Thưa Mikwa Adeixa-ai,
Tôi đã dịch xong bài viết số 17 của Tiến Sỉ Nicolas Weber về lịch sử người Chăm Ly Tán ở Campuchea. Tôi có chuyển tất cả bản dịch này sang dạng PDF để mikwa dễ đọc và theo dỏi hơn. Mikwa có thể tải về đọc rỏ ràng hơn.
Dwa karun.
Lịch sử của dân tộc Champa ta là lịch sử của tang thương chết chóc và đầy ải. Ông bà chúng ta đã bị bạc đãi, lợi dụng, ức hiếp, hành hạ và giết chết một cách tàn nhẫn trong quá khứ.
Hãy xem lại lịch sử của người Chăm Châu Đốc qua bài nghiên cứu, sưu tầm, và viết lại của TS Nicolas Weber. Tôi mong chúng ta hãy thương yêu nhau dù chúng ta có quá nhiều khác biệt hay không cùng tín ngưỡng. Hãy rộng lượng với nhau, đùm bọc nhau, và che chở cho nhau vì chúng ta là Chăm cùng một dòng máu, cùng một tổ tiên mà ra.
Xin cám ơn Cô Hồ Thị Vui đã dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Nhiệm vụ của tôi là rà soát lại xem từ tiếng Việt có hợp lý với từ Chăm hay không. Tôi đã giử nó hơn 6 tháng nay đến hôm nay mới chỉnh sửa xong.
Đọc đi các bạn. Đọc và thương cho dân tộc Chăm mình và hãy tha thứ cho nhau, cùng yêu thương và đùm bọc cho nhau các bạn nhé! Dân tộc chúng ta đã đau khổ nhiều rồi!
Vì không thể đăng lên trang FB được do quá tải, tôi phải cắt xén nhiều đoạn. Mikwa muốn coi đầy đủ xin tải bài viết ở dạng PDF về đọc. Dwa karun.
Maryland ngày 3/19/2016
YC
(XIN TẢI BÀI DỊCH Ở DẠNG PDF VỀ ĐỂ ĐỌC. TÔI KHÔNG ĐĂNG HẾT VÌ NÓ QUÁ DÀI VÀ VƯỢT QUÁ GIỚI HẠN CHO PHÉP CỦA FACEBOOK)
KHÁM PHÁ CÁC NGUỒN KỂ LẠI CỦA NGƯỜI CHÀM VỚI LỊCH SỬ LY TÁN CỦA NGƯỜI CHÀM Ở CAMPUCHIA
Nalanda-Sriwijaya Centre Working Paper No 17 (Feb 2015),http://www.iseas.edu.sg/ …/docu…/working_papers/nscwps017.pdf
Nicolas Weber
TÓM TẮT
Người Chàm có lịch sử lâu dài ở Campuchia. Sự hiện diện của họ ở nơi này có thể là từ thế kỷ thứ 10 sau công nguyên. Điều đáng ngạc nhiên là, rất ít nguồn tư liệu lịch sử về sự tồn tại của người Chàm và để có thể hiểu được một phần nhỏ bức tranh người Chàm ly tán giai đoạn từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19 lại đa phần dựa vào các Biên niên sử của Hoàng gia Khmer. Tuy nhiên, người Chàm sở hữu một lượng lớn những tài liệu văn bản về lịch sử hiện đại của mình, chứa những thông tin đáng giá về tình hình văn hóa và chính trị của Campuchia từ cuối thế kỷ 18 đến khi người Pháp thành lập vùng bán đảo Đông Dương vào thế kỷ 19. Bài viết này đưa ra ý kiến về việc kiểm tra 2 bộ tài liệu đặc biệt hữu ích cho việc hiểu lịch sử sự phân hóa của người Chàm ở Campuchia: Những Bản Kể Lại của cá nhân sau thế kỷ 18 và thế kỷ 19, cùng những ghi nhận không chính thống và những bảngphả hệ Hoàng gia. Viết theo thể thơ, các văn Bản Kể Lại ghi lại khoảng thời gian lịch sử quan trọng giữa Vua Ang Chan (1797 – 1835) và Vua Norodom (1860 -1901). Những tài liệu này cung cấp những thông tin sâu sắc về sự tham gia của dân tộc Chàm trong chính trường Campuchia và những thông tin vô giá về việc người Chàm di dân ở trong và ngoài biên giới Campuchia. Hơn nữa, những tài liệu này cũng cung cấp những thông tin liên quan đến nền tảng các cuộc định cư của người Chăm mà ngày nay vẫn còn tồn tại ở Campuchia và ở miền Tây Nam Việt Nam. Theo phả hệ hoàng tộc, mặc dù tính tin cậy của tài liệu là có thể bị nghi ngờ, thì tài liệu này cũng đáng đề cập đến vì nó cho thấy những nỗ lực của người Chàm trong việc hợp pháp hóa sự hiện diện của mình ở Campuchia bằng cách liên hệ những ký ức về Chàmpa xưa, những vị vua trước đó với sự hiện hửu của họ ở Campuchia. Cùng với những phả hệ Hoàng tộc hiện còn lưu lại, thì một bằng chứng thú vị về nhận thức của người Chàm về quá khứ như là một chuỗi xuyên suốt lịch sử giúp vẽ nên bức tranh về nhận thức văn hóa, chính trị của họ đang được hiển lộ.
(XIN TẢI BÀI DỊCH Ở DẠNG PDF VỀ ĐỂ ĐỌC. TÔI KHÔNG ĐĂNG HẾT VÌ NÓ QUÁ DÀI VÀ VƯỢT QUÁ GIỚI HẠN CHO PHÉP CỦA FACEBOOK)