• Yahoo
  • Google
  • Live
  • Live
bonghong
by On December 1, 2012
413 views
Michael Vickery
Người dịch: Hà Hữu Nga
Như đầu đề của bài viết muốn nói, tôi cho rằng lịch sử Champa, với tư cách là một tổng thể hầu như chưa có một nghiên cứu phê phán nào, kể từ khi cuốn sách1 của Georges Maspéro xuất bản năm 1928, nay cần phải được nhìn lại với các vấn đề sau: i) Nguồn gốc của người Chăm nói tiếng Nam Đảo hiện sinh sống tại Việt Nam và Cabodia; ii) Vấn đề Lâm Ấp; có phải Lâm Ấp chính là Champa do những hồ sơ đầu tiên liên quan đến vấn đề này, hay là do được xác định về sau, còn nếu Lâm Ấp không phải là Champa thì đó là gì?; iii) Các quan hệ với Việt Nam, đặc biệt là quan niệm cho rằng Champa, bao gồm cả Lâm Ấp thường xuyên là nạn nhân của tệ bành trướng của người láng giềng phía bắc; iv) Cách kể về lịch sử Champa của Maspéro. Mặc dù cuốn sách của ông lập tức thu hút sự xét đoán của độc giả ngay sau khi xuất bản và càng ngày càng thấu đáo hơn kể từ Rolf Stein, nhưng các kết luận chủ yếu của ông lại được trao truyền theo nghĩa đen vào công trình tổng hợp nổi tiếng của by Georges Coedès, và đã tiếp tục tác động ảnh hưởng mạnh mẽ đến các công trình nghiên cứu khác, kể cả việc chấp nhận chung của một số nhà ngôn ngữ cho đến tận thập kỷ vừa qua 3.
Bài viết này bao gồm cả việc xem xét lại vị thế chính trị - hành chính của các vùng người Chăm sinh sống được xác định căn cứ vào các di tích kiến trúc và bi ký trải dài từ Quảng Bình đến nam Phan Rang. Có nghĩa là nhìn lại xem liệu có phải Champa là một nhà nước/vương quốc thống nhất duy nhất như mô tả trong các công trình nghiên cứu kinh điển đã có hay đó là một loại liên chính thể do người Chăm nói tiếng Nam Đảo thống trị, hay cả hai, hoặc đó là những chính thể hoàn toàn riêng biệt, thỉnh thoảng có tranh chấp? 4
Các nguồn tư liệu: Có ba loại nguồn tư liệu cho lịch sử Champa: (1) các di tích vật chất – kiến trúc gạch vẫn được coi là hệ thống đền tháp đi liền với các công trình điêu khắc, và các tư liệu thu được từ các cuộc khai quật khảo cổ học; (2) các bi ký bằng tiếng Chăm cổ và tiếng Phạn; và (3) các sử liệu chữ Hán và tiếng Việt về mối quan hệ giữa các quốc gia đó và các chính thể khác thuộc các vùng phía nam Trung Quốc, trong đó có bắc Việt Nam, và vùng lãnh thổ thuộc nam Việt Nam ngày nay.
Các di tích vật chất: Các di tích vật chất trên mặt đất, hệ thống đền tháp thông qua các công trình kiến trúc đã cho thấy tối thiểu có ba vùng bắt đầu phát triển vào cùng một thời gian – khoảng các thế kỷ 8 – 9. Tuy nhiên, chắc chắn là đã có các kiến trúc sớm hơn giờ đây không còn nữa và niên đại khởi đầu thực sự thì sớm hơn. Kể từ Bắc vào Nam, các vùng đó là (1) Quảng Nam, nhất là lưu vực sông Thu Bồn, khu vực Mỹ sơn, Trà Kiệu và Đồng Dương; (2) vùng Nha Trang với phức hợp Po Nagar, và (3) vùng Phan Rang, trong đó các bộ phận thuộc di tích Hòa Lai có thể có niên đại vào thế kỷ 8, và có lẽ có thể gồm cả các kiến trúc Pô Dam và Phan Thiết xa hơn về phía Nam.5
Một vùng khác, ở đó có số lượng lớn các di tích đền tháp, đó chính là khu vực Quy Nhơn, nhưng các kiến trúc ở đó lại có niên đại thế kỷ 11 – 13, mà không có các di tích sớm hơn. Toàn bộ các vùng này đều nằm ở các cảng rất thuận tiện thuộc các cửa sông, hoặc trên các con sông, không xa biển. Một di chỉ cổ tại lưu vực Thu Bồn ở đó toàn bộ các công trình kiến trúc trên mặt đất đã biến mất theo thời gian, là đề tài thu hút rất nhiều mối quan tâm, nhưng ở đó các công trình điêu khắc ấn tượng thì lại vẫn còn, đó là Trà Kiệu, cách Mỹ Sơn khoảng 20 – 30 km; tầm quan trọng của nó có lẽ từ thế kỷ thứ nhất đã được khảo cổ học phát lộ6.
Hai con sông có tầm quan trọng hơn cả trong lịch sử sớm Champa, mặc dù cho đến bây giờ vẫn chưa được chú ý đúng mức. Một là – tôi sẽ chỉ rõ, con sông chưa bao giờ được quan tâm đến – sông Trà Kúk ở Quảng Ngãi với hai ngôi thành cổ Châu Sa (rõ ràng là một thành lũy lớn) và Cổ Lũy (nơi này đã phát hiện được một số công trình điêu khắc quan trọng, có lẽ niên đại từ thế kỷ 7 – 8). Cả hai ngôi thành này đều nằm gần cửa sông, cùng với các di tích của ngôi tháp Chánh Lộ có các công trình điêu khắc rất đáng chú ý, có niên đại thế kỷ 11. Việc gần như bỏ qua thành Châu Sa của các nhà khảo sát trước đây có lẽ do họ không phát hiện được hệ thống đền tháp ấn tượng, mà lại chỉ có một bi ký 7. Còn con sông kia là Đà Rằng - Sông Ba, đổ vào biển ở Tuy Hòa, giữa Quy Nhơn và Nha Trang; đó là một lưu vực rộng nhất ở Việt Nam. Các di tích của các giai đoạn khác nhau đã được phát hiện dọc triền sông, một bi ký Phạn thế kỷ XV ở vùng cửa sông, và Thành Hồ rộng hơn thành Châu Sa, cách biển khoảng 15 km. Không còn nghi ngờ gì nữa, đây là một tuyến đường thủy quan trọng vào nội địa 8.
Một vùng khác cũng bị bỏ qua, đó là vùng phía cực bắc của Champa ở Quảng Trị và Quảng Bình, rõ rangàng là thuộc thế kỷ 9 – 10, khi Indrapura và khu vực đền tháp Đồng Dương hưng thịnh và khi các di chỉ Phật giáo Đại thừa phát triển tại Ròn/Bắc Hạ, Đại Hữu, Mỹ Đức và Hà Trung 9. Vùng này có lẽ được đưa vào phạm vi “triều vua thứ sáu” của Maspéro, nhưng các công trình tưởng niệm của nó đã không được nghiên cứu trong thời gian ông đang viết về vấn đề này, và tầm quan trọng của vùng này chưa bao giờ được đánh giá đúng mức. Hơn nữa, ý nghĩa to lớn của nó lại bị lu mờ đi trong các văn liệu với việc quy cho các công trình của nó thuộc “phong cách” được đặt tên cho các trung tâm xa hơn về phía nam, chẳng hạn như Đồng Dương, Mỹ Sơn, v.v...10. Việc chú ý thiết yếu đến vùng này buộc chúng ta phải diễn giải lại lịch sử các sự kiện trong các thế kỷ 10 – 11.
Cần phải nhấn mạnh rằng việc định niên đại nhiều di tích kiến trúc và việc phát hiện các công trình điêu khắc trên mặt đất vẫn cần phải được nghiên cứu kỹ hơn, vì người ta đã không còn chấp nhận các diễn giải cũ là hợp lý nữa. Các mẫu bao gồm Mỹ Sơn E-1, được định niên đại bằng cách so sánh với điêu khắc Cambodia cách xa 700 km với một bi ký mơ hồ đi kèm; cụm tháp Hòa Lai, Phan Rang được định niên đại theo Damrei Krap ở Phnom Kulen, Cambodia, căn cứ vào một mẩu huyền thoại trên bi ký Cambodia Sdok Kak Thom; phong cách Tháp Mắm, Bình Định thì dựa vào cách xử lý nặng tính hư cấu của Maspéro; còn phong cách Mỹ Sơn A1 trước hết dựa trên vào một định kiến của Henri Parmentier cùng một bi ký bị lạm dụng và giờ đây không còn được phân biệt rõ ràng khỏi Trà Kiệu mà ngày nay rất ít người đồng ý vì những phong cách Trà Kiệu khác nhau được phát hiện thông qua khảo cổ học thực địa 11. Vì vậy trong giai đoạn nghiên cứu này thì việc định niên đại các công trình kiến trúc và điêu khắc của lịch sử Champa đều khá lỏng lẻo.
Bi ký: Bi ký Champa được thể hiện bằng hai ngôn ngữ, Chăm và Phạn. Bi ký Chăm được coi là cổ nhất chính là bia Võ Cạnh được phát hiện tại một di chỉ gần Nha Trang. Nó được định niên đại vào khoảng thế kỷ 2 – 4, và càng ngày người ta càng có những ý kiến khác nhau về việc nó có thuộc Champa hay thuộc về một thủ lĩnh Phù Nam đã từng chinh phục vùng đất sau đó đã trở thành một phần của Champa. Quan điểm cuối cùng của Coedès được Maspéro ủng hộ cho rằng bia đó thuộc Phù Nam, và vị thủ lĩnh được xác định rõ ràng, có tên श्री मार* Śrī Māra, được viết bằng chữ Hán là 范師蔓* Fan Shih man Phạm Sư Mạn, còn tôn giáo thời kỳ đó là Đạo Phật. Quan điểm đó được thịnh hành đến tận năm 1969, khi Jean Filliozat cho rằng tước vị Māra có lẽ có nguồn gốc từ một tước vị hoàng gia पाण्ड्य* Pandyan, còn nội dung của tấm bi ký có thể cũng chỉ ẩn ý Ấn Độ giáo như là Phật giáo mà thôi. Cách xử lý như vậy dường như cho thấy bia Võ Cạnh có thể không được coi là thuộc Phù Nam, hoặc Champa, và chắc chắn không thuộc Lâm Ấp 12.  
Tuy nhiên ngày nay William Southworth đã lôi cuốn sự chú ý đến những đặc điểm nhất định của nội dung bi ký, có vẻ thể hiện xã hội Nam Đảo; nếu lập luận ấy đứng vững thì có thể hoàn trả lại cho một thực thể Chăm tấm bi ký đầu tiên đó, mặc dù nó không thuộc Lâm Ấp. Như Southworth đã lưu ý, đoạn dịch dưới đây của Filliozat và Claude Jacques: “Tác giả của tấm bi ký này có lẽ không hề là hậu duệ của Śrī Māra, mà là một người con rể đã kết hôn với dòng tộc mẫu hệ thống trị. Trọng tâm then chốt của dòng tộc này rõ ràng là người con gái của cháu nội Śrī Māra, mà tác giả của tấm bi ký xuất thân từ gia đình đó, còn nội dung tấm bi ký đã cho thấy tôn ty mẫu hệ này”.  
Có nghĩa là loại vật quyên cúng này được mô tả trong bi ký là “rất thông thường trong các xã hội mẫu hệ”, và tấm bi ký “chủ yếu được thúc đẩy bởi các mối quan tâm xã hội bản địa”. Cái tên Śrī Māra có thể vẫn thuộc về nguồn gốc Tamil như Filliozat đề xuất – mà người Chăm học được trong các chuyến hải hành đến Ấn Độ và sử dụng cái tên đó một thời gian cho đến khi tước vị phạn वर्मन्varmache chở, bảo vệ* trở thành phổ biến vào giai đoạn sau. Nhà Trang, như Southworth đã mô tả, là một cảng “trên tuyến thương mại chính qua Đông Nam Á” từ Ấn Độ đến bắc Việt Nam và nam Trung Quốc, “tạo ra một bối cảnh lịch sử và địa lý hợp lý cho việc dựng bia Võ Cạnh” 13. Tấm bia được coi là cổ xưa thứ hai, thế kỷ IV, sau Võ Cạnh là một văn bản cổ ngữ Chăm thuộc Đông Yên Châu, gần Trà Kiệu. Được phát hiện tại vùng Thu Bồn, không xa Mỹ Sơn, đây cũng là loại văn bản cổ nhất của bất cứ cổ ngữ Nam Đảo hoặc Đông Nam Á nào 14.   
Cả hai tấm bia sớm này đều biệt lập và có thể không tích hợp vào số còn lại, những ấm bia còn sót lại không được phân bố hoàn toàn phù hợp với các dic tích vật chất. Nhóm bia có nội dung mạch lạc nhất gắn liền với sự phát triển sớm của lưu vực sông Thu Bồn, di chỉ Mỹ Sơn, đồng thời chỉ có những văn bản biệt lập ở nơi khác. Từ thế kỷ V-VIII có 20 bi ký tất cả đều bằng chữ Phạn, và tất cả, trừ hai bia ở Mỹ Sơn hoặc gần đó. Theo các thống kê của Southworth thì 19 bi ký với 279 dòng văn bản ở Quảng Nam, với 12 bi ký và 258 dòng ở Mỹ Sơn, nhưng chỉ có ba tấm bia với 13 dòng ở nơi khác 15. Sau đó từ giữa thế kỷ VIII đến giữa thế kỷ IX, khoảng 774 đến 854, có một nhóm 8 bia mạch lạc nhất ở phía Nam. Hầu hết các bia này đều ở Phan Rang, chỉ có vài cái ở Nha Trang; 5 tấm bia hòa toàn hoặc một phần viết bằng chữ Chăm. Tiếp theo, từ 875 (hoặc sớm hơn tý chút) đến 965, có 25 bi ký được coi là thuộc triều इन्द्रपुरा* Indrapura/Đồng Dương, lại ở phía bắc vùng Thu Bồn, nhưng riêng biệt với Mỹ Sơn. Các bi ký này đều phác họa một khu vực rõ ràng từ Quảng Nam đến Quảng Bình và chỉ có loại cổ tự trong các văn tập đã được công bố phát hiện ở phía bắc Huế. Bốn bi ký nhóm này ở phía Nam và 16 bi ký hoàn toàn hoặc một phần thuộc chữ Chăm 16. Một bi ký có nhiều cổ tự Chăm hơn cả là, có lẽ liên quan là bia Mỹ Sơn, có niên đại 991 (xem bên dưới).
Về sau các bi ký này phân bố khá đồng đều giữa Bắc và Nam cho đến đầu thế kỷ XIII, sau đó có 32 bia được phát ở phía Nam, và chỉ có sáu bia ở Mỹ Sơn, niên đại muộn nhất là 1263. Sau năm 991, trong số 75 bia đã biết cho đến cái cuối cùng năm 1456 thì chỉ có 5 cái bằng tiếng Phạn, tất cả đều trước năm 1263, và số còn lại là tiếng Chăm. Trong cùng giai đoạn có 18 bia Mỹ Sơn tính đến chiếc cuối cùng được định niên đại 1263 và một bia khác từ cuối शकśaka, thế kỷ XII, hai trăm năm sau khi các vua Champa, theo Maspéro, được cho là chuyển về phía nam đến विजय* Vijaya do sức ép của người Việt, một hoàn cảnh buộc phải xem xét lại các mối quan hệ giữa hai chính thể này.    
Thật khác thường là Bình Định/Quy Nhơn mặc dù rõ ràng có tầm quan trọng như hệ thống tháp gạch đã chứng tỏ và rõ ràng các nguồn tư liệu Champa và Cambodia đều chú ý đến nó, nhưng ở đây lại chỉ thấy có 7 bi ký rất ngắn – tất cả đều muộn màng, và chỉ có một bi ký có nhiều giá trị lịch sử hơn cả (C53 and C54/1178-1278, C58/1259, C55/1265, C52/thế kỷ ś., C47/1401, C56/1456). Tất cả các bi ký chủ yếu của các nhà cai trị được cho là đã kiểm soát Bình Định trước thế kỷ XIII đều được chạm khắc tại Mỹ Sơn. [Về vấn đề này, xin xem ở dưới, trong phần nói về Vijaya.
Một tập hợp các bi ký chi tiết và mạch lạc nhất, chí ít là có một chục văn bản, liên quan đến các mối quan hệ của các thế kỷ XI – XIII, hầu như hoàn toàn là chiến tranh với Cambodia. Việc thảo luận chi tiết về các bi ký này được trình bày tại mục về lịch sử tự sự ở phía dưới. Công trình đầu tiên về các bi ký Champa bắt đầu vào cuối thế kỷ XIX. Abel Bergaigne bắt đầu tổng hợp các thông tin từ các bi ký từ năm 1888, và công bố các văn bản Phạn ngữ năm 1893. Công trình đầu tiên về các bi ký Chăm ngữ là của Étienne Aymonier năm 1891. Sau đó, trong một loạt bài viết. Louis Finot đã xử lý cả các bi ký Chăm ngữ và Phạn ngữ, bằng cách biến đổi một số vấn đề diễn giải về sau của Aymonier. Édouard Huber cũng đã thực hiện một công trình nghiên cứu quan trọng liên quan 17.
Vẫn còn những vấn đề về việc giải thích theo nghĩa đen một số văn bản Chăm ngữ. Vì hầu hết các bi ký được Aymonier xử lý trong bài viết năm 1891, nhưng ông đã không công bố chính văn bản đó, và cũng không hề đưa ra một bản dịch đầy đủ, mà chỉ tóm tắt các chi tiết quan trọng. Rõ ràng là một số bi ký vẫn cần có những diễn giải mới khi rốt cuộc nó đã thu hút được sự chú ý của một nhà Chăm học tài năng. Khi Louis Finot tiếp tục công việc công bố và dịch các bi ký Chăm, ông luôn chọn các văn bản mà Aymonier không xử lý; vàvì ông không phải là một chuyên gia về ngôn ngữ, nên không thể chấp nhận toàn bộ các bản dịch của ông mà không đặt câu hỏi.  Vì chất lượng không chắc chắn của các bản dịch từ cổ ngữ Chăm, nhất là công trình của Aymonier, và của cả Finot nữa, nên tất cả các diễn giải về các sự kiện lịch sử dựa vào đó đều phải được trình bày bằng cách thông báo trước rằng để có được những bản dịch tốt hơn thì buộc phải xem xét lại một số chi tiết.     
Giờ đây đã có một công trình mới của Anne-Valérie Shweyer về các bi ký Champa được sử dụng làm hướng dẫn cho tất cả các xuất bản phẩm. Nó có ý liệt kê toàn bộ các bi ký đã có các công bố liên quan theo trật tự niên đại dã được hiệu chỉnh với các cột ghi số đăng ký, vị trí, tên người và tên các thần được đề cập và các công bố liên quan 18. Ngoài công trình của Shweyer, không có một nguyên cứu nguyên bản nào mới về các bi ký Chăm trước năm 1920, và danh mục tư liệu chuẩn về các bi ký Champa, cả Chăm ngữ và Phạn ngữ đều có niên đại từ 1923 19.
____________________________
Còn nữa...
Nguồn: Michael Vickery 2005. Champa revised, Asia Research Institute Working Paper Series No. 37, 2005The ARI Working Paper Series is published electronically by the Asia Research Institute of the National University of Singapore.
 
Tác giả: Chân thành cảm ơn Bruce Lockhart đã giúp chuẩn bị bản thảo để công bố trong ARI Working Papers Series.

Ghi chú của người dịch: Các từ có đánh dấu sao [*] là do tôi, Hà Hữu Nga, trộm tìm, dịch sang tiếng Phạn, tiếng Hán và tiếng Việt để tiện cho bản thân trong việc nghiên cứu, so sánh và xác định nghĩa của từ mà thôi.

** Chú thích 10  Le Musée de sculpture Caü** de Đà Nẵng, (không biết có phải viết nhầm CamCham hoặc Champa không? (Hà Hữu Nga).
1. Georges Maspéro, Le Royaume de Champa (Paris: École Française d’Extrême-Orient reprint, 1988); ấn bản gốc là Paris and Brussels: Éds. G. Van Oest, 1928.
2. Tôi quyết định đọc vần này là Linyi. Cách viết ở Việt Nam ngày nay đã bỏ đi dấu gạch nối giữa hai từ tên địa danh. Trước đây nó được viết là Lin-I hoặc Lin-Yi, như trong Rolf Stein, Le Lin-Yi, sa localisation, sa contribution à la formation du Champa et ses liens avec la Chine, in Han-Hiue, Bulletin du Centre d’Études Sinologiques de Pékin, 2 (1947). [Lâm Ấp, định vị và đóng góp của nó cho quá trình hình thành Champa và các mối quan hệ của chúng với Trung Quốc]. Các địa danh và tên đền tháp Champa cũng được ghi theo cách đọc vần trong các văn liệu tiếng Việt hiện nay.
3. Louis Finot, nhìn lại Maspéro, Le Royaume de ChampaBulletin de l’École Française d’Extrême-Orient (henceforth BEFEO), 28 (1928): 285-92; in lại năm bản năm 1988 của Maspéro, Royaume de Champa; George Coedès, Histoire ancienne des états hindouisés d’Extrême-Orient (Hanoi: Imprimerie d’Extrême-Orient, 1944); Coedès, Les états hindouisés d’Indochine et d’Indonésie (Paris: Éditions E. de Boccard,1948); Coedès, Les états hindouisés d’Indochine et d’Indonésie, rev. edn (Paris: Éditions E. de Boccard, 1964); Coedès, The Indianized states of Southeast Asia, ed. Walter F. Vella, tr. Sue Brown Cowing (Honolulu: University of Hawaii, 1968); Graham Thurgood, From ancient Cham to modern dialects, two thousand years of language contact and change(Honolulu: University of Hawaii, 1999). 
4. Đối với các sử gia và các bi ký học Champa trước đây nó được coi là có một một Champa duy nhất từ khi xuất hiện Lâm Ấp. Xem Étienne Aymonier, ‘Première étude sur les inscriptions tchames’, Journal Asiatique (henceforth JA),série 8, 17 (1891): 5-86; Louis Finot, Bia Śambhuvarman [शम्भुवर्मन्* Fan Fan-tche 范梵志Phạm Phạm Chí] ở Mĩ Sơn - ‘Stèle de Śambhuvarman à Mi-so’n’,BEFEO, 3 (1903): 206-11; Louis Finot, ‘Notes d’épigraphie VI: Inscriptions de Quảng Nam’, BEFEO, 4 (1904): 83-115 (see p. 113); Finot, ‘Notes d’épigraphie XI: Les inscriptions de Mi-so’n’, BEFEO, 4 (1904): 897-977; Finot, ‘Les inscriptions du Musée de Hanoi’, BEFEO, 15 (1915): 1-19; Paul Pelliot, ‘Deux itinéraires de Chine en Inde à la fin du VIIIe siècle’, BEFEO, 4 (1904): 131-385; và các nguồn tư liệu dẫn trong ghi chú ở trên. Các nghiên cứu gần đây coi Champa là một liên chính thể có thể thấy trong Actes du séminaire sur le Campāorganisé à l’Université de Copenhague le 23 mai 1987 (Paris: Centre d’Histoire et Civilisations de la Péninsule Indochinoise, 1988).
5. William Aelred Southworth, The origins of Campā in Central Vietnam, a preliminary review (Ph.D. diss., School of Oriental and African Studies, University of London, 2001), pp. 416-7. Bảng 3 cho thấy chuỗi kiến trúc do Philippe Stern đề xuất trong L’art du Champa (ancien Annamet son évolution (Paris: Adrien-Maisonneuve, 1942), và Bảng 4, đề xuất xem xét lại của Southworth. Ông đã bỏ qua mọi tham chiếu với Pô Nagar of Nha Trang, cho dù Bảng đề xuất của ông có tiêu đề là Chuỗi định vị kiến trúc Campa đến đầu thế kỷ 11 SCN, trong khoảng thời gian đó, sao lại có thể bỏ qua Pô Nagar được.
6. Ibid., dẫn công trình trước đây của Claeys và Glover.
7. Đây là trường hợp bi ký C61 được trích dẫn, như trong Édouard Huber, ‘L’épigraphie de la dynastie de Đồng Dương’, BEFEO, 11 (1911) 282; Finot, ‘Inscriptions du Musée’, p. 11; Southworth, ‘Origins of Campā’, pp. 149, 151. For Chánh Lộ see Jean Boisselier, La statuaire du Champa (Paris: Publications de l’École Française d’Extrême-Orient, 1963, p. 214.
8. Charles Higham, The archaeology of mainland Southeast Asia (Cambridge: Cambridge University Press,1989), pp. 304-5; Ngô Văn Doanh, Chămpa ancient towers: Reality & legend (Hanoi: Institute for South-East Asian Studies, 2002), pp. 281-92.
9. Boisselier, Statuaire du Champa, pp. 118, 101, 133-9, 141, 147-8, 276. 
10. Examples are L’Association Française des Amis de l’Orient, Le Musée de sculpture Caü** de Đà Nẵng (Paris: Éditions de l’AFAO, 1997), p. 142, no. 121, from Hà Trung (Mỹ Sơn style); p. 144, no. 124, from Đại An (Mỹ Sơn style); and p. 175, no. 192, from Mỹ Đức (Đồng Dương style).
11. Stern, Art du Champa, p. 70, mặc dù không khẳng định sử dụng bất cứ bi ký nào trong việc định niên đại các công trình tưởng niệm thì việc Damrei Krap được xác định niên đại đầu thế kỷ IX, khoảng 802, trên cơ sở tích truyện Jayavarman II trong bi ký Sdok Kak Thom, Cambodia (AD 1052), nhưng với niên đại 802 được qui cho Jayavarman là từ các bi ký sau này. Đối với Mỹ Sơn A1, Stern chỉ rõ, tr. 94, rằng Parmentier “làm việc theo nguyên tắc các hình thái nghệ thuật hoàn hảo hơn thì cổ hơn”. Đó là định kiến nảy sinh ra cách định niên đại sai lầm cho Mỹ Sơn A-1, sau đó hình như đã được hỗ trợ bởi một bi ký sớm được phát hiện gần đó nhưng thực ra lại không có liên hệ gì quần thể khu tưởng niệm. Vì cách xử lý Tháp Mắm của Boisselier quá vụng về, có lẽ vì ông quá tòng phục theo cách xác định của Stern đối với phong cách Bình Định. Trước hết Boisselier gợi ý rằng phong cách đó xuất hiện sớm ngay sau khi thủ đô được cho là đã chuyển về Bình Định, khoảng năm 1000, theo Maspéro, nhưng sau đó khi thấy không ổn, ông đã vẫn tiếp tục vụng về đặt nó vào thế kỷ XII, chắc chắn không ăn nhập gì với quần thể tưởng niệm chính ở khu vực đó, các đền tháp xung quanh Quy Nhơn (Boisselier, Statuaire du Champa, pp. 223, 256-274, 308-9). Những điêu khắc loài quỷ được bảo tồn tốt tại Bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Chăm Đà Nẵng cho thấy ảnh hưởng Việt Nam/Trung Quốc [Boisselier, pp. 291-3] và phải muộn hơn, có thể thế kỷ XIV hoặc thậm chí XV. Như William Southworth, thông tin riêng ngày 10 tháng 11 năm 2004, đã lưy ý “Toàn bộ giai đoạn này và toàn bộ chuỗi lịch sử nghệ thuật và điêu khắc Bình Định cần phải được xem lại một cách chi tiết hơn ... [và] bản thân di chỉ Tháp Mắm thực sự cũng có thể có niên đại từ cuối thế kỷ XIV đến thế kỷ XV”.   
12. Coedès, Các nhà nước Ấn Độ hóa, Indianized states, p. 40; Jean Filliozat Bi ký được gọi là “Vỏ [sic]-Cạnh”, ‘L’inscription dite de “Vỏ [sic]-Cạnh”’, BEFEO, 55 (1969): 107-16; Claude Jacques, Ghi chú về phong cách “Vỏ [sic]-Cạnh” Notes sur la stèle de “Vỏ [sic]-Cạnh”’, pp. 117-24 cũng có cùng vấn đề; Michael Vickery, ‘Funan reviewed: Deconstructing the ancients’, BEFEO, 90-91 (2003-4): 101-43; và thảo luận của Southworth, ‘Origins of Campā’, ghi chú ở dưới.
13. Ibid., pp. 204-5. 
14. Bi ký Chăm sớm nhất này là C174, mà Maspéro vẫn chưa biết và Anne-Valérie Schweyer đã bỏ qua trong Niên đại bi ký Champa đã công bố - Chronologie des inscriptions publiées de Campā, Études d’épigraphie cam-1,BEFEO, 86 (1999): 321-44. Xem George Coedès Bi ký Chăm ngữ cổ nhất ‘La plus ancienne inscription en langue chame’, in Eastern and Indian Studies in honour of F. W. Thomas, C. I. E. (Bombay: New Indian Antiquary Extra Series I, No. 48), pp. 39-52..
15. Southworth, Các cội nguồn Champa
Posted in: Lịch sử Champa
Be the first person to like this.
Tuệ Nguyên
<p>Bên blog Kattigara có đưa vài phần nữa. Hôm nào bonghong trích và post lên hết cho anh em đọc.</p> <p> </p>
December 29, 2012