Cha mẹ nào cũng nóng lòng muốn bé cưng mình mau lớn, nên cố gắng cho con ăn càng nhiều càng tốt. Khi bị ép ăn, trẻ tiêu tốn nhiều năng lượng và có tâm lý sợ sệt nên càng chậm lớn hơn.
Theo giáo sư Nguyễn Gia Khánh, Phó Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam cho biết: với không ít gia đình, mỗi bữa ăn của trẻ đúng là một cuộc chiến. Khi ăn uống trong hoản cảnh căng thẳng, dạ dày của trẻ không tiết ra lượng dịch vị cần thiết để tiêu hóa hoặc hấp thu hoàn toàn thức ăn. Ngoài ra, căng thẳng cũng làm tiêu hao một phần năng lượng của trẻ. Khi hoảng sợ và phản đối trong bữa ăn, con bạn sẽ đốt cháy năng lượng nhiều hơn, kết hợp với việc trẻ không ăn được nhiều, càng làm trẻ phát triển chậm dù cho thực tế là không ít gia đình cố gắng cho bé uống sữa xách tay đắt tiền.
Khảo sát mới đây tiết lộ tỷ lệ các bà mẹ đưa con đi khám tại phòng khám vì biếng ăn, lười ăn chiếm 45,9-57,7%.
Phó giáo sư Lê Bạch Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia nhấn mạnh rằng khẩu phần của trẻ em Việt Nam không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng do kém hấp thu, ăn không đủ số lượng hoặc nhu cầu tăng cao trong những giai đoạn đặc biệt. Để cung cấp được nhu cầu dinh dưỡng tiêu chuẩn, các mẹ nên đa dạng hóa bữa ăn từ những nhóm thực phẩm khác nhau với số lượng được thể hiện theo tháp dinh dưỡng được khuyến nghị thích hợp với độ tuổi và hệ tiêu hóa của từng trẻ.
Bé lười ăn thường do nhiều lý do nên phải xác định ra căn nguyên để có biện pháp dành cho từng trẻ. Khi lớn hơn, trẻ tập biết lựa chọn thứ mình muốn hoặc không muốn ăn, hoặc hay xao lãng khỏi bữa ăn và bị thu hút ở những đồ vật mà chúng cho là thú vị hơn. Bởi vậy các mẹ phải luôn sáng tạo, tham khảo nhiều cách thức khác nhau để bé nhận được nguồn dinh dưỡng đầy đủ và cân đối. Khi bé ăn một cách chủ động, tự nguyện và vui vẻ, chắc chắn con bạn sẽ hấp thu đầy đủ các dưỡng chất cần thiết và phát triển tốt cả thể chất và tinh thần.
----------------------