được triều thần tôn lên làm vua. Có người cho rằng Chế Bồng Nga là Po Binswar trong Biên Niên Sử Hoàng Gia Chăm (Rai Patao Cham, Vô Danh Thị, 1835). Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (1491), Chế Bồng Nga là một vị tướng tài, chỉ huy nhiều trận đánh vào lãnh thổ nhà Trần. Vừa lên ngôi, ông liền tổ chức lại quân đội, chuẩn bị chiến tranh với nhà Trần, khi đó đã suy yếu rất nhiều vì những ông vua hôn quân vô đạo như Trần Dụ Tông, nhằm tái chiếm những phần lãnh thổ đã từng nhượng cho nhà Trần (1306).

Từ năm 1360 đến 1390, quân đội Chiêm Thành đã nhiều lần tấn công vào lãnh thổ nhà Trần. Truyện cổ vùng Thanh Hóa, Nghệ An cho rằng con cháu của Chế Bồng Nga ở lại các vùng này và trở thành người Việt. Từ 1371 đến 1383, quân đội Chiêm Thàn đã 4 lần chiếm đóng Thăng Long và năm 1390, lúc đang tiến vào Thăng Long lần thứ tư, thì Chế Bồng Nga bị tử trận, chấm dứt một trang hùng sử.

Các lần tấn công Đại Việt


Sách Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục (gọi tắt là Cương mục) chép về những cuộc tấn công Đại Việt của Chế Bồng Nga (trong đó những cuộc tấn công từ năm 1366 trở về trước có quy mô nhỏ, là những cuộc cướp phá biên giới):
1. Năm 1361 ... tháng 3, Chiêm Thành vào cướp phủ Lâm Bình. Quan quân đánh bại được địch.
2. Năm 1365, tháng giêng, Chiêm Thành cướp bắt dân Hoá Châu.
3. Năm 1366... tháng 3, Chiêm Thành lấn cướp phủ Lâm Bình. Phạm A Song đánh phá được địch.
4. Năm 1371... tháng 3 nhuận. Chiêm Thành vào cướp kinh đô. Vua (Trần Nghệ Tông) chạy sang huyện Đông Ngàn. Người Chiêm bắt con trai, con gái, cướp bóc ngọc lụa, của cải, thiêu đốt cung điện, đồ thư và sổ sách. Kinh thành, vì thế, hết sạch sành sanh. Từ đấy, năm nào, Chiêm Thành cũng thường vào xâm lấn khuấy nhiễu; do đó biên giới mới xảy ra lắm việc.
5. Năm 1376...tháng 5. Chiêm Thành vào cướp Hóa Châu...Tháng 12, vua tự làm tướng, đi đánh Chiêm Thành."
6. Năm 1377 tháng 6. Chiêm Thành vào cướp kinh đô, mặc sức cướp bóc vơ vét.
7. Năm 1378, tháng 5, Chiêm Thành cướp kinh đô. Đỗ Tử Bình chống giữ, nhưng chống không nổi. Quân giặc xâm phạm kinh đô: cướp của, bắt người, rồi rút về.
8. Năm 1380 tháng 2, Chiêm Thành lấn cướp Nghệ An, Thanh Hóa. Tháng 5, Lê Quý Ly đánh bại được quân Chiêm. Chế Bồng Nga thua trận, trốn về.
9. Năm 1382 tháng 2, Chiêm Thành cướp Thanh Hóa. Quan quân đánh bại được giặc.
10. Năm 1383 tháng 6, Chiêm Thành cướp phủ Quảng Oai. Lê Mật Ôn đi chống giữ, nhưng bị thua. Thượng hoàng phải tránh sang Đông Ngàn. Quân Chiêm lại cướp phá Thăng Long.
11. Năm 1389 tháng 10, Chiêm Thành vào cướp Thanh Hóa. Sai Quý Ly đem quân đi chống cự. Bị thua, Quý Ly trốn về. Tháng 11. Quân Chiêm Thành xâm phạm đến Hoàng Giang. Trần Khát Chân đem quân chống cự. Ngày 23 tháng giêng năm 1390, Trần Khát Chân nhờ hàng tướng Chiêm Thành là Ba Lậu Kê chỉ cho thuyền vua Chiêm, chĩa hết hỏa pháo bắn vào. Chế Bồng Nga bị trúng đạn tử trận.

Nhà nước Chiêm Thành Hậu Chế Bồng Nga

Chế Bồng Nga chết, các vùng đất dưới ảnh hưởng Chiêm Thành đều được Lê Quý Ly (tức Hồ Quý Ly sau này) thu hồi. Lê Quý Ly đã tấn công vào vùng đất Cổ Lũy (Quảng Ngãi) ngày nay. Theo Biên Niên Sử Hoàng Gia Chăm (1835), Thủ đô Bal Angwei (Quảng Ngãi?) đã thất thủ vào năm 1397 và dân tị nạn đổ vào Bal Panrang (Phan Rang?). Sau trận chiến năm 1400 của vua Chu Đệ nhà Minh thì một bộ phần nhà nước Chiêm Thành được khôi phục (vương triều Đồ Bàn/Chà Bàn). Sau khi Lê Lợi đuổi quân Minh ra khỏi, vương triều Panrang cũng được khôi phục (1433). Sau khi Bal Sri Binay (Đồ Bàn/Chà Bàn) thất thủ, vương triều Panrang đã thừa kế vương quốc Chiêm Thành cho đến năm 1832.

Like (2)
Loading...
2