• Yahoo
  • Google
  • Live
  • Live
kevin cham
by On July 24, 2012
111 views

Người Chăm ở tỉnh An Giang quan niệm tiếng trống cất lên là báo hiệu niềm vui, niềm hạnh phúc

Ông Musa Haji, Trưởng Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo dân tộc Chăm An Giang, cho biết trống của người Chăm có 2 loại là  Paranưng và Panà.


Một tiết mục múa trống cổ của người Chăm ở tỉnh An Giang

 

Mai một theo thời gian


Trống Panà chỉ dùng trong ngày hôn lễ. Một đội trống Panà gồm 12 chiếc, 2 trống đực và 10 trống cái. Người chơi trống đều là nam giới, ngồi quanh thành vòng bán nguyệt hay vòng tròn mà vỗ lên trống để có những thanh âm trầm bổng. 

Những người chơi đồng thanh cất vang lời những bài hát ca ngợi nghĩa tình mẹ cha đối với người con đang cưới gả, ca ngợi tình yêu đất nước, lời răn dạy...
 

Trống Paranưng được sử dụng cả những ngày lễ Tết, người chơi có cả nam lẫn nữ vừa đánh trống vừa hát múa chung vui.


Người Chăm ở An Giang hiện chỉ còn lưu truyền trống Panà và biểu diễn cả trong những ngày lễ hội. “Trước đây, mỗi làng Chăm đều có đội trống cổ. Thế nhưng bây giờ chỉ còn 2 đội. Một đội ở xóm Chăm Châu Giang, huyện Phú Tân và đội ở làng Chăm Lama, huyện An Phú. Cũng chỉ còn chưa đến chục người già biết chơi, biết hát các giai điệu cổ nhạc Chămpa theo tiếng trống Panà. Những người này tập trung chủ yếu ở làng Chăm Lama”- ông Musa Haji nói. 


Sau giờ lễ ngày thứ sáu, đội trống làng Chăm Lama tập hợp đầy đủ cả 6 thành viên. Những bàn tay của các “nghệ sĩ già” vỗ vào mặt trống phát lên những cung trầm, cung bổng và vọng theo đó là lời một bài hát Chăm cổ. Theo tiếng dẫn của trống đực, từng cung bậc âm thanh vang vọng, ru hồn. 

Giọng ca lúc trong vắt vút cao tựa bay bổng giữa tầng mây, lúc trầm lắng ngọt ngào như dòng phù sa sông Hậu hiền hòa. Người nghe cảm thấy loáng thoáng đâu đây hình ảnh của những cô gái Chăm e thẹn bên chiếc khăn Mat’ra làm say đắm bao khách xa gần, những chàng trai Chăm bủa chài, quăng lưới. 

Người Chăm quan niệm tiếng trống cất lên là báo hiệu niềm vui, niềm hạnh phúc. Bởi vậy mới gọi là tiếng trống yêu thương. 


Nguy cơ thất truyền


Theo chỉ dẫn của ông Musa Haji, chúng tôi tìm đến làng Chăm Lama. Ông Mách Ta Rế, Trưởng Ban Trống cổ Lama, vui mừng tiếp chuyện. Ông chia sẻ: “Trống cổ Panà này trước đây có đủ 12 cái. Nó có tuổi thọ trên dưới 300 năm rồi, nhưng thời chiến tranh, mỗi người đem về cất riêng, rồi thất lạc, bây giờ tập trung lại chỉ còn 6 chiếc, chỉ có nửa đội. 

Anh em chơi trống thì lâu lâu mới tập trung vì bận làm ăn xa. Tụi tôi giờ năm sáu chục tuổi hết rồi, giọng không còn trong trẻo, sức cũng yếu dần. Thế mà muốn dạy cho đám con cháu cũng khó vì chúng không chịu học”. 


Theo ông Mách Ta Rế, trống Panà được làm bằng cách khoét lỗ thân các loại gỗ thuộc hàng danh mộc như giáng hương, mun... và đắp mặt bằng da dê già. Niền thân trống làm bằng cây mây rừng to hơn chiếc đũa, thân trống viền quanh bằng dây gân dày (trước đây đều dùng cây mây). Âm trống hay hoặc dở là do việc niền trống, căng trống và quan trọng nhất là thân trống phải được làm từ gỗ quý có tuổi từ 100 năm trở lên.


Âm điệu trống cổ Chămpa xoay quanh 3 cung bậc: trầm-trung-bổng. Mỗi cung bậc lại được chia thành những khoảng khác nhau và hình thành nên từ độ mạnh, yếu, vị trí của bàn tay người chơi vỗ vào mặt trống. Trống đực nhỏ hơn các trống còn lại nhưng là trống dẫn. Người đánh trống dẫn là nhạc trưởng và là người dẫn đội trống về thanh âm lẫn lời bài hát. Tùy theo lời hát và độ cao trầm mà tiếng trống cứ thế đánh theo. 


Người Chăm ở An Giang bây giờ còn phát triển thêm một loại trống mới là trống Khnag. Trống Khnag tựa trống sử dụng trong dàn nhạc nhẹ nhưng chỉ có một trống cái và ba trống con. 

Đắm mình trong tiếng trống 


Ông Lâm Thanh Bình, Trưởng Ban Tuyên giáo huyện An Phú, là một nghệ sĩ, nhạc sĩ đã gắn bó phần lớn sự nghiệp hoạt động âm nhạc với đồng bào Chăm ở tỉnh An Giang. Ông cho biết để có tâm hồn đồng điệu với nghệ thuật Chăm thì phải đắm mình trong tiếng trống người Chăm. “Hãy nhìn theo bàn tay điêu luyện của nhạc công. 

Âm thanh thùng... chập... thùng... chập... vang lên đều đặn khi đôi bàn tay nhẹ nhàng vỗ hai đầau mặt trống. Rồi người nghệ sĩ vút cao lời hát dân ca Chăm biến ảo, lúc trầm lắnag, lúc thánh thót đưa hồn người nghe vào cõi mộng vô thường”- ông Bình không giấu được cảm xúc hào hứng.


“Sự lai căng nhạc trẻ, nhạc phương Tây bây giờ đã khiến một bộ phận thanh niên người Chăm không còn mê tiếng trống Panà truyền thống”- ông Yatà, một nghệ nhân trống cổ của người Chăm ở An Giang, buồn bã nói.

Bài và ảnh: QUỐC DŨNG
Theo nld.com.vn
Like (1)
Loading...
1
Bích Hiên
<p>những năm tháng học cấp 3- e vẫn thường đạp xe đi học ngang qua plei hamutaranh- vẫn cái tiếng trống quen thuộc, lúc nghe hay hay, đôi lúc có chút rùng rợn giống như có đám. 1 ngôi nhà bé xíu nằm trên trục đường chính of plei, nhà có 1 góc sân vs bề rộng vừa đủ cho 5-6 ng` ngồi vòng tròn vẫn thườ... View More
July 24, 2012
Viết Bình luận...
1
1
July 25, 2012