Bộ quần áo cũ
Sống chung với một ông bố chồng già yếu, bướng bỉnh là chuyện không dễ. Ông hay than phiền, hỏi những câu không đúng lúc và từ chối các món ăn cần thiết. Ông hãnh diện về thời trai trẻ, cứ kể đi kể lại các câu chuyện của thời vàng son. Hồi đó, là chỉ huy trong quân đội...ông luôn đặt lý trí lên trên tình cảm. Tôi biết ông là người tốt, nhưng có cảm giác ông sống vì khối óc chứ không vì con tim, thiếu sự thông cảm.
Hôm nay đưa ông đi lễ ở nhà thờ, một lần nữa ông lại mặc bộ đồ vest cũ sờn rách mang từ Việt Nam sang. Tôi nhẹ nhàng:
-Bố nên thay bộ đồ con mua hôm trước, bộ quần áo này cũ quá.
-Nhưng bố thích mặc bộ này!
Tôi bắt đầu cau có:
-Nhưng mặc như vậy đi chỗ đông người rất kỳ, người ta sẽ nghĩ tụi con bỏ bê không chăm sóc bố.
Ông già buồn rầu, lập lại:
-Bố thích bộ quần áo này lắm.
Tôi cũng cương quyết:
-Bố nên thay ngay kẻo trễ, con không thấy có lý do gì để bố thích nó.
Ông già trả lời rất gọn ghẽ, chân thành, lâu nay ít khi nào tôi thấy ông minh mẫn như vậy:
-Chính mẹ đã tặng bố bộ quần áo này để mặc ngày kỷ niệm thành hôn. Khi chồng con ra trường, bố cũng mặc bộ quần áo này. Ngày đưa mẹ con ra nghĩa trang, bố cũng mặc bộ đồ này, bố thấy thật vui và xúc động khi mặc nó.
Nước mắt ông già hoen trên mi, rơi xuống gò má nhăn nheo. Tôi hụt hẫng và hết sức bối rối. Bố chồng tôi sống tình cảm và có lý hơn tôi nghĩ.
Trước khi quyết đoán người nào đó khô khan không có trái tim, tôi nên xét lại trái tim mình đã.
Bệnh và Lười
Cũng như các bà vợ khác ở hải ngoại, vợ tui kỳ này làm biếng quá. Đi làm về là nằm trên giường xem phim bộ, chẳng chịu nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa gì ráo. Tôi có la, nó ấp úng trả lời:
-Em thấy mệt quá, chẳng làm gì được cả. Nằm nhưng không ngủ được nên mới bật máy xem phim, chứ không cố ý xem phim.
Con vợ tui chơi chữ ghê, xem mà không xem, nó biện hộ kiểu này ai nghe cho được.
Tui định bụng hôm nay về mà bếp núc lạnh tanh, sẽ đập tan cái TV ra cho biết mặt. Về nhà, quả nhiên cơm canh không có, đứa con nhỏ hoảng hốt:
-Ba ơi, anh Hai đưa má vào bệnh viện rồi, má bị xỉu phải cấp cứu.
Tui vội vã vào nhà thương. Người ta đã chẩn bệnh xong. Vợ tui có lẽ bị ung thư xương. Hèn chi mấy tuần nay nó đau nhức, than thở mà tui nghĩ nó giả bộ nên không thèm nghe, cũng chẳng đưa đi bác sĩ.
Bệnh ung thư phát mạnh quá, sau vài tuần, bác sĩ cho biết nó không còn ở với tui được bao lâu nữa. Ung thư ngực thì cắt vú, ung thư xương không biết cắt ở đâu! Phổi vợ tui cũng có vấn đề, vì bao năm qua phải hửi mùi thuốc lá tui hút. Tui không dám nói với nó tui đã nghĩ xấu và giận nó không chịu nấu cơm, dọn dẹp. Cô vợ đầu ấp tay gối bao nhiều năm mà nó đau đớn, bịnh nặng tui cũng không biết. Vậy mà nó vẫn cố gắng đi làm kiếm tiền, chỉ khi về mới nằm liệt ra thôi. Tui hối hận quá chừng, trốn vào nhà vệ sinh của bệnh viện khóc rấm rứt. Thằng Tây đen nhìn tui ái ngại, hỏi tui có OK không. Tui không biết than thở cùng ai, nên dù tiếng Anh dở ẹt, cũng sổ một tràng. Nó có vẻ thông cảm nhưng chỉ phán được một tiếng “sorry” rồi đi ra.
Tui trở vào phòng thăm vợ. Mới mấy tuần mà nó ốm nhom xanh lè, tay chân dây rợ, kim chích chằng chịt. Nó thì thầm:
-Ở đây buồn và ồn quá, em muốn về nhà. Em sẽ nấu món giả cày mà anh thích đó.
Tui vỗ về:
-Em ráng lo nghỉ ngơi, đừng bận tâm.
Tui ráng nấu mấy món ngon đem vào nhà thương, nhưng nó không ăn được nữa. Tui lại khóc. Lạ ghê, trước giờ tui rất oai phong, la mắng vợ con mỗi ngày, uy quyền lắm mà bây giờ mít ướt quá sức …
Tình vợ chồng
Chị thắc mắc:
-Anh có còn thương em không?
-Tại sao phải hỏi?
-Từ ngày lấy nhau, mình hết thơ mộng, anh hết lãng mạn với em rồi.
-Bận thấy mồ, còn lo cho con, nhưng anh chẳng thấy gì khác.
-Em thấy khác!
-Anh đi sửa cửa sổ đây.
-Em ghét anh, anh giả bộ bận rộn.
Trời bỗng đổ mưa, nước tạt vào nhà, may quá chồng chị vừa sửa xong cánh cửa.
Lời cầu nguyện
Tôi rất sợ phải nghe ba mẹ cãi nhau. Tôi thường phải làm quan tòa và lẫn lộn không biết nên nghĩ gì. Mẹ hay nói:
-Con thấy ba kỳ cục không, nếu gặp người đàn bà khác, bà ta đã đập tan mọi thứ trong nhà ra rồi.
Ngược lại ba hỏi:
-Con gái, tuy con còn bé nhưng con thấy ba chịu đựng mẹ như thế nào. Ba phải làm sao đây?
Tôi hay nhìn những tấm hình ba mẹ chụp thời mới cưới treo trên tường, hai người nhìn nhau tươi cười hạnh phúc làm sao. Họ đã từng yêu nhau thắm thiết, tại sao tình yêu lại thay đổi mau chóng và thê thảm như vậy. Họ rất khó quên, khi gây gỗ thường kể đi kể lại những chuyện giận hờn xảy ra năm xửa năm xưa, rồi từ từ nặng lời với nhau. Tôi và em gái cũng hay có chuyện vì giành đồ chơi, hay vì phân công dọn dẹp nhà cửa không đều, nhưng chỉ chút sau là chúng tôi quên và tiếp tục chơi với nhau vui vẻ. Tôi muốn gia đình hòa thuận, êm ấm như hồi tôi còn bé. Lâu rồi chúng tôi không được đi picnic, đi câu cá với nhau.
Ngày ba tôi đập tan những tấm hình đám cưới treo trên tường, là ngày ông bà quyết định ly dị. Ba mẹ gọi hai chị em tôi vào phòng, chúng tôi đứng trên những mảnh vụn và được hỏi:
-Hai đứa con phải quyết định, đứa nào muốn ở với mẹ, đứa nào muốn ở với ba. Chúng ta phải chia hai.
Tôi và em gái chỉ biết khóc. Cách đây mấy tháng, tôi cũng giúp ý kiến thằng Tâm để nó chọn lựa bố hay mẹ. Bây giờ tới phiên nó sẽ giúp tôi?!!! Tôi biết Tâm rất khổ, trong lớp nó không còn muốn chơi với ai cả ngoại trừ tôi. Cô giáo và những bạn hiểu chuyện nói lời an ủi, thương hại cũng làm nó bực mình, muốn lẩn tránh. Nó trở nên ít nói và không cười nữa. Tôi sẽ phải trải qua những chuyện y như vậy. Tôi rất sợ.
Đêm hôm đó tôi không ngủ được, chạy sang phòng em thấy nó còn thức, tôi rủ nó ra bàn thờ cùng đọc kinh. Chúng tôi chỉ thuộc kinh Lạy cha và Kính mừng, tôi ước gì có thể đọc được những kinh thật dài như người ta đã đọc trong nhà thờ để Chúa hiểu và lắng nghe chúng tôi hơn. Một chút sau ba má tôi cũng ra phòng khách cùng quỳ đọc kinh với chúng tôi - có lẽ vì nửa đêm tiếng cầu kinh của chị em tôi lớn quá làm họ không ngủ được. Thật là nhiệm mầu, ba má tôi xin lỗi nhau và quyết định không ly dị nữa. Tất cả chúng tôi cùng khóc.
Tôi nghe mẹ tôi kể với bạn của bà, nhờ sự thành khẩn của hai đứa tôi trong lần đọc kinh đó mà bà đã suy nghĩ lại. Tình trạng gia đình tôi khá hẳn. Ba đã treo lại những tấm hình đám cưới lên tường và treo thêm tấm bốn người vừa chụp ở tiệm.
Tôi tin lời cầu nguyện sẽ luôn được Chúa chấp nhận nếu mình cầu xin hết lòng và ở trong một hoàn cảnh thật sự cần giúp đỡ. Tôi cũng an tâm không cần phải học nhiều kinh dài và mới, Lạy cha và Kính mừng có thể tạm đủ.
Thiếu sót
Chúng tôi đi xem văn nghệ do trường Trung Học của con trình diễn. Mỗi năm trường đều cóInternational Night để các học sinh thuộc các sắc dân phô bày văn hóa, âm nhạc đặc thù của dân tộc mình. Tôi thích thú theo dõi, tới phần học sinh Việt Nam , tôi bật cười vì thấy các cháu mặc áo dài đi cấy lúa. Có đứa lại mặc áo dài với quần jean, mang giày thể thao. Đa số các quan khách, học sinh ngoại quốc đều vỗ tay tán thưởng vì động tác nhịp nhàng, vành nón lá xinh tươi, âm nhạc vui nhộn ca ngợi cảnh thanh bình trên đồng lúa. Tối về, tôi hỏi:
-Sao tụi con lại mặc áo dài đi cấy lúa. Dân quê phải mặc áo bà ba chứ.
Cháu cười hồn nhiên:
-Hôm rồi tổng dợt ở nhà mình, tụi con có mặc áo dài múa thử, sao lúc đó mẹ không nói?
Tôi không trả lời được. Bận rộn quá, tôi đâu có giờ để ý.
Trách nhiệm dạy con biết về quê hương, văn hóa cội nguồn không phải dễ, còn rất nhiều điều tôi đã thiếu sót
Kỷ niệm Giáng Sinh
Tôi có đọc câu chuyện, đại khái người mẹ bị ung thư, phải chữa trị bằng chemo nên rụng hết tóc. Ngày con gái ở xa về thăm, bà sợ con buồn nên đội tóc giả. Đứa con biết mẹ bệnh, không còn tóc nên để tỏ lòng thông cảm, cô đã húi cua ngắn ngủn. Khi gặp nhau, hai mẹ con đều ứa nước mắt cảm động. Người đáng lẽ tóc dài thì lại cụt ngủn, người đáng lẽ trọc lóc lại có tóc giả thật dài.
Giáng Sinh vừa qua hai mẹ con tôi cũng dở khóc dở cười. Con gái tôi cũng đi học xa, bận rộn và không đủ tiền nên quyết định không về nhà ăn Noel. Tôi thương con nên dù khó khăn, cũng ráng dành dụm tiền để mua vé máy bay đi thăm con. Tôi muốn cháu ngạc nhiên nên không cho cháu biết trước, nhưng cũng thật là ngạc nhiên, trước ngày tôi lên đường, cháu lại bất ngờ về nhà. Tôi phải bỏ vé máy bay của mình, tiếc tiền lắm nhưng cháu an ủi:
-Mẹ con mình đã được gặp nhau, mình quan tâm cho nhau là chuyện quan trọng. Chút tiền có mất nhưng con sẽ nhớ mãi kỷ niệm này. Con không muốn mẹ ăn Giáng Sinh một mình, bên đó con còn có bạn, mẹ ở đây chẳng có ai!
Tôi rưng rưng nước mắt. Cuộc đời người đàn bà bị chồng bỏ, phải nuôi con một mình cũng được chút ủi an.
Đôi giày trắng
Ngày cưới có lẽ là ngày bận rộn, có nhiều chuyện vui nhất trong đời. Tôi biết có cô dâu mang theo áo dài để thay, nhưng quên mang quần.
Hôm đám cưới tôi, mọi người đều rộn ràng. Tôi cũng chiều vợ, sáng mặc bộ vest trắng đi nhà thờ, chiều thay bộ vest đen tới tiệc. Tới nhà hàng tôi mới hết hồn, vì biết mình quên không mang theo đôi giày đen. Chú rể xúng xính trong bộ đồ đen, chân mang giày trắng bóng, coi sao đưọc! Chưa biết tính sao thì thằng bạn lên tiếng :
-Trễ rồi, thôi mang giày của tui đi. Mới tậu hôm qua đó, chắc là vừa.
Tôi mang ơn thằng bạn này hết sức. Cứu người như cứu hỏa. Nó cũng biết mắc cỡ, dấu đôi chân mang giày trắng dưới gầm bàn, không dám đi đâu, kể cả vào nhà vệ sinh vì nó cũng mặc vest đen.
Sau này khi có đứa con trai đầu lòng, tôi nhờ thằng bạn này làm bố đỡ đầu. Nó rất vui và hãnh diện vì lần đầu tiên được lên chức God Father, tôi chọc nó:
-Hôm rửa tội con tui, nếu anh dám mặc đồ đen và đi giày trắng, tui sẽ đãi thêm một chầu seafood ở nhà hàng nổi tiếng Toronto .
Nó nhìn tôi ấm ức, nhưng nó biết tôi vẫn nhớ và cám ơn thật nhiều.
Giúp người vào lúc người đó gặp hoàn cảnh khó khăn, nguy ngập nhất là chuyện nên làm. Lý do, hậu quả như thế nào sẽ tính sau.
Sống chung với một ông bố chồng già yếu, bướng bỉnh là chuyện không dễ. Ông hay than phiền, hỏi những câu không đúng lúc và từ chối các món ăn cần thiết. Ông hãnh diện về thời trai trẻ, cứ kể đi kể lại các câu chuyện của thời vàng son. Hồi đó, là chỉ huy trong quân đội...ông luôn đặt lý trí lên trên tình cảm. Tôi biết ông là người tốt, nhưng có cảm giác ông sống vì khối óc chứ không vì con tim, thiếu sự thông cảm.
Hôm nay đưa ông đi lễ ở nhà thờ, một lần nữa ông lại mặc bộ đồ vest cũ sờn rách mang từ Việt Nam sang. Tôi nhẹ nhàng:
-Bố nên thay bộ đồ con mua hôm trước, bộ quần áo này cũ quá.
-Nhưng bố thích mặc bộ này!
Tôi bắt đầu cau có:
-Nhưng mặc như vậy đi chỗ đông người rất kỳ, người ta sẽ nghĩ tụi con bỏ bê không chăm sóc bố.
Ông già buồn rầu, lập lại:
-Bố thích bộ quần áo này lắm.
Tôi cũng cương quyết:
-Bố nên thay ngay kẻo trễ, con không thấy có lý do gì để bố thích nó.
Ông già trả lời rất gọn ghẽ, chân thành, lâu nay ít khi nào tôi thấy ông minh mẫn như vậy:
-Chính mẹ đã tặng bố bộ quần áo này để mặc ngày kỷ niệm thành hôn. Khi chồng con ra trường, bố cũng mặc bộ quần áo này. Ngày đưa mẹ con ra nghĩa trang, bố cũng mặc bộ đồ này, bố thấy thật vui và xúc động khi mặc nó.
Nước mắt ông già hoen trên mi, rơi xuống gò má nhăn nheo. Tôi hụt hẫng và hết sức bối rối. Bố chồng tôi sống tình cảm và có lý hơn tôi nghĩ.
Trước khi quyết đoán người nào đó khô khan không có trái tim, tôi nên xét lại trái tim mình đã.
Bệnh và Lười
Cũng như các bà vợ khác ở hải ngoại, vợ tui kỳ này làm biếng quá. Đi làm về là nằm trên giường xem phim bộ, chẳng chịu nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa gì ráo. Tôi có la, nó ấp úng trả lời:
-Em thấy mệt quá, chẳng làm gì được cả. Nằm nhưng không ngủ được nên mới bật máy xem phim, chứ không cố ý xem phim.
Con vợ tui chơi chữ ghê, xem mà không xem, nó biện hộ kiểu này ai nghe cho được.
Tui định bụng hôm nay về mà bếp núc lạnh tanh, sẽ đập tan cái TV ra cho biết mặt. Về nhà, quả nhiên cơm canh không có, đứa con nhỏ hoảng hốt:
-Ba ơi, anh Hai đưa má vào bệnh viện rồi, má bị xỉu phải cấp cứu.
Tui vội vã vào nhà thương. Người ta đã chẩn bệnh xong. Vợ tui có lẽ bị ung thư xương. Hèn chi mấy tuần nay nó đau nhức, than thở mà tui nghĩ nó giả bộ nên không thèm nghe, cũng chẳng đưa đi bác sĩ.
Bệnh ung thư phát mạnh quá, sau vài tuần, bác sĩ cho biết nó không còn ở với tui được bao lâu nữa. Ung thư ngực thì cắt vú, ung thư xương không biết cắt ở đâu! Phổi vợ tui cũng có vấn đề, vì bao năm qua phải hửi mùi thuốc lá tui hút. Tui không dám nói với nó tui đã nghĩ xấu và giận nó không chịu nấu cơm, dọn dẹp. Cô vợ đầu ấp tay gối bao nhiều năm mà nó đau đớn, bịnh nặng tui cũng không biết. Vậy mà nó vẫn cố gắng đi làm kiếm tiền, chỉ khi về mới nằm liệt ra thôi. Tui hối hận quá chừng, trốn vào nhà vệ sinh của bệnh viện khóc rấm rứt. Thằng Tây đen nhìn tui ái ngại, hỏi tui có OK không. Tui không biết than thở cùng ai, nên dù tiếng Anh dở ẹt, cũng sổ một tràng. Nó có vẻ thông cảm nhưng chỉ phán được một tiếng “sorry” rồi đi ra.
Tui trở vào phòng thăm vợ. Mới mấy tuần mà nó ốm nhom xanh lè, tay chân dây rợ, kim chích chằng chịt. Nó thì thầm:
-Ở đây buồn và ồn quá, em muốn về nhà. Em sẽ nấu món giả cày mà anh thích đó.
Tui vỗ về:
-Em ráng lo nghỉ ngơi, đừng bận tâm.
Tui ráng nấu mấy món ngon đem vào nhà thương, nhưng nó không ăn được nữa. Tui lại khóc. Lạ ghê, trước giờ tui rất oai phong, la mắng vợ con mỗi ngày, uy quyền lắm mà bây giờ mít ướt quá sức …
Tình vợ chồng
Chị thắc mắc:
-Anh có còn thương em không?
-Tại sao phải hỏi?
-Từ ngày lấy nhau, mình hết thơ mộng, anh hết lãng mạn với em rồi.
-Bận thấy mồ, còn lo cho con, nhưng anh chẳng thấy gì khác.
-Em thấy khác!
-Anh đi sửa cửa sổ đây.
-Em ghét anh, anh giả bộ bận rộn.
Trời bỗng đổ mưa, nước tạt vào nhà, may quá chồng chị vừa sửa xong cánh cửa.
Lời cầu nguyện
Tôi rất sợ phải nghe ba mẹ cãi nhau. Tôi thường phải làm quan tòa và lẫn lộn không biết nên nghĩ gì. Mẹ hay nói:
-Con thấy ba kỳ cục không, nếu gặp người đàn bà khác, bà ta đã đập tan mọi thứ trong nhà ra rồi.
Ngược lại ba hỏi:
-Con gái, tuy con còn bé nhưng con thấy ba chịu đựng mẹ như thế nào. Ba phải làm sao đây?
Tôi hay nhìn những tấm hình ba mẹ chụp thời mới cưới treo trên tường, hai người nhìn nhau tươi cười hạnh phúc làm sao. Họ đã từng yêu nhau thắm thiết, tại sao tình yêu lại thay đổi mau chóng và thê thảm như vậy. Họ rất khó quên, khi gây gỗ thường kể đi kể lại những chuyện giận hờn xảy ra năm xửa năm xưa, rồi từ từ nặng lời với nhau. Tôi và em gái cũng hay có chuyện vì giành đồ chơi, hay vì phân công dọn dẹp nhà cửa không đều, nhưng chỉ chút sau là chúng tôi quên và tiếp tục chơi với nhau vui vẻ. Tôi muốn gia đình hòa thuận, êm ấm như hồi tôi còn bé. Lâu rồi chúng tôi không được đi picnic, đi câu cá với nhau.
Ngày ba tôi đập tan những tấm hình đám cưới treo trên tường, là ngày ông bà quyết định ly dị. Ba mẹ gọi hai chị em tôi vào phòng, chúng tôi đứng trên những mảnh vụn và được hỏi:
-Hai đứa con phải quyết định, đứa nào muốn ở với mẹ, đứa nào muốn ở với ba. Chúng ta phải chia hai.
Tôi và em gái chỉ biết khóc. Cách đây mấy tháng, tôi cũng giúp ý kiến thằng Tâm để nó chọn lựa bố hay mẹ. Bây giờ tới phiên nó sẽ giúp tôi?!!! Tôi biết Tâm rất khổ, trong lớp nó không còn muốn chơi với ai cả ngoại trừ tôi. Cô giáo và những bạn hiểu chuyện nói lời an ủi, thương hại cũng làm nó bực mình, muốn lẩn tránh. Nó trở nên ít nói và không cười nữa. Tôi sẽ phải trải qua những chuyện y như vậy. Tôi rất sợ.
Đêm hôm đó tôi không ngủ được, chạy sang phòng em thấy nó còn thức, tôi rủ nó ra bàn thờ cùng đọc kinh. Chúng tôi chỉ thuộc kinh Lạy cha và Kính mừng, tôi ước gì có thể đọc được những kinh thật dài như người ta đã đọc trong nhà thờ để Chúa hiểu và lắng nghe chúng tôi hơn. Một chút sau ba má tôi cũng ra phòng khách cùng quỳ đọc kinh với chúng tôi - có lẽ vì nửa đêm tiếng cầu kinh của chị em tôi lớn quá làm họ không ngủ được. Thật là nhiệm mầu, ba má tôi xin lỗi nhau và quyết định không ly dị nữa. Tất cả chúng tôi cùng khóc.
Tôi nghe mẹ tôi kể với bạn của bà, nhờ sự thành khẩn của hai đứa tôi trong lần đọc kinh đó mà bà đã suy nghĩ lại. Tình trạng gia đình tôi khá hẳn. Ba đã treo lại những tấm hình đám cưới lên tường và treo thêm tấm bốn người vừa chụp ở tiệm.
Tôi tin lời cầu nguyện sẽ luôn được Chúa chấp nhận nếu mình cầu xin hết lòng và ở trong một hoàn cảnh thật sự cần giúp đỡ. Tôi cũng an tâm không cần phải học nhiều kinh dài và mới, Lạy cha và Kính mừng có thể tạm đủ.
Thiếu sót
Chúng tôi đi xem văn nghệ do trường Trung Học của con trình diễn. Mỗi năm trường đều cóInternational Night để các học sinh thuộc các sắc dân phô bày văn hóa, âm nhạc đặc thù của dân tộc mình. Tôi thích thú theo dõi, tới phần học sinh Việt Nam , tôi bật cười vì thấy các cháu mặc áo dài đi cấy lúa. Có đứa lại mặc áo dài với quần jean, mang giày thể thao. Đa số các quan khách, học sinh ngoại quốc đều vỗ tay tán thưởng vì động tác nhịp nhàng, vành nón lá xinh tươi, âm nhạc vui nhộn ca ngợi cảnh thanh bình trên đồng lúa. Tối về, tôi hỏi:
-Sao tụi con lại mặc áo dài đi cấy lúa. Dân quê phải mặc áo bà ba chứ.
Cháu cười hồn nhiên:
-Hôm rồi tổng dợt ở nhà mình, tụi con có mặc áo dài múa thử, sao lúc đó mẹ không nói?
Tôi không trả lời được. Bận rộn quá, tôi đâu có giờ để ý.
Trách nhiệm dạy con biết về quê hương, văn hóa cội nguồn không phải dễ, còn rất nhiều điều tôi đã thiếu sót
Kỷ niệm Giáng Sinh
Tôi có đọc câu chuyện, đại khái người mẹ bị ung thư, phải chữa trị bằng chemo nên rụng hết tóc. Ngày con gái ở xa về thăm, bà sợ con buồn nên đội tóc giả. Đứa con biết mẹ bệnh, không còn tóc nên để tỏ lòng thông cảm, cô đã húi cua ngắn ngủn. Khi gặp nhau, hai mẹ con đều ứa nước mắt cảm động. Người đáng lẽ tóc dài thì lại cụt ngủn, người đáng lẽ trọc lóc lại có tóc giả thật dài.
Giáng Sinh vừa qua hai mẹ con tôi cũng dở khóc dở cười. Con gái tôi cũng đi học xa, bận rộn và không đủ tiền nên quyết định không về nhà ăn Noel. Tôi thương con nên dù khó khăn, cũng ráng dành dụm tiền để mua vé máy bay đi thăm con. Tôi muốn cháu ngạc nhiên nên không cho cháu biết trước, nhưng cũng thật là ngạc nhiên, trước ngày tôi lên đường, cháu lại bất ngờ về nhà. Tôi phải bỏ vé máy bay của mình, tiếc tiền lắm nhưng cháu an ủi:
-Mẹ con mình đã được gặp nhau, mình quan tâm cho nhau là chuyện quan trọng. Chút tiền có mất nhưng con sẽ nhớ mãi kỷ niệm này. Con không muốn mẹ ăn Giáng Sinh một mình, bên đó con còn có bạn, mẹ ở đây chẳng có ai!
Tôi rưng rưng nước mắt. Cuộc đời người đàn bà bị chồng bỏ, phải nuôi con một mình cũng được chút ủi an.
Đôi giày trắng
Ngày cưới có lẽ là ngày bận rộn, có nhiều chuyện vui nhất trong đời. Tôi biết có cô dâu mang theo áo dài để thay, nhưng quên mang quần.
Hôm đám cưới tôi, mọi người đều rộn ràng. Tôi cũng chiều vợ, sáng mặc bộ vest trắng đi nhà thờ, chiều thay bộ vest đen tới tiệc. Tới nhà hàng tôi mới hết hồn, vì biết mình quên không mang theo đôi giày đen. Chú rể xúng xính trong bộ đồ đen, chân mang giày trắng bóng, coi sao đưọc! Chưa biết tính sao thì thằng bạn lên tiếng :
-Trễ rồi, thôi mang giày của tui đi. Mới tậu hôm qua đó, chắc là vừa.
Tôi mang ơn thằng bạn này hết sức. Cứu người như cứu hỏa. Nó cũng biết mắc cỡ, dấu đôi chân mang giày trắng dưới gầm bàn, không dám đi đâu, kể cả vào nhà vệ sinh vì nó cũng mặc vest đen.
Sau này khi có đứa con trai đầu lòng, tôi nhờ thằng bạn này làm bố đỡ đầu. Nó rất vui và hãnh diện vì lần đầu tiên được lên chức God Father, tôi chọc nó:
-Hôm rửa tội con tui, nếu anh dám mặc đồ đen và đi giày trắng, tui sẽ đãi thêm một chầu seafood ở nhà hàng nổi tiếng Toronto .
Nó nhìn tôi ấm ức, nhưng nó biết tôi vẫn nhớ và cám ơn thật nhiều.
Giúp người vào lúc người đó gặp hoàn cảnh khó khăn, nguy ngập nhất là chuyện nên làm. Lý do, hậu quả như thế nào sẽ tính sau.
Last update on May 1, 4:10 pm by inkaja.
Be the first person to like this.