Blogs
Categories
Sự vùng dậy của Ja Thak Wa
From Champaka.org 05-10-2007 lúc 11:59:00 AM
Po Dharma (Professor)
(Tóm lược từ bài tiểu luận mà chúng tôi đã đăng trong Champaka 4, 2004, tr. 37-80)
“…nếu ai giết được một thành viên của nhóm Ja Thak Wa, họ được thưởng ba quan tiền mang dấu khắc “Phi Long”. Nếu ai giết được một quan chỉ huy của Ja Thak Wa, họ sẽ được một phần thưởng quan trọng hơn…”
Sau ngày từ trần của Lê Văn Duyệt ở Sài Gòn vào năm 1832, hoàng đế Minh Mệnh ra lệnh xô quân chinh phạt Panduranga-Champa vô cùng dã man trước khi quyết định xóa bỏ vương quốc này trên bản đồ Ðông Dương.
Sự diệt vong Champa vào năm 1832 đã đưa nhân dân Champa vào con đường vô cùng thống khổ. Khi không chịu nổi nữa những tang thương của một dân tộc vong quốc, nhân dân Champa chỉ còn con đường duy nhất là vùng dậy chống lại kẻ xâm lược. Cuộc biến động đầu tiên sau ngày Champa diệt vong là sự vùng dậy vào năm 1833 của Katip Sumat, một nhân vật Hồi Giáo đã từng cư trú nhiều năm ở Makah (tức là Kelantan, Mã Lai). Trước đoàn quân hùng mạnh của Việt Nam thời đó, phong trào Kakip Sumat bị tan rã vào năm 1834.
Sự thất bại của Katip Sumat chỉ là tiếng chuông báo hiệu cho sự ra đời của một phong trào đấu tranh kế tiếp, với một tổ chức quy mô và hiện đại hơn, đó là sự vùng dậy của Katip Thak Wa, người Chăm Bani làng Văn Lâm (Phan Rang), cũng là một nhân vật đã từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình Panduranga-Champa thời trước.
Thời điểm sự ra đời phong trào của Ja Thak Wa trên sân khấu chính trị Việt Nam rất thuận lợi, vì đó là thời điểm mà nhân dân Champa vong quốc đang gặp phải bao thống khổ hàng ngày vì sự áp bức của triều đình Huế. Chỉ nghe tiếng gọi đấu tiên của Ja Thak Wa, nhân dân Champa đã vùng dậy dưới một lá cờ chung, không phân biệt tôn giáo, chủng tộc, địa phương, nhằm giải phóng đất nước Panduranga-Champa, khôi phục lại những gì mà hoàng đế Minh Mệnh đã phá hủy, từ cơ cấu kinh tế, xã hội, lịch sử, văn hóa, v.v.. Ðể tiến đến mục tiêu, Ja Thak Wa đề ra một chiến lược đầu tiên đó là xây dựng lại vào năm Giáp Ngọ (nasak athaih, 1834) một cơ cấu giải phóng vững chắc trong những mật khu ở vùng cao nguyên Panduranga (Ðồng Nai Thượng) và Kauthara (Nha Trang-Phú Yên).
Phục hưng triều đại vua Po Romé
Khi đã xây dựng xong mật khu chiến đấu, Ja Thak Wa triệu tập một hội đồng quốc gia để chỉ định Po War Palei, dân tộc Raglai, thuộc làng Cadang, lên làm quốc vương (Po Patrai) của Panduranga. Po War Palei là anh rể của Po Dhar Kaok (tên Việt là Nguyễn Văn Nguyên), tức là cựu phó vương Panduranga dưới thời vua Po Phaok The (1828-1832). Sau đó, Ja Thak Wa đề nghị tấn phong một người gốc Churu mang chức là Cei Aia Harei (hoàng tử mặt trời) làm hoàng tử kế vị và Ja Yok Ai gốc người Chăm làm Panraong Sa-ai (đại quan quân sự).
Po War Palei gốc Raglai là một nhân vật thuộc thị tộc Po Romé (dân tộc Churu), vị vua đã sáng lập triều đại thứ 6 của vương quốc Panduranga kéo dài từ năm 1627 đến ngôi vương cuối cùng là Po Ceng Cei Brei (1783-1786) đã bỏ ngai vàng chạy sang Cao Miên lánh nạn vào năm 1786.
Sự phong chức cho một quốc vương lâm thời và cho những quan lại trong thời điểm đó đã chứng minh rằng Ja Thak Wa muốn phục hưng lại Panduranga thành một “quốc gia độc lập”. Dù rằng các sử liệu tiếng Chăm đã ghi nhận rằng Po War Palei được dân chúng tôn vinh lên làm quốc vương Panduranga thời bấy giờ, nhưng triều đình Huế vẫn xem phong trào này chỉ là nhóm phản nghịch đặt dưới quyền chỉ huy của một số nhà lãnh đạo “ngu xuẩn và man rợ sống trong rừng núi (...) với mục đích là cướp bóc tài sản và tấn công người Việt” sống ở vương quốc này.
Chiến lược quân sự của Ja Thak Wa
Ðể chuẩn bị cho cuộc vùng dậy, Ja Thak Wa đứng ra lãnh đạo toàn bộ guồng máy tổ chức, biến khu vực rừng núi ở phía tây của các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận thành một hậu cứ chiến lược. Mặt khác, vị chỉ huy này biết dựa vào hậu thuẫn của dân tộc cao nguyên (Raglai, Churu, Kaho, Stieng...) ở vùng Ðồng Nai Thượng, một lực lượng hùng mạnh, lúc nào cũng sẵn sàng chống sự xâm nhập của người Việt vào khu vực của họ kể từ năm 1832. Cũng nhờ sự hiện diện của Po War Palei (gốc Raglai) và vị hoàng tử kế thừa (gốc Churu) trong tổ chức, Ja Thak Wa vận động rất dễ dàng các dân tộc miền núi tham gia vào mặt trận giải phóng của mình. Ðể mở màn cho cuộc đấu tranh, Ja Thak Wa xua quân lần thứ nhất vào tháng thứ 7 năm Ngọ Champa lịch (nasak athaih, 1834) nhằm tấn công cùng một lúc khu vực đồng bằng từ Phú Yên đến Phan Rí.
Chính sách đất đai đỏ lửa của Minh Mệnh
Trước sự vùng dậy này, Minh Mệnh không ngần ngại áp dụng chính sách <đất đai đỏ lửa> để khai trừ quân phiến loạn. Theo tác phẩm Ariya Gleng Anak viết vào năm 1835, cuộc tấn công của Minh Mệnh chống lại Ja Thak Wa vào tháng 7 năm Ngọ (nasak athaih, 1834) của lịch Champa là một chiến trường đẫm máu, nơi mà súng đạn và trọng pháo làm long lở cả trời đất. Hàng loạt thôn xóm người Chăm bị thiêu hủy, để làm thế nào cho quân nổi loạn phải khiếp vía và thần phục. Thêm vào đó, Minh Mệnh cũng trừng trị vô cùng tàn bạo những thành viên của Ja Thak Wa.
Nhờ vào áp dụng chính sách <đất đai đỏ lửa> này, quân Minh Mệnh thành công đẩy lui sự vùng dậy lần thứ nhất của Ja Thak Wa. Ngược lại, Ja Thak Wa có quan điểm hoàn toàn khác biệt. Theo ông ta, cuộc thất bại này không phải là vì quân Việt Nam hùng mạnh, nhưng vì dân chúng người Chăm ở đồng bằng không cương quyết đồng loạt nổi dậy như ông ta hy vọng.
Kỷ luật sắt của Ja Thak Wa
Ðể chuẩn bị cho cuộc tấn công lần thứ hai vào tháng 10 năm Ngọ của Champa lịch (1835), Ja Thak Wa ra lệnh cho chiến sĩ người Churu và Raglai phải thanh trừng đích đáng những người Chăm nào không theo cách mạng vì sợ sự trả thù của Minh Mệnh. Cũng nhờ áp dụng kỷ luật sắt đó, cuộc tấn công quân sự lần thứ hai đã mang lại một thắng lợi lớn lao. Quân cách mạng của Ja Thak Wa làm chủ tình hình vào đầu năm Ất Vị (1835) toàn bộ lãnh thổ Panduranga cũ (huyện An Phước, Hòa Ða, Tuy Tịnh và phủ Bình Thuận).
Ðối với Minh Mệnh, Panduranga là một khu vực chiến lược quân sự quan trọng. Chính vì thế, hoàng đế Minh Mệnh phải đích thân đứng ra giải quyết chiến tranh này để tái lập lại quyền uy của triều đình Huế ở miền nam. Chiến lược đầu tiên của Minh Mệnh đó là ra lệnh trừng trị thích đáng những quan lại Việt Nam bất tài không tìm giải pháp để dập tan sự vùng dậy của Ja Thak Wa ở Panduranga.
Chính sách diệt chủng
Minh Mệnh cũng ra lệnh cho mỗi quân lính của mình, nếu ai giết được một thành viên của nhóm Ja Thak Wa, họ được thưởng ba quan tiền mang dấu khắc “Phi Long”. Nếu ai giết được một quan chỉ huy của Ja Thak Wa, họ sẽ được một phần thưởng quan trọng hơn nữa. Việc này trong sử liệu tiếng Chăm còn nói rõ hơn là Minh Mệnh ra lệnh cho mỗi người lính Việt Nam phải chém cho được ba đầu người Chăm theo phong trào Ja Thak Wa trong một ngày thì họ mới được hưởng lương bổng. Lợi dụng chính sách của Minh Mệnh để có thêm phần thưởng, cư dân Việt tranh đua tàn sát hàng ngàn nhân dân Champa vô tội để đưa vào danh sách là thành viên của Ja Thak Wa hầu được hưởng tiền thưởng này. Ðây là một vụ án diệt chủng kinh hoàng chưa từng xảy ra trong lịch sử Ðông Nam Á.
Chính sách quật mồ tổ tiên
Ngoài chính sách tiêu diệt dân tộc Champa để có phần thưởng, hoàng đế Minh Mệnh còn giao phó cho quân đội Việt Nam thẳng tay tàn sát, trục xuất, truy nã, tù đày những người phản nghịch và đồng bọn theo Ja Thak Wa và tranh thủ thời gian để biến dân tộc Champa mất nước thành những người dân nô lệ. Họ thiêu đốt các làng mạc người Chăm, vơ vét gia sản của họ, quật mồ tổ tiên (kut) của họ, đập phá nơi thờ phượng của các nhân vật lịch sử Panduranga thời trước như Pô Klaong Haluw (1567-1591/1579-1603), Po Saong Nyung Ceng (1799-1822) và thiêu đốt cả đền tháp Champa, như đền Po Romé.
Hết quật mồ mả vua chúa Champa, hoàng đế Minh Mệnh quyết định thay hẳn bộ mặt bản đồ dân cư ở Panduranga. Ðể ngăn chặn sự vùng dậy có thể xảy ra trong tương lai, Minh Mệnh ra lệnh các thôn làng Chăm phải dời đi nơi khác, xen kẻ với làng mạc người Việt để họ không còn cơ hội tụ hợp vùng dậy nữa. Kể từ đó, địa bàn truyền thống của cư dân người Chăm ở Panduanga không còn nữa. Sự mất tích trên bản đồ của tất cả làng Chăm nằm sát bờ biển là một bằng chứng cụ thể. Thể chế định cư trà trộn giữa dân Chăm và Kinh ở vùng Phan Rang và Phan Rí đã giải thích cho sự sụp đổ toàn diện cơ cấu văn hóa và xã hội của người Chăm, vì họ không còn là chủ nhân trên mảnh đất của tổ tiên họ nữa.
Dựa vào thế lực của triều đình Huế, các cư dân Việt Nam tung hoành cư xử như họ là chủ nhân của xứ sở Panduranga này. Lợi dụng sự chuyển cư của người Chăm đi nơi khác để phù hợp với chính sách mà Minh Mệnh đã đưa ra, cư dân Việt Nam tranh nhau xâm chiếm những đất đai màu mỡ và chỉ để lại cho người Chăm những khu vực khô cằn để rồi nông dân này phải chịu bao đói khổ triền miên.
Cuối cùng, Minh Mệnh cấm tất cả sự liên hệ giữa dân chúng Chăm ở đồng bằng và anh em Champa sống ở khu vực cao nguyên tức là Churu, Raglai, Kaho, v.v. Chính sách này có thể giúp chính quyền Minh Mệnh kiểm soát hay ngăn chặn những mạng lưới trao đổi giữa Chăm và dân tộc sống ở vùng Ðồng Nai Thượng, mà Minh Mệnh xem họ là những thành viên trung thành nhất với Ja Thak Wa.
Chiến tranh tâm lý
Song hành với chính sách khủng bố hay tiêu diệt nhân dân Champa, Minh Mệnh cũng nghĩ rằng chiến lược chính trị là giải pháp hay để đưa quần chúng Champa ly khai với nhóm phản động của Ja Thak Wa. Thế là triều đình Huế bắt đầu vuốt ve nhân dân Champa và kêu gọi họ là nên từ bỏ mọi sự nghi ky đối với chính quyền Việt Nam và nên đặt lại niềm tin với triều đình Huế.
Ngoài chính sách chiêu hồi quần chúng, Minh Mệnh còn tìm cách chinh phục những nhân vật gốc Chăm có uy tín ở Panduranga để theo phe mình. Một trong những nhân vật mà Minh Mệnh muốn thu phục đó là bà chị của ông Dhar Kaok (cựu phó vương Panduranga 1828-1832), tức là vợ của Po War Palei. Một nhân vật khác mà Minh Mệnh cũng tìm cách thu phục là Po Phaok The, cựu quốc vương Panduranga (1828-1832). Minh Mệnh đề nghị thăng tặng cho cựu quốc vương này chức Diên Ân Bá (bá tước Diên Ân), nhưng huy hiệu này không bao giờ đến tay ông ta. Vì rằng, vào tháng 6 năm Ất Vị (1835), cựu quốc vương Po Phaok The bị triều đình Huế kết tội tử hình với hình phạt “lăng trì” (chặt chân, chặt tay và xẻo từng miếng thịt cho chết dần. Một hình phạt tàn khốc nhất của thời phong kiến Việt Nam.) vì đã tham gia phong trào Ja Thak Wa.
Mặc dù Minh Mệnh đã áp dụng chủ thuyết <Ðất Ðai Ðỏ Lửa>, nhưng trận chiến đẫm máu giữa đoàn quân của Ja Thak Wa và quân Việt Nam vẫn còn diễn biến trên chiến trường ở Panduranga cho đến tháng thứ 4 năm Ất Vị (1835), năm đánh dấu cho sự tử trận của của Po War Palei (tiếng Việt là La Bôn Vương) và Ja Thak Wa (tiếng Việt gọi là Ðiền Sư) ở chiến trường gần thôn Hữu Ðức-Văn Lâm, Phan Rang. Mặc dù đã tử trận, triều đình Huế còn ra lệnh chặt lấy đầu của nhà lãnh đạo Ja Thak Wa đem đi bêu để cho quần chúng xem.
Sự tử trận của Ja Thak Wa vào tháng thứ 4 năm Ất Vị (1835) đã đưa dân tộc Champa vào một trang sử mới, những trang sử của một dân tộc không vua chúa, không quân đội và cũng không chính quyền. Sự tử trận của Ja Thak Wa vào tháng thứ 4 năm Ất Vị (1835) cũng là điểm mốc của sự thay tên đổi chúa ở Panduranga thời đó. Dân tộc Champa không còn là nhân dân của vương quốc Champa nữa, mà là công dân Việt nam, một loại công dân ngoại lệ, vì họ không có quyền gì trên đất đai họ nữa ngay cả tính mệnh của họ.
Trong suốt 16 thế kỷ, hàng trăm ngàn chiến sĩ Champa đã hy sinh. Công lao và xương máu của họ không phải để thống trị dân tộc khác, mà là để bảo tồn một chút quyền vô cùng nhỏ nhoi, đó là quyền được sống của một con người trong lãnh thổ truyền thống Champa của họ. Ja Thak Wa là một trong những chiến sĩ Champa này.
Ja Thak Wa đã hi sinh trên bãi chiến trường vào tháng thứ 4 năm Ất Vị (1835), nhưng tên tuổi và linh hồn của Ja Thak Wa vẫn còn sống, sống mãi trong tư duy của bất cứ người Champa nào còn nhận diện mình là kẻ vong quốc nhưng không bao giờ chấp nhận vong thân.
Po Dharma
Professor
From www.champaka.org
Be the first person to like this.
Có sự trùng hợp thú vị khi mình tìm hiểu về gia tộc nhà mình là đời bà tổ (trước mình 6 đời) là người di cư từ Phan Rang vào Phan Rí và định cư tại làng ?? (chăm gọi là palei Jo), cũng trùng vào thời điểm lịch sử của bài viết trên (thời cai trị của vua Minh Mệnh).
<p><span style="font-family: 'times new roman', times; color: #000000;"><strong>Quá khứ thì<span style="font-size: small; line-height: 16px;"> đã </span>qua<span style="font-size: small; line-height: 16px;"> ,</span></strong></span></p>
<p><span style="color: #000000;"><span style="font-family: ... View More
<p>Bạn "xe đạp ôm" là ai vậy ? Sao bạn không ghi tên thật của mình và hình ảnh của bạn lên để mọi người trên diễn đàn có thể biết bạn ? Như vậy những bài viết hay bình luận của bạn sẽ "nghiêm túc" hơn đấy !</p>
<p>PS: Cuộc sống phải có trước, có sau chứ bạn ! Tìm hiểu về lịch sử của dân tộc cũng là ... View More