• Yahoo
  • Google
  • Live
  • Live
kevin cham
by On December 21, 2012
319 views

Hội đồng Tối cao Dân tộc Bản địa Việt Nam vừa được thành lập tại Hoa Kỳ đệ trình lên LHQ yêu cầu Nhà nước Việt Nam công nhận “Dân tộc Bản địa” đối với 3 nhóm dân tộc thiểu số. Hòa Ái phỏng vấn Tiến sĩ Po Dharma về sự kiện này.

AFP photo

Dân tộc Chăm rước lễ tại Mỹ Sơn, đất thánh của Vương quốc Champa cũ, nằm ​​ở trung tâm tỉnh Quảng Nam

“Dân tộc Thiểu số” hay “Dân tộc Bản địa”

Hòa Ái: Thưa Tiến sĩ Po Dharma, trước tiên nhờ Tiến sĩ cho biết khái niệm về “Dân tộc Thiểu số” khác với “Dân tộc Bản địa” trong hiến chương Liên Hiệp Quốc như thế nào?

Tiến sĩ Po Dharma: Tôi là Tiến sĩ Po Dharma, một thành viên trong Hội đồng Phát triển Văn hóa Dân tộc Chăm tại Hoa Kỳ. Cho tới hôm nay, dân tộc Chăm là một thành viên trong tổ chức gọi là Hội đồng Tối Cao Dân tộc Bản địa Việt Nam. Trong đó có người Campuchia Krom, dân tộc Chăm và dân tộc Tây Nguyên, ra đời vào tháng 9 năm 2012 tại North Carolina, Hoa Kỳ.

Đối với chúng tôi, “Dân tộc Bản địa” và “Dân tộc Thiểu số” là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Theo hiến chương của LHQ thì “Dân tộc Bản địa” là một tập thể tộc người sinh sống tại khu vực đó từ hàng trăm thế kỷ về trước. Dân tộc Chăm là một dân tộc đã có mặt tại miền Trung Việt Nam vào hơn mấy trăm thế kỷ. Sau đó, mới có vấn đề nam tiến Việt Nam, rồi dân tộc Champa phải nhường lại cho Đại Việt từ Quảng Bình cho tới Biên Hòa. Như vậy, nếu chúng tôi định nghĩa theo LHQ thì chúng tôi là người “Dân tộc Bản địa” vì quê hương của người Chăm tại đó và dân tộc Chăm có ở đó hàng trăm thế kỷ về trước.

Ngược lại, đối với hiến chương LHQ đối với “Dân tộc Thiểu số” là tập thể của một cộng đồng tộc người từ một quốc gia khác đến sinh sống tại một quốc gia này. Thí dụ như người Hoa là một dân tộc thiểu số đối với Việt Nam bởi vì người Hoa từ Trung Hoa đến. Như vậy định nghĩa chúng tôi là dân tộc thiểu số hay dân tộc ít người thì không phù hợp cho lắm đối với bản tuyên ngôn về “Dân tộc Bản địa” của LHQ ra đời vào năm 2007 mà Việt Nam là một thành viên của LHQ đã thỏa thuận ký kết trên văn bản đó.

Hòa Ái: Như vậy, qua lời Tiến sĩ chia sẻ là Hội đồng Tối cao Dân tộc Bản địa Việt Nam mới vừa thành lập gồm có 3 nhóm “Dân tộc Bản địa”, vậy Hội đồng Tối cao Dân tộc Bản địa thành lập với mục đích gì, thưa Tiến sĩ?

Nếu chúng tôi định nghĩa theo LHQ thì chúng tôi là người “Dân tộc Bản địa” vì quê hương của người Chăm tại đó và dân tộc Chăm có ở đó hàng trăm thế kỷ về trước. 
Tiến sĩ Po Dharma

Tiến sĩ Po Dharma: Vâng, Hội đồng Dân tộc Tối cao Bản địa Dân tộc Việt Nam thành lập với mục tiêu chính của họ là đấu tranh để yêu cầu Nhà nước Việt Nam phải thực hiện những quy ước trong tuyên ngôn của LHQ về vấn đề “Dân tộc Bản địa”. Riêng về cộng đồng Chăm, chúng tôi có quan điểm riêng, tức là cộng đồng Chăm trong tổ chức Hội đồng Tối cao Dân tộc Bản địa thì chúng tôi có 8 mục tiêu yêu cầu Nhà nước Việt Nam phải thực hiện.

Hòa Ái: Vậy thì trong 8 mục tiêu của dân tộc Chăm đề ra, thì mục tiêu nào đóng vai trò quan trọng nhất?

Tiến sĩ Po Dharma: Trong 8 điều đó, có 3 điều vô cùng quan trọng đối với chúng tôi. Thứ nhất là quyền sở hữu đất đai của chúng tôi. Đây là điều vô cùng quan trọng. Vì chúng tôi không có đất đai để sống hôm nay, dân tộc bản địa không có một miếng đất nào để sống. Họ không thể sống được vì họ không biết làm nghề gì khác ngoài nghề nông. Điểm thứ hai là chúng tôi muốn làm thế nào Nhà nước Việt Nam công nhận chúng tôi là một “Dân tộc Bản địa”, chứ không phải là “Dân tộc Thiểu số”.

Chúng tôi không phải như người Hoa từ Trung Hoa tới. Chúng tôi là người sinh đẻ ở đó, quê hương ở đó. Chúng tôi không phải là thành phần của “Dân tộc Thiểu số” mà là thuộc thành phần của “Dân tộc Bản địa” theo hiến chương của ban tuyên ngôn LHQ. Vấn đề thứ ba, quan trọng nhất, là làm thế nào để hoàn trả lại đất đai của người dân tộc thiểu số hồi trước bị tịch thu hay bị quốc hữu hóa. Nếu trường hợp không trả lại thì chí ít cũng phải hoàn tiền cho họ một chút để họ có cơ hội phát triển kinh tế. Đó là ba mục tiêu quan trọng nhất mà chúng tôi bất cứ giá nào phải đấu tranh trong tương lai.

Hành trình gian nan

 

vinaculto.vn-250.jpg
Dân tộc Chăm tổ chức Lễ dâng cúng thần làng trong ngày hội Katê được tổ chức hàng năm vào tháng 7 lịch Chăm, tức là khoảng 25/9 đến 5/10 dương lịch. Photo courtesy of vinaculto.vn
Hòa Ái: Bởi vì Hội đồng Tối cao Dân tộc Bản địa Việt Nam được thành lập ở hải ngoại, như vậy có sự nối kết nào giữa cộng đồng của 3 dân tộc gồm có Khmer Krom, Chăm và Tây Nguyên ở trong nước không?

 

Tiến sĩ Po Dharma: Hôm nay chúng tôi chưa có sự kết hợp “Dân tộc Bản địa” trong nước và ngoài nước. Đây là một tổ chức hội đoàn phi chính phủ hoàn toàn độc lập, ra đời vào tháng 9 tại North Carolina. Và trong dự án, có thể năm tới, phái đoàn của chúng tôi tới LHQ với tư cách không phải là dân tộc Chăm hay dân tộc Tây Nguyên mà là chung cho ba dân tộc, để có một tiếng nói như nhau hết. Và chúng tôi đề nghị LHQ giải quyết vấn đề hồ sơ đó. Ngược lại chúng tôi cũng mong muốn có sự tham gia trực tiếp của những hội đoàn, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam vì “Dân tộc Bản địa” nhưng hôm nay chúng tôi chưa đi đến giải pháp đó. Chúng tôi chưa có sự liên hệ nào với những hội đoàn trong nước. Đây là một hội đoàn hoàn toàn ở ngoài nước, còn rất mới mẻ vừa mới ra đời hồi tháng 9 này thôi.

Hòa Ái: Để trình lên LHQ vào năm tới về yêu cầu chính phủ Việt Nam phải công nhận “Dân tộc Bản địa” đối với 3 dân tộc Chăm, Khmer Krom và Tây Nguyên thì Hội đồng Tối cao Dân tộc Bản địa Việt Nam đã khởi động những công tác nào rồi, thưa Tiến sĩ?

Tiến sĩ Po Dharma: Đầu tiên, hiện nay chúng tôi đang chuẩn bị hồ sơ về những dự án tương lai cả về đối ngoại lẫn đối nội. Chúng tôi chuẩn bị hồ sơ cho lần hội nghị về “Dân tộc Bản địa” sẽ được tổ chức vào năm tới tại Geneva thì lúc đó chúng tôi mới tuyên bố rõ ràng đâu là giai đoạn 1, giai đoạn 2, giai đoạn 3 của tổ chức Hội đồng Tố cao này.

Hòa Ái: Qua những gì Tiến sĩ chia sẻ, thì quá trình cho sự đấu tranh của những nhóm dân tộc bản địa ở Việt Nam cho đến một ngày được Nhà nước Việt Nam công nhận, Tiến sĩ có nghĩ rằng quá trình này sẽ rất dài và rất khó hay không?

Chúng tôi chưa có sự liên hệ nào với những hội đoàn trong nước. Đây là một hội đoàn hoàn toàn ở ngoài nước, còn rất mới mẻ vừa mới ra đời hồi tháng 9 này thôi.
Tiến sĩ Po Dharma

Tiến sĩ Po Dharma: Chúng tôi tin chắc rằng đây là một cuộc vận động rất dài và khó. Khó vì thế nào? Là vì một Nhà nước Việt Nam muốn thay đổi cái tên gọi “Dân tộc Thiểu số” thành “Dân tộc Bản địa” không phải là dễ làm, chúng tôi hiểu điều đó. Đây là lẽ tự nhiên. Hôm nay chưa thay đổi nhưng chúng tôi hy vọng rằng trong tương lai, Nhà nước Việt Nam sẽ có quan điểm hơi khác một chút.

Bởi vì Nhà nước Việt Nam đã ký, đã công nhận Nhà nước Việt Nam tại quốc gia Việt Nam có nhiều dân tộc bản địa mà hôm nay Nhà nước Việt Nam chưa có tuyên bố ai là “Dân tộc Bản địa” và ai là “Dân tộc Thiểu số”. Chúng tôi hy vọng thôi và dù bất cứ lý do nào đi nữa, dân tộc bản địa ở hải ngoại này, chúng tôi phải tiếp tục đấu tranh. Đấu tranh theo bản tuyên ngôn của LHQ, phù hợp với luật lệ, luật pháp của Nhà nước Việt Nam.

Hòa Ái: Cảm ơn Tiến sĩ Po Dharma rất nhiều đã dành thời gian chia sẻ với thính giả của đài ACTD.

theo www.rfa.org/vietnamese

Like (2)
Loading...
2
Thạch Ngọc Xuân
<p> Thưa quý vị! </p> <p>Rất tiếc, vì là không chuyên ngành LUẬT & CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ, nên Ts. Po Dharma chưa hiểu thấu và trả lời sai vấn đề liên quan đến DÂN TỘC BẢN ĐỊA trong cuộc phỏng vấn với phóng viên Hòa Ái, đài RFA vào ngày 20.12.2012. </p> <p> Vì là bài trả lời phỏng vấn với giớ... View More
December 22, 2012 Edited
<p>Cố gắng phấn đấu cho thế giới biết đã từng có một vương quốc Champa với nền văn hóa phát triển rực rỡ, và có chính sách bảo tồn, phát triển văn hóac Chăm .</p>
December 22, 2012
vinh hoa
<p>@thach ngoc xuan: Nếu bạn có ý kiến bình luận thì bạn hãy ghi ý kiến của chính bạn, chứ đừng "viện dẫn ý kiến của người khác" (ts. thanh dai) để bình luận, theo mình như vậy là không nghiêm túc.</p> <p>Đúng là ts. Po dharma nói hơi quá, nhưng theo bạn thì nên phát biểu như thế nào mới đúng (vì b... View More
1
1
December 26, 2012
Linh Dang
<p>Xem clip ni ve cuoc phong van :                                                                  http://www.youtube.com/watch?v=OED1L1Z2Ttg</p>
February 12, 2013