• Yahoo
  • Google
  • Live
  • Live
admin
by On January 12, 2012
716 views

Katê là Tín Ngưỡng Bản Địa Mang Bản Sắc của Dân Tộc Champa

 

(Katê không phải là Tín Ngưỡng Tôn Giáo Ngoại Nhập Bàlamôn)

Đắc Văn Kiết

Cũng như các dân tộc khác trên thế giới, dân tộc Champa có hai hệ thống Tâm Linh: Tâm linh bản địa dân tộc và tâm linh tôn giáo ngoại nhập.

-Tâm linh bản địa: Phát xuất từ truyền thuyết cội nguồn và tín ngưỡng dân gian bản địa mang bản sắc dân tộc.

-Tâm linh tôn giáo ngoại nhập: Sau một qúa trình phàt triển xã hội và lịch sử dân tộc, tâm linh tôn giáo bên ngoài du nhập vào.

Trong bài viết này chỉ nêu lên quan điểm về Katê nên chỉ đề cập đến Tâm linh bản địa.

Tâm linh bản địa Champa:

1.        Tín ngưỡng cội nguồn dân tộc: Là truyền thuyết Pô INƯ NƯGAR. Truyền thuyết là mạch nối cội nguồn dân tộc với hiện tại và tương lai; giúp cho dân tộc trường tồn trong thống nhất bản sắc và không bị đồng hóa.

Theo truyền thuyết , dân tộc Chămpa tôn vinh “ Thiên Thần Nữ: “ Pô Inư Nưgar” là “Thần mẹ của xứ sở” đã khai sáng giang sơn gấm vóc và khai hóa dân tộc Chămpa, tổ chức xã hội theo “Chế độ mẫu hệ”, dạy cách sản xuất lúa CHIÊM, lúa nước cho dân tộc Chămpa giống như Shen Nung (Thần Nông) của Trung Hoa đã dạy cho dân Trung Hoa biết làm nông. Truyền thuyết Pô Inư Nưgar nói lên ngọn nguồn, huyết thống nhân đạo dân tộc, trong cách mưu sinh và ứng xử giữa con người với Thần linh, giữa con người với nhau trong tương quan xã hội. Do đó, vào thế kỷ IX, Vua Champa Harivarman I đã xây dựng một quần thể đền Tháp Pô Inư Nưgar trên ngọn đồi thoai thoải tại Kauthara (tức Nha Trang ngày nay) để thờ phượng.

 

gg.jpg

1.                      Tín ngưỡng trong đời sống dân gian:

Từ lúc ban sơ, khi khoa học chưa vén lên bức màng thâm u, huyền hoaëc của vũ trụ; con người luôn luôn thấy mình nhỏ bé trước những hiện tượng của thiên nhiên. Tri thức con người ngay từ thời nguyên thủy chưa được mở mang; nên hoàn toàn thần phục và tin tưởng nơi thần linh mầu nhiệm, để che chở cho họ trong cuộc sống hằng ngày.

Trải qua thời kỳ hái lượm, săn bắn, mò cua bắt óc nơi sông hồ để sinh nhai; đến cuối thời kỳ “Đồ Đá”, con người dần dần bắt đầu ý thức về về sản xuất ngô khoai, lúa thóc và giăng lưới bắt tôm cá ở biển cả, để cho đời sống được sung túc no đủ hơn.

Đến thời kỳ “ Sa Huỳnh Sắt” những dụng cụ mưu sinh tốt hơn, hữu dụng hơn; từ đó dân tộc Champa đã dần dà trở thành những cư dân nông nghiệp cần cù sáng tạo, yêu đồng xanh, sông hồ, núi thẫm; và là những ngư phủ gan dạ yêu đời sống biển cả mênh mông.

Đối với cư dân nông nghiệp, ngư phủ; công việc mưu sinh sản xuất, luôn luôn gắn liền với chu kỳ của thời tiết và những hiện tượng của thiên nhiên bất thường sảy ra làm ảnh hưởng tai hại cho công việc mưu sinh như: mưa nắng, sấm sét, hạn hán, lũ lụt, bảo giông v..v. Người dân Champa thường cúng tế các Thần sông, Thần núi , lễ cúng cầu mưa (Plao Pasăk) ,tế Thủy Thần . Sôï bão lụt xãy ra thì làm lễ cúng chặn nguồn (Kap hlâu krong) ; cúng lễ hạ điền ; lễ dựng chòi khi xuống ruộng cày bừa . Khi lúa đơm bông tốt thì cúng ruộng . Khi biển động, nổi cơn dông thì cúng Thần biển (Pô Riyak) . Khi được mùa, lúa thóc đầy bồ, khi biển yên sóng lặng , đem lại nhiều hải sản thì ngư dân, noâng daân, cúng tạ ơn trời biển v..v. Tất cả những việc cúng tế nêu trên là do “tín ngưỡng dân gian” bản địa trong đời sống hằng ngày, lâu dần trở thành tập quán dân tộc; tập quán đó là “Mbăng Katê” vào tháng bảy Chăm lịch theo thời vụ.

Ngoài những tín ngưỡng về mưu sinh trong đời sống nông nghiệp và biển cả; truyền thống đạo lý của dân tộc Champa từ lúc sơ khai, đã có tình sâu nghĩa nặng đối với đấng sanh thành, đối với người thân yêu ruột thịt của mình, lúc còn sinh tiền cũng như khi qúa vãng.

Trong tâm thức của dân tộc Champa, giữa người sống và người qúa cố, vẫn có sợi dây vô hình

ràng buộc với nhau. Hơn nữa trong sắc thái văn hóa dân tộc Champa: “Ngày Qua Đời” quan trọng hơn “Ngày ra đời” (sinh nhật). Người còn sống phải nhớ ngày qua đời của người thân thuộc trong gia đình để lo đơm quẫy. Việc thờ cúng ông bà tổ tiên, cha mẹ, thân thuộc quá cố, là những “Tín ngưỡng dân gian” sâu sắc nhất, mang tính hiếu thảo , đạo đức con người, một tập quán thiêng liêng truyền tụng từ đời này sang đời khác trong đời sống tâm linh bản địa và tình người của dân tộc CHĂM.

Từ những việc cúng tế Thần Linh về nông nghiệp, biển cả, cũng như sự thờ phuïng đơm quẩy tổ tiên, ông bà, cha mẹ và những “Tín ngưỡng dân gian bản địa” của dân tộc Champa, lâu dần tập quán ấy trở thành “Tục Lệ Mbăng Katê” như nói ở phần tập quán.

Nói đến “Tục Lệ” là nói đến nền tảng “Tâm linh bản địa”, là luật bất thành văn được dân tộc thừa nhận, tạo cho xã hội Champa được ổn định và hun đúc tình yêu thương đồng chủng , cấu tạo bản sắc dân tộc Chămpa từ cuộc sống ban sơ, trôi nổi theo dòng đời của đồng chủng, của màu da dòng máu dân tộc CHĂM từ nguyên thủy và tiếp nối trong suốt thời kỳ sống trong cảnh lầy lội, dưới sự cai trị hà khắc của những Viên Thái Thú Trung Hoa.

Vì sinh ra và trưởng thành trong hoàn cảnh khắc nghiệt của kẻ bị trị, dân tộc Champa biết đoàn kết, gắn bó với nhau; và khi đời sống được phát triễn, phồn thịnh; nổi sĩ nhục dân tộc mỗi ngày một dâng cao trước sự áp chế của Hán Tộc; toàn dân tộc Champa dưới sự laõnh đạo của KHU LIEÂN đã anh dũng hy sinh xương máu và sự sống còn để đứng lên dành độc lập dân tộc và Lập Quốc vào cuối thế kỷ thứ II (192) lấy Quốc hiệu là Lâm Ấp.

Sự vùng lên muôn người như một của dân tộc để lập quốc, khiến cho tiền nhân Chămpa đã hy sinh sự sống còn và họ đã trở thành những anh hùng dân tộc, những tiền nhân dũng cảm của Champa.

Do đó, ngoài sự cuùng tế Thần linh nông nghiệp, biển cả; Thờ cúng ông bà tổ tiên; dân tộc Champa còn phải tế tự, cúng bái tiền nhân yêu nước thương nòi, anh hùng dân tộc vị quốc vong thân trong những ngày lễ, trong những hoan ca được mùa v..v.. của dân tộc. “Tục lệ Mbăng Katê" này được dân tộc Champa cưu mang, tiếp nối nhau qua nhiều thế hệ trong đời sống và chuyển mình nhịp nhàng, với sự phát triễn xã hội cùng khắp quốc gia Lâm Ấp, biến thành “Lễ Hội Dân Gian” tức “Lễ hội Katê” tín ngưỡng tâm linh bản địa, khi chưa có bóng dáng ngoại nhập của Tôn giáo Bà La Môn và Văn hóa Ấn Độ. Trong lúc ban sơ lập quốc, tiền nhân Champa chỉ vay mượn Phạn ngữ lâm thời để tổ chức xã hội và điều hành Quốc gia.

Như nhà khoa học người Pháp Georges Coedes đã phát biểu: “Các dân tộc ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa, không phải là những dân tộc bán khai; nhưng họ là những cộng đồng có một nền văn mình của họ khá cao”. (1)

“Lể hội Katê “của tâm linh bản địa nêu trên đã gắn bó với đời sống xã hội và dòng lịch sử nổi trôi của dân tộc; đã ăn sâu vào tâm khảm của dân tộc Champa từ trước đó, trong đời sống văn hóa Sa Huỳnh và sau khi lập Quốc vào thế kỷ thứ II sau công nguyên cho đến ngày nay. Là một dân tộc sinh ra và trưởng thành trong nền văn minh nông nghiệp, nên “Lễ hội Katê” được tổ chức vào tháng 07 Chăm lịch theo thời vụ, mụch đích:

·                       Tưởng niệm và nhớ ơn Thần mẹ xứ sở Pô Inö Nưgar

·                       Tưởng niệm và nhớ ơn tiền nhân có công khai quốc Chăm như các anh hùng dân tộc và các Vua chúa Champa.

o                                    Tưởng nhớ tổ tiên, ông bà cha mẹ đã qúa vãng.

o                                    Đền đáp công ơn các vị Thần Linh đã đem mưa thuận gió hòa, đất đai mầu mỡ, được mùa, dân tình no ấm.

Những tín ngưỡng dân gian trên đây chính là “miền tâm linh bản địa” dân tộc Champa; nó hoàn toàn không phải là tâm linh tôn giáo ngoại nhập Bà La Môn hay bất cứ Tôn giáo nào khác . Katê không có tưởng niệm Brahma, Vishmu, Shiva các vị Thần của Ấn giáo. Lễ hội Katê cũng không thờ Phât Thích ca hay Phật Bà Quan âm của Phật giáo. Không thờ hay tưởng niệm Đức giáo chủ Huỳnh Phú Sổ của Cao Đài Giáo v..v..

Katê là miền tâm thức cội nguồn, vừa có” tình huyền thoại” vừa có”tính hiện thực” dệt thành “Bản Sắc”, dân tộc CHĂM. Một dân tộc mất đi “Bản sắc” dân tộc đó sẽ mất gốc và bị đồng hóa.

Dân tộc CHĂM, sau khi cả một Vương Quốc hoàn toàn sụp đổ, một số lánh nạn qua Mã Lai, Hải Nam, Thái Lan, Nam Dương vì không tiếp tục sinh hoạt “Tâm Linh bản địa” cội nguồn, qua vài thế hệ đã mất bản sắc, không biết mình là ai nữa. Họ không biết mình từ trên trời xuống hay dưới đất lên và rồi đã trở thành người Mã Lai, Thài Lan, Tàu, Indonesia… và hơn năm trăm ngàn dân tộc CHĂM tại Campuchia hiện nay đang đối diện với cảnh trời chiều, vì đã mất dần bản sắc và không bao lâu nữa họ sẽ khuất bóng vĩnh viễn sau dãy núi hướng tây! Đau khổ thay!

Còn đối với dân tộc CHĂM từ Nha Trang đổ ra đã bị Việt hóa hết; phần lớn là do họ không dám sinh hoạt cội nguồn như trước trong Vương Quốc Champa của họ; vì do chính sách đồng hóa hà khắc của Đại Việt! Hãy đọc tác phẩm “Có năm trăm năm như thế” của Hồ-Trung-Tú ở Quảng Nam mới xuất bản trong năm 2010 sẽ thấy rõ. Một triết gia: Carl Jung đã nói: “Nếu một dân tộc nào quên đi huyền thoại, thì dân tộc đó, dù là những dân tộc văn minh nhất, sớm muộn gì cũng bị tiêu vong”. Wallace Clif cũng cho rằng: “Nếu dân tộc nào đã mất đi huyền thoại, là đánh mất mạch nối vào nguồn cội qúa khứ của tổ tiên và cũng mất luôn căn bản cho việc xậy dựng tiền đồ của dân tộc đó”. Huyền thoại “Pô Inư Nưgar” là tâm linh bản địa cội nguồn dân tộc CHĂM, là mạch nối vô hình cội nguồn với hậu thế; nối tổ tiên với con cháu; là truyền kỳ lịch sử để có tự hào dân tộc CHĂM. Giống như Huyền Sử Con Rồng Cháu Tiên của Việt Nam là niềm tự hào của nòi giống Việt.

Tha nhân luôn luôn có khuynh hướng bôi xóa cội nguồn của một dân tộc bị trị một cách tinh vi; để lớp hậu sinh của dân tộc đó không biết cội nguồn để rồi bị đồng hóa vĩnh viễn! Nhưng, cái khổ đau nhất, chính một phần dân tộc đó tự bôi xóa cội nguồn, đoạn tuyệt với qúa khứ văn hóa và tâm linh dân tộc để trở thành một dân tộc khác mà họ không hề biết! Katê không phải của AHIER mà là của cả dân tộc CHĂM. Ahier mới có từ thế kỷ XVII đổ lại. Còn ” Mbăng Katê” đã manh nha từ khởi thủy và lớn dần theo đà phát triển của dân tộc. Ấn Độ cũng không có lễ tục Katê. Ấn Giáo du nhập vào Champa từ thế kỷ thứ IV (Bia ký chỉ đề cặp đến Bhadravarman I là vị Vua đầu tiên lập nên Thánh Địa Mỹ Sơn vào cuối thế kỷ IV để thờ thần linh Hindu là Bhadresvara (Shiva). Còn thời Khu Liên, Phạm Hùng, Phạm Dật, Phạm Văn không hề có bia ký nào nói đến, vì Ấn Giáo chưa thật sự có mặt tại những giai đoạn lịch sử này. Các đền Tháp tại Thánh Địa Mỹ Sơn được Vua Bhadravarman I cũng như các vương quyền kế tiếp như Rudravarman, Sambhuvarman, Prakasadharman, Vikramtavarman II v.v.. đều xây dựng đền Tháp để thờ phượng và tế tự các Thần Linh Hindu giáo như Brahma, Shiva, Vishenu..dều thuộc về tâm linh tôn giáo ngoại nhập, không dính dáng gì đến Tâm Linh Bản Địa cội nguồn CHAMPA trong đó có tục lệ “Mbăng Katê” theo thời vụ nông nghiệp.

Những lễ hội Katê ngày nay có đôi chút biến thể về nghi thức nhưng vẫn trên nền tảng nguyên thủy daân tộc. Như lễ hội Katê trên đền Tháp “Pô Klong Garai”, Pô Romé, Pô Dam v v… Vì các vị Vua này là tiền nhân, là Vua Chúa Champa; hậu duệ Champa phải tế tự hằng năm để nhớ công đức các Ngài. Cái Ngài có theo tôn giáo nào không quan trọng; quan trọng các Ngài là dân tộc Chămpa là đủ rồi. Các Ngài không phải là người: Ấn Độ, Tàu, Tây, các ngài là đồng chủng với chúng ta, là tiền nhân của chúng ta. Đừng bắt bẻ nhau từng chữ trong bản văn cổ nữa, đừng hoàn toàn nghe theo những nghiên cứu của ngoại nhân nữa… “Tận tín thư bất như vô thư” – (Tin hoàn toàn vào sách như không có sách). Ngay cả những “chính sử” của một quốc gia có chủ quyền vẫn không hoàn toàn trung thực khi “chính sử” đó được viết bởi các “sử gia nô bộc”; ngòi bút của họ bị vua chúa uốn nắn, bẻ cong. Hãy nhìn vào “ Tâm Linh bản địa” CHĂM bằng cảm xúc của dân tộc mình, bằng trực giác của người trong cuộc.

Ngày nay, của thời đại văn minh này, các nhà sinh học đang chiến đấu chống nạn tiệt chủng của “muôn thú” và “cây rừng”. Họ cho rằng: Sự tiêu diệt bất cứ một loại muôn thú hay thực vực nào cũng có ảnh hưởng đến sự quân bình về môi sinh trên hành tinh này; lâu dần nhân loại sẽ gặp thiên tai và sẽ tự chôn vùi sự sống của mình. Còn dân tộc Chăm ta thì sao? Còn lại bao nhiêu người? Và trong bối cảnh chiều tà này, các nhà sinh học nào sẽ chiến đấu cứu chúng ta?! - Chỉ có chính chúng ta tự cứu mình.

Các nhà nghiên cứu khoa học đã minh định rằng: Có hơn hai trăm nền văn hóa cổ của nhân loại sẽ mất đi trong thế kỷ 21 này nếu không biết gìn giữ; trong đó có cả nền văn hóa cổ của dân tộc Chămpa. Và nếu nền văn hóa cổ của chúng ta mất đi trong bóng mờ của lớp bụi thời gian; thì đó là ngày dân tộc CHĂM bị cáo chung trên hành tinh này bởi sự ngu muội của chính chúng ta.

Ngoài kia, anh em trong Hội Bảo Tồn Văn Hóa Chămpa U.S.A, đang chuẩn bị mùa “Mbăng Katê” năm nay. Tôi cố gắng lê đôi chân thấp khớp già nua của mình, đến góp một bàn tay để cùng níu kéo nền Văn hóa cội nguồn của một dân tộc sắp lọt xuống hố!

San Jose – California

Mùa “Mbăng Katê năm 2011”

(1) Đông Nam Á Sử Lược của giáo sư D.G. Hall, trang 15.

 Trích từ cuốn đặc san Vijaya #8

Source: www.ilimochampa.org

Posted in: Lịch sử Champa
Like (3)
Loading...
3