- prancham
- November 9, 2014 (Added)
- 0 (Comments)
Giới thiệu Po Riyak
Written by Báo Thị Hoa (Hoa Raya)
Po Riyak, «Thần Sóng hay Vua Ðại Dương» là một trong những truyền thuyết rất phổ biến trong văn chương tín ngưỡng cuœa người Chăm. Tên ngài lúc nào cũng hiện diện trong lễ tục Chăm (Katé, Puis, Payak, Rija, v.v.) qua các bài phúng điếu cuœa Ong Kadhar (thầy kéo đờn nhị) và Ong Maduen (trươœng ban nhạc trong lễ Rija).
Về truyền thuyết Po Riyak tôi xin đăng lại nguyên bài phân tích cuœa P. Gs. Po Dharma viết về Po Riyak như sau:
Truyền thuyết Po Riyak
Po Riyak là nhân vật rất đa dạng trong văn chương Chăm. Theo truyền thuyết người Chăm, Po Riyak là nam thần gốc Lào. Tiếc rằng không có tư liệu viết bằng tiếng Chăm nào để mimh chứng cho việc nàỵ Có chăng, người Chăm lẫn lộn với Miến Ðiện, nơi mà truyền thuyết còn nhắc đến Thần Sóng có nguồn gốc từ Champa mang tên là Nats. Cũng theo truyền thuyết này, Po Riyak còn xuất hiện trong vương triều Po Romé (1627-1651). Vào thời điểm đó có một ông bộ trươœng cuœa Po Romé tên là Ja Thameng Kei, sinh vào năm Dậu. Khi chết, Ja Thameng Kei trơœ thành Nam Thần mang tên là Po Riyak (P. Mus «Etudes Indiennes et Indochinoises. IV . Deux légendes chames» trong BEFEO XXXI, 1931, tr. 39‑101).
Ngoài câu truyện truyền khẩu này, Po Riyak cũng là nhân vật rất quen thuộc trong nhiều tác phẩm như Ariya Po Riyak hay các bài phúng ca (Kadha Adaoh) cuœa Ong Kadhar và Ong Maduen trong các lễ tục cuœa người Chăm.
Nói về Po Riyak, sách cổ viết bằng tiếng Chăm đưa ra hai nội dung có phần khác biệt nhau.
Một số sách cổ Chăm do P. Mus ghi lại, Po Riyak tên thật là Ja Aih Wa, sinh vào ngày thứ ba, mồng 4, tháng 4, năm Tý. Theo tác phẩm Ariya Po Riyak (xem phụ baœn), ngài là người Chăm Awal (Bani), gốc làng Pacem, Phan Rí, sang du học ngành pháp thuật ơœ Makah mà người Mã Lai thường gọi là Serambi Makah, tức là tiểu vương quốc Kelantan cuœa liên bang Mã Lai. Khi nghe tin quê hương ngài lâm vào caœnh loạn lạc vì bị người Jek (Việt Nam) chiếm đóng, ngài quyết định từ boœ nhà trường để quay về cứu dân cứu nước. Sư phụ cuœa ngài khuyên là chưa nên quay về, vì thiên thần chưa cho phép. Nếu không, ngài sẽ gặp nhiều điều không lành, có thể nguy hại đến tánh mạng. Ngài nhất quyết không nghe.Nưœa đêm, ngài quay xuống thuyền làm lễ tạ tội, rồi nhổ neo trơœ về Panduranga. Khi thuyền ngài đến gần haœi phận Champa, trời nổi mây mưa bão tố và cá thần mang tên là Inâ Patrang hay Inâ Katrangđánh vỡ thuyền ngài. Bị chiềm đắm vào lòng đại dương, ngài được cá «ong» (ikan limân) đưa về bờ đất liền ơœ Gram Pari, Phan Rí. Người Chăm và caœ người Việt thấy vậy liền lập đền thờ phụng ngài ơœ đâỵ
Ngược lại, các bài phúng điếu Po Riyak do ong Kadhar xướng ca trong các lễ tục (Katé, Puis, Payak v.v.) và ong Maduen hát trong lễ múa Rija thì cho rằng khi thuyền ngài bị đấm, ngài ngồi trên lưng cá «ông» trơœ về bờ đất liền. Nhưng ngài từ chối ghé vào Pajai, Phan Rí ngay caœ bờ Cà Na nơi mà người Chăm tìm cách đâm chém và liệng đá vào cá ông chơœ ngài lên bờ: «Po mai di brok dayep, dak gep ra klep, lac Po Ikan,, Po mai di krâh melam, dak gep ra glam, lac Po Ikan» (CAM 248a, tr. 247). Chính vì thế, ngài phaœi dừng chân ơœ Craok Dil, tức là Sơn Haœi phía bắc Cà Ná nơi mà người Chăm và Việt lập đền thờ ngài và phúng điếu hàng năm.
Ðứng trên phương diện văn chương, truyện Po Riyak không chịu aœnh hươœng gì cuœa Ấn Ðộ như tác phẩm Dewa Mano hay Inra Patra. Ðúng hơn, truyện Po Riyak là một thể loại văn chương thuộc khu vực Ðông Nam Á. Vì rằng, chuœ đề Po Riyak ("Thần Sóng hay Thần Ðại Dương") này cũng có mặt trong văn chương Miến Ðiện qua nhân vật mang tên là Nats và trong văn chương Mã Lai qua nhân vật Sri Raya (P. Mus, tr. 70).
Cũng như một số nhân vật khác trong bài phúng điếu cuœa lễ tục người Chăm, các tác phẩm viết về Po Riyak không để lại sự kiện gì để xác nhận ông là một nhân vật lịch sưœ hay không? Vì không ai biết xuất xứ và vai trò cuœa Po Riyak trong quá trình lịch sưœ cuœa Panduranga như thế nào. Nói như thế, không phaœi cho rằng Po Riyak là một nhân vật hoang đường. Có thể ông ta là người Chăm Bani thật sự sang Makah (Kelantan, Mã Lai) du học ngành pháp thuật. Khi thuyền ông ta bị chìm, cá «ông» đưa ngài về tận Sơn Haœi trước mắt mọi người Chăm. Và chính yếu tố dị thường này đã biến một con người thông thường như ngài trơœ thành thần linh và người Chăm phong danh cho ngài là Po Riyak, tức là Thần Sóng hay Thần Ðại Dương.
Một khi đã thành thần linh, Po Riyak có đuœ sự mầu nhiệm để hóa thân thành nhiều nhân vật khác nhau. Sự hóa thân này cũng là sự xuất hiện thường tình trong văn chương vùng Ðông Nam Á, như văn chương Mã Lai mà người ta tìm thấy trong tác phẩm cuœa ông R. Ọ Winstedt (The History of the Peninsula in Falk-Tales, JSBRAS, số 57, 1911, tr. 183-184).
Trong Ariya Po Riyak (xem phụ baœn), Po Riyak hóa thân để cưới thêm bà vợ Kaho gốc dân tộc miền núi, sinh ra hai đứa con gái. Po Riyak cũng hóa thân bay tận thế giới thần linh để viếng thăm Po Klaong Garai và hóa thân vào trái lựu cuœa thân mẫu Po Klaong Garai để được sang viếng thăm nước Siam (Thai Lan). Sự hóa thân này dường như có một quy luật riêng cuœa nó, mà trong đó dân tộc miền núi trơœ thành một yếu tố quan trọng. Thí dụ Po Klaong Garai hóa thân thành Raglai Tawak sau đó thành Po Yang In. Và Ja Aih Wa (tên thật cuœa Po Riyak) hóa thân thành dân tộc Kaho sau đó thành Po Riyak (P. Mus, tr. 72).
Tin vào các yếu tố thiêng liêng này, các cư dân Chăm sống về nghề biển hay các thương thuyền Chăm thời trước thờ phụng ngài. Vì mong rằng lỡ họ có tai nạn ơœ ngoài bể khơi, thì Po Riyak sẽ phù độ và cứu giúp họ. Niềm tin vào thần linh cuœa biển khơi bắt đầu lan tràn sang cộng đồng người Việt, nhất là cư dân sống về nghề biển, để rồi Po Riyak trơœ thành Thần Ðại Dương qua tục thờ cúng «cá ông» ơœ Nha Trang, Phan Rang và Phan Rí được kể lại trong bài viết cuœa J. Y Claeys («Le culte de la baleine», trong France Asie 160‑161, 1959, tr. 117‑118) cũng như trong bài viết cuœa Thái Văn Kiểm («Le culte de la baleine», trong BSEI XLVII‑2, 1972, tr. 311‑324). Thêm vào đó, thôn Xuân Hội, Huyện Hòa Ða, Bình Thuận cũng là một địa danh linh thiêng vì có đền thờ Po Riyak. Nơi đây, ngài được nhận chức phong cuœa vua Tự Ðức vào năm 1865, cuœa Ðồng Khánh năm 1886 và cuœa Khaœi Ðịnh năm 1924. (P. Mus, tr. 69).
Po Riyak là một cốt truyện mang nhiều yếu tố văn hóa đa dạng. Mơœ đầu là yếu tố Hồi Giáo: Po Riyak là Chăm Awal (Bani) sang nước Mã Lai Hồi Giáo du học. Sau đó là yếu tố dân tộc miền núi: Po Riyak lấy vợ Kaho có hai đứa con. Yếu tố tiếp theo la dân tộc Việt: Người Việt ơœ miền trung hôm nay vẩn còn có tục thờ cá «ông», tức là thờ Po Riyak. Sau cùng là yếu tố Chăm Ahier: Po Riyak vẫn là nhân vật được tôn sùng trong nhiều lễ tục như Katé, Puis, Payak v.v. cuœa Chăm Ahier (P. Mus, tr. 72).
Ngoài yếu tố tín ngưỡng, Po Riyak đã trơœ thành một Nam Thần có tiếng tăm vang dội trong mọi cộng đồng người Việt làm nghề chài lưới. Tại đền Sơn Haœi, Phanrang, Po Riyak được phong chức làm Nam Haœi Vương «Vua cuœa bể Nam Haœi». Tại đền Xuân Hội, Phan Rí, quyền lực cuœa Po Riyak được khắc vào bia ký bằng tiếng Hán mà chúng tôi tạm dịch như sau: «Ðây là Nam Thần. Ngài là thần baœo hộ cho các dân tộc cuœa vương quốc phía nam [Panduranga], một quốc gia có một nền văn minh cao độ. Bầu trời cuœa bể Nam Haœi cũng là nơi hội họp cuœa nhiều tàu bè qua lại» (P. Mus, tr. 73).
Theo P. Mus (tr. 73), Nam Haœi Vương có uy quyền trên mọi người làm nghề chài lưới hay thương thuyền dùng đại dương này làm kế sinh nhai. Mọi thái độ ương ngạnh không tôn trọng uy quyền Po Riyak sẽ trơœ thành món mồi ngon trong các trận mưa bão mà chuœ nhân chính là Thần Po Riyak. Vì quá khiếp sợ trước uy quyền này, cư dân Việt Nam ơœ miền trung làm nghề chài lưới hay thương thuyền gốc người Trung Hoa thường tin vào Po Riyak là Nam Thần cuœa các người đi biển. Ngoài chức vụ đó, Po Riyak còn có tiếng vang đến các làng chài lưới ơœ Miến Ðiện, nhất là khu vực Badr'ud Din Auliya (R. C. Temple, Buđermokan do P. Mus trích dẫn, tr. 73).
Theo P. Mus (tr. 73), Po Riyak là Nam Thần rất được quý trọng ơœ khu vực người Việt chài lưới ơœ Phan Rang so với vùng Phan Rí. Ngược lại người Chăm hôm nay chỉ còn thờ phượng Po Riyak qua các bài phúng điếu chứ không có một lễ tục riêng biệt dành cho ngài như cư dân Việt sống về nghề chài lưới ơœ miền trung Việt Nam. Nhưng đây là vấn đề dễ hiểu, vì người Chăm kể từ ngày mất nước vào năm 1832 bị vua Minh Mệnh cấm làm nghề đi biển. Ðây là chính sách nhầm cấm đoán dân tộc Champa liên hệ với nước ngoài để vùng dậy đòi độc lập. Kể từ đó, dân tộc Chăm không làm lễ tục riêng để thờ Po Riyak nữa, vì người Chăm không còn ai làm nghề chài lưới.
Tóm lại, Po Riyak là truyền thuyết có xuất xứ từ bên ngoài hay nói một cách khác là từ Mã Lai truyền sang. Nếu đọc lại nội dung cuœa cốt truyện Mã Lai mang tựa đề là Sri Raya «Thần Ðại Dương» đăng trong tác phẩm cuœa W. W. Skeat (Malay Magic, London, 1990, tr. 91-92), thì người ta mới thấy Po Riyak chỉ là truyền thuyết sao y baœn chánh từ Sri Raya «Thần Ðại Dương» cuœa dân tộc Mã mà thôi.
(Po Dharma)
Tóm tắc tác phẩm Ariya Po Riyak
(theo baœn Cam 244)
Po Riyak người làng Pacem, là một người thông minh và đức độ (câu 1-2), lại rất ham học. Khi ơœ trong nước, ông đã gác boœ chuyện gia đình (o patih gruk sang, câu 3) để theo thầy tìm học. Ông học rất nhiều thầy, và nghe ơœ đâu có thầy hay, thầy gioœi là ông tìm đến đó để học. Sau cùng thì ông quyết định sang Makah (Kelantan, Malai) để du học. Mục tiêu cuœa ông là để sau này cứu dân giúp nước (câu 4). Thầy thấy ông là một người thông minh, học gioœi, nên truyền đạt cho ông tất caœ các môn học (khoa học tự nhiên, triết lý, thuật trị nước...). cũng như các pháp thuật (câu 8). Khi nghe tin trong nước loạn lạc, quân Jek (Ðại Việt) tấn công Champa, lòng ông như sôi sục, ông muốn quay về để cứu dân cứu nước. Thầy ông khuyên ông là chưa nên quay về. Ông không nghe, nưœa đêm quay xuống thuyền làm lễ tạ lỗi rồi nhổ neo về nước. Sáng dậy, thầy không thấy ông, biết là ông đã trốn đi và nghĩ rằng ông vô lễ vì đã không nghe theo lời mình nên có lời nguyền: «nếu đi trên nước cá đớp, nếu đi trên rừng rắn cắn, cọp vồ» (câu 27).
Không ngờ, lời nguyền cuœa thầy ông trơœ thành linh ứng. Khi thuyền ông gần tới haœi phận Champa, trời đang sáng bỗng tối sầm lại, trời nổi mây mưa rồi làm bão tố, rồi loài thuœy quái ina patrang và iya katrang bao vây và tấn công đánh vỡ thuyền ông ra làm hai. Ông ngụp lặn trên biển caœ mấy ngày đêm, một con cá “ông” (cá heo) bơi lại đưa ông về bờ Phan Rí. Người Chăm và caœ người Việt thấy vậy đều thuần phục, tôn vinh ngài là Po Riyak “Thần Sóng”, rồi lập đền thờ.
Cũng kể từ đấy, dân vùng biển, caœ Chăm lẫn Việt (nhất là những ngư dân) có lễ tục thờ Po Riyak tức là thờ “Thần Cá Ông”. Vì họ cho ông là hiện thân cuœa loài cá này và chúa tể cuœa loài biển caœ.
Po Riyak cũng hiện thân như một người bình thường. Ông cưới vợ người Kahaow (Kaho) ơœ palei Rapat bhum Pacem (làng Rapat Pacem, Phan Rí) và sinh được hai người con gái.
Trong lễ tục và việc thờ phượng cuœa người Chăm, Po Riyak được xếp vào Yang Baruw (Thần Mới), được nhân dân Chăm thỉnh cầu trong các lễ rija harei, rija dayep và nhiều lễ hội khác… với thánh danh Ramat Bituk (hay là: Kuramat Dituk nghĩa là người quán xuyến nhiều sự việc cuœa đại dương và là ông vua cuœa biển caœ. Người có quyền lực tạo thành mưa, nắng, gió, bão chốn biển khơi và cũng là người phù độ hay cứu giúp mọi người và tàu bè hoạn nạn trên biển caœ.
theo Champaka.info