January 13, 2012
185 views
THÁNH ÐỊA MỸ SƠN (phần 2)
TIỀN SÃNH:
Là phần nhô ra trước cửa chính vào đền Tháp. Trên Tiền Sãnh có một bức CHẠM bằng sa thạch hình lá đề. Trong bức CHẠM hình lá đề này được chạm khắc hình tượng của vị THẦN LINH được thờ trong đền Tháp đó. Nét CHẠM TRỔ tinh vi, rõ nét và nổi bật lên.
VÒM CUỐN:
Là phần trang trí phía trên khung cửa chính và cửa phụ, nằm phía trong Tiền Sãnh. từ thế kỷ X trở về trước, Vòm Cuốn CHĂM, được các nhà Ðiêu Khắc và nghệ sĩ CHĂM, chạm khắc những đường nét hoa văn trông đẹp đẽ và linh hoạt. Phía dưới Vòm Cuốn; thường có chạm khắc hình người, đứng chấp tay cung kính, để khấn nguyện, cầu xin các vị Thần Linh thờ bên trong những điều gì ta muốn.
MÌNH THÁP:
Là phần Thân Tháp, có hình trang trí chạm khắc bằng sa thạch những hình ảnh như Thiên Thần Apsara (tiên nữ múa hát trên cõi trời) chim Thần Garuda, bò thần NanDin, voi, ngựa, hoa lá v.v... Tất cả đều do bàn tay của các chuyên gia CHĂM, với một tâm hồn khoáng đạt và bút pháp tinh xảo, khéo léo về tài năng chạm trổ, đã kiến tạo nên những tác phẩm điêu khắc tuyệt tát trên gạch, trên sa thạch, mà nghệ thuật điêu khắc các nước Ðông Nam A cùng thời, ít khi xuất hiện những kiểu cách và phương thức trên nền gạch như Champa. Nó tuyệt tác không chỉ là kiểu thức đường nét hoa văn xinh đẹp, tinh tế và sinh động, mà tuyệt tác hơn hết là ở nội dung phong phú, bao gồm những nét đặc trưng của dân tộc, trong một giai đoạn của dòng lịch sử, về Thần Quyền, về triết lý nhân sinh, về văn hóa nghệ thuật v.v... tất cả những biểu tượng đó của dân tộc, đã được các nhà điêu khắc CHĂM phơi bày trên thành tường gạch của đền Tháp thiêng (nhà ở các vị thần nơi trần thế) đã tắm nắng gội sương gần hai ngàn năm (IV – IXX) qua, nơi thung lũng u-tịch, giữa núi rùng bao quanh, mà tưởng chừng đã mai một rữa nát, với sự tàn tạ của thời gian, với sự tàn phá điên cuồng của con người trong cảnh mưa bom đạn gió.
Nói đến điêu khắc trong đền Tháp ở Thánh Ðịa Mỹ Sơn là nói đến những Ðài Thờ thuộc Mỹ Sơn E-1 (E-1: do nhà khảo cổ người Pháp Henry Parmentier chia khu các đền Tháp trong Thánh Ðịa Mỹ Sơn). Ðó là một đài thờ bằng Sa Thạch mềm, hơi vàng, có kích thước: 3,53m x 2,70m x 0,05m. Ðài thờ còn nguyên vẹn và được khai quật vào năm 1903 trong lòng ngôi đền Mỹ Sơn thuộc khu E-1, bởi các nhà nghiên cứu khảo cổ thuộc trường Viễn đông Bác Cổ Pháp tại Hà Nội. Ðài thờ này vào năm 1918 được đem từ Thánh Ðịa Mỹ Sơn về trưng bày trong Viện Bảo Tàng Ðiêu Khắc CHĂM tại Ðà Nẳng.
Ngày 25/07/2010, tác giả bài viết này từ Hoa Kỳ về Việt Nam, trong một chuyến du hành, tìm về nguồn cội Champa ở tuổi “thất thập cổ lai hy”; đến viếng thăm quan sát thực địa Thánh Ðịa Mỹ Sơn, các đền tháp CHĂM dọc miền Trung VN, thăm động Phong Nha, được người xưa viết lại trên một Tảng Ðá bằng phẳng, màu bạc; hiện đang được lưu giữ cẩn trọng bởi chánh phủ Việt Nam và thăm viếng “Viện Bảo tàng Ðà Nẳng” để được mục kích tận mắt, sờ tận tay những tác phẩm Ðiêu Khắc tuyệt mỹ của dân tộc CHĂM do người xưa để lại, trong khối tác phẩm Ðiêu Khắc này có cả Ðài Thờ Mỹ Sơn E-1 nói trên được đặt trên một bệ trưng bày trong Viện Bảo Tàng.
Tác phẩm điêu khắc thế kỷ VII.
Sa Thạch, cao 1,14 m Mỹ Sơn, Quãng Nam.
July 28, 2010 tại Viện Bảo Tàng Champa Ðà Nẳng.
Ðài thờ Mỹ Sơn E-1 này có 02 vòm cuốn, có hai trụ chống ở mặt trước. Qua cách bố cục trang trí của 02 vòm cuốn này, ta thấy phong cách độc đáo, nghệ thuật điêu khắc CHĂM được thể hiện rõ nét:
- Ở 02 đầu Vòm Cuốn là hai con Makara (thú vật được trang trí qua ngôn ngữ tạo hình (Ðiêu Khắc) trong kiến trúc Tôn Giáo Ấn Ðộ), nhả ra hai đầu con Dê (Trong nền văn hóa Sa Huỳnh, khi đào bới những mộ CHUM, các nhà khảo cổ tìm thấy những khoen tai được kiến tạo dưới hình thù con Dê) đã nói lên nội dung bút pháp linh hoạt mang tính bản địa CHĂM (Con Dê là thú vật nuôi trong nhà để cúng tế Thần Linh CHĂM). Phía trong cùng của Vòm Cuốn, là 02 đầu chim có mào và cánh đối diện nhau. Ở đầu phía trong lẫn ngoài của vòm Cuốn, có trang trí 03 bông hoa bốn cánh, với nhụy hoa to, trang trí thưa ra chứ không sát vào nhau; nhìn vào hai Vòm Cuốn phía trong Tiền Sãnh thấy nhẹ nhàng và thoáng mát. Hình ảnh trang trí bông hoa bốn cánh này giống như cách trang trí trên mặt “mâm” bằng gỗ, có chân cao, dùng để đặt để các thức ăn khi cúng quẩy Thần Linh hay Tổ tiên đã qua đời. Có nghệ sĩ trang trí mặt “mâm” với hình ngôi sao 09 cách, có nhụy tròn ở giữa, gợi cho ta thấy có sự thấp thoáng của văn hóa Ðồng Sơn? – Có lẽ do sự giao tiếp ít nhiều với văn hóa Ðồng Sơn, cũng giống như kiến trúc Ấn Ðộ vẫn có ảnh hưởng thoáng lướt nhẹ nhàng của Ba Tư, La Mã. Nhưng, bông hoa 04 cánh với nhụy to ở giữa, giống như trên đã nói, rõ ràng là Văn Hóa Sa Huỳnh, là bản địa dân tộc Champa vậy. Ðiều này đã cho thấy các chuyên gia, nghệ sĩ Chămpa đã thoát ly dần với đường nét kỳ vỹ của nghệ thuật Ấn Ðộ; trở về với dân tộc thân yêu của mình để kiến tạo một kiểu cách trang trí điêu khắc riêng biệt, mang đầy bản sắc cội nguồn của dân tộc Champa.
Ðài thờ Mỹ Sơn E-1 nổi tiếng bằng ngôn từ tạo hình, đã minh họa những đạo sĩ Ấn Ðộ, vốn dĩ có một đời sống bình dị thoát tục, hòa mình vào thiên nhiên, để tu luyện suy tư nơi rừng sâu núi thẩm.
Ở một Ðài thờ khác cũng thuộc khu Tháp Mỹ Sơn E-1, là một tác phẩm Ðiêu Khắc diễn tả một cảnh ca múa sinh động (thế kỷ thứ VII, p.28, NV kự) gồm 03 người. Người giữa trong tư thế uốn mình, hai chân soải ra gần sát mặt đất; hai tay dang rộng, dâng một dãi khăn với nét mặt say sưa, cung kính, ngẫn nhìn lên, nhoẽn miệng cười. Hai bên hông có hai vũ công khác, hai tay nâng lên giải khăn để biểu diễn điệu múa. Cả 03 vũ công với vẻ mặt hân hoan trong vũ khúc dâng lên Thần Linh.
Ở một Ðài Thờ khác thuộc thế kỷ VII của khu Tháp Mỹ Sơn E-1 là một khối hình với đường nét tinh tế của nghệ thuật Ðiêu Khắc, đã viết lên những ngôn ngữ tạo hình với cách trang trí nhiều hoa văn 04 cánh, 01 nhụy to ở giữa Chạm trổ những đường nét hoa văn tinh tế lún sâu vào nền Sa Thạch. Trong ô ở giữa dưới Vòm Cuốn của Ðài Thờ, là một nghệ nhân đang chơi Thụ cầm, ngồi xếp bằng, nhắm mắt lắng động tâm tư và say sưa trong tiếng sáo.
Một người khác đang đứng trong khung tường bên phải, chân phải hơi cong lên, chân trái đứng thẳng. qua tác phẩm Ðiêu khắc này, ta thấy từ thế ngồi, đứng, cho đến cách búi tóc, khuôn mặt cũng như dáng vẻ biểu hiện được bản sắc nghệ thuật của Champa.
Ở một cảnh chạm trổ trền đài thờ Mỹ Sơn E-1 khác, một đạo sĩ hòa mình vào thiên nhiên, đang ngồi đọc kinh sách trong tư thế an nhàn tự tại, dưới gốc cây nơi chốn thâm sơn cùng cốc, có chim rừng bao quanh. Trong u tịch của núi rừng, có lẽ người đạo sĩ này đang, lắng hồn chiêm nghiệm những dòng tư tưởng uyên bác của kinh vệ Ðà là tên của 04 bộ kinh của Ấn Ðộ; là kim chỉ nam để hình thành nền văn minh Vệ Ðà có từ 6000 năm trước Thiên Chúa; và ngay trong thời đại này, người Ấn Ðộ đã tiến đến một trình độ văn minh khá cao rồi.
Một tác phẩm điêu khắc từ thế kỷ IX bằng Sa Thạch ở Mỹ Sơn đã diễn tả thần Shiva múa. Ðây là một bức tranh sinh động, mô tả khung cảnh sinh hoạt âm nhạc. Bên phải là một nghệ nhân ngồi xếp bằng thổi sáo với vẻ mặt cung kính dâng lên Thần Linh những âm thanh tuyệt vời của tiếng sao. Một nghệ nhân khác, một mình điều khiển hai cái trống, trong tư thế uyển chuyển thân mình, với vẻ mặt vui tươi hòa nhịp vào tiếng sáo rộn ràng khi khoan khi nhặt và sự diễn xuất của vũ nữ trong vũ khúc Shiva.
Phía bên phải là một công Chúa hay Hoàng hậu, với nụ cười cởi mở đôn hậu. Ngồi vui tươi thưởng thức ca múa với hai người đứng hầu hai bên. Có lẽ đây là sinh hoạt văn nghệ cung đình. Nằm phía dưới cùng ngay khoản giữa, là con bò NamDin nằm trong tư thế ngoan ngoãn, vô tư lự, mặc cho sự huyên náo của buổi sinh hoạt ca múa của con người.
Còn biết bao tác phẩm điêu khắc trên gạch, trên Sa Thạch trong khu Thánh Ðịa Mỹ Sơn, mô tả cảnh sinh hoạt của các đạo sĩ, nhập thế trong các hoạt động giúp đời, truyền đạo, chữa bệnh; cũng như mô tả cảnh xuất thế tu hành, của các đạo sĩ ẩn náo trong rừng sâu, để trầm tư mặc tưởng, kiến tạo một sức mạnh của nội tâm; mà chỉ sống đơn độc trong u tịch của núi rừng, trong vắng lặng của thinh không, mới tìm thấy được.
Nhờ sức mạnh nội tâm, các nhà hiền triết, các đạo sĩ thấu thị, đã tìm ra những nguyên tắc căn bản của Ấn Ðộ giáo, kiến tạo các giai cấp xã hội, qui định phương thức thờ phụng và nêu lên những con đường giải thoát cho con người.
Cũng trong khu Mỹ Sơn E-1, hiện trưng bày tại bảo tàng viện Ðà Nẳng, một tác phẩm điêu khắc độc đáo khác tìm thấy trên các mi cửa xinh đẹp của ngôi đền Mỹ Sơn E-1. Tác phẩm điêu khắc này với nội dung hết sức thần thoại, nên các nghệ sĩ CHĂM phải chạm trổ rất tinh vi với nhiều chi tiết, đã nói lên một kỹ thuật điêu khắc trên gạch và Sa Thạch rất cao, đòi hỏi sự khéo tay, nhẫn nại. Với một tâm hồn phong phú nét nghệ thuật, một trình độ thẩm mỹ vừa đa dạng, vừa có chiều sâu, vừa sinh động mới kiến tạo những tác phẩm điêu khắc tuyệt mỹ, hoàn hảo và có hồn như vậy. Ví dụ những tác phẩm điêu khắc mô tả các vị Thần:
- Thần Brahma ngồi trong tư thế xếp bằng trên đài sen, tay phải cầm một sâu chuỗi, tay trái cầm một chiếc bình. Vị Thần trông vừa uy linh vừa đạo hạnh.
- Thần Visknu: nằm dài trên thân Rắn Sesa có bảy đầu, tượng trưng cho sự bất diệt. Tay phải Thần đỡ đầu, tay trái Thần cầm cuốn sen; đôi mắt lim dim, nụ cười hân hoan toát lên vẻ đôn hậu và khoan dung độ lượng của vị Thần Linh.
Tác phẩm điêu khắc này, được các nghệ sĩ CHĂM đã viết lên bằng ngôn ngữ tạo hình; với đường nét tinh tế, làm rõ nét nổi bật đức tinh và quyền năng của Thần Thánh.
Ngoài những tác phẩm điêu khắc trong khu Mỹ Sơn E-1, Thánh Ðịa Mỹ Sơn còn có một tác phẩm điêu khắc đặc biệt trong Mỹ Sơn E-5, đó là tượng đứng GANESA. theo các nhà khảo cổ học, pho tượng GANESA tròn, đứng là tác phẩm điêu khắc thuộc về “hình tượng học” của Ấn Ðộ giáo. Nhưng, ngay tại quốc gia Ấn Ðộ và các nước vùng Ðông Nam Á, có ảnh hưởng văn hóa Ấn Ðộ, cũng ít tìm thấy loại tác phẩm điêu khắc như tượng GANESA. Theo các nhà khảo cổ, loại tượng tròn và đứng nêu trên, chỉ có một tượng duy nhất ở miền Nam nước Ấn và một tượng ở Thánh Ðịa Mỹ Sơn E-5 của Champa.
Tượng Thần GANESA tròn, mập; trong thế đứng vững vàng, trông rất bệ vệ. Các nghệ sĩ CHĂM đã tạc tượng và chạm trổ rất kỳ cong, vì Thần có 4 cánh tay, trang sức đẹp mắt với nhiều chi tiết chạm trổ; đòi hỏi nhiều công phu, nhẫn nại của các nhà điêu khắc CHĂM mới có những nét điêu khắc tinh tế như vậy.
Thần GANESA là vị Thần phúc hậu, gần gủi với con người ở thế gian; và là vị Thần mang hạnh phúc, may mắm đến cho những ai sùng tín nơi Thần.
Từ giữa thế kỷ VIII đến giữa ther kỷ thứ IX, thị tộc Cau ở phía Nam Vương Quốc Champa, có ưu thế về quyền năng và sức mạnh về chính trị quốc gia; do đó kinh đô ở Bắc Vương Quốc Champa, tức là Trà Kiệu Quãng Nam bây giờ, bắt đầu dời về phương Nam, đóng đô tại Thành phố Virapura gần Phan Rang (theo La Royaume du Champa. G. Maspero; Paris et Bruxelles 1928-page: 95-107). Cho đến giai đoạn này của dòng lịch sử, Champa vẫn còn hưng thịnh và hùng mạnh bên cạnh những Vương Quốc lân bang.
Thời kỳ này, chính là giai đoạn mà các quốc gia Ðông Nam Á, trong đó có Champa đã chấm dứt mối quan hệ kinh tế thương mại với Ấn Ðộ. Sự kiện này đưa đến sự độc lập của các Vương Quốc nêu trên về nền nghệ thuật. Mỗi quốc gia Ðông Nam Á đều hướng về nghệ thuật bản địa của dân tộc mình.
Do đó, sau phong cách Mỹ Sơn E-1; nền nghệ thuật Champa có thay hình đổi dạng: Vẫn giữ lại đặc điểm của nghệ thuật Ấn Ðộ, còn tồn động lại, lung linh như ánh đèn dầu, hay như một lớp mỏng ở mặt ngoài. Ðem nghệ thuật còn rơi rớt lại của Ấn Ðộ, kết hợp nhuần nhuyễn với nghệ thuật, mang sắc thái dân tộc; tạo nên bởi những đường nét, hình ảnh về nhân chủng bản địa, đã bộc lộ được sắc nét độc đáo của dân tộc CHĂM, xin được nêu lên trong đền Tháp thuộc vài khu khác trong Thánh Ðịa Mỹ Sơn ngoài khu Mỹ Sơn E-1:
- Kalan Mỹ Sơn F-1:
Trong nội thất có thờ một bộ Linga, Yôni. Ðầu Linga trang trí bằng một cái mũ, kết lại bằng những lọn tóc có nhiều tua buông xuống, do kỹ thuật đặc biệt của điêu khắc CHĂM.
Phần chân Tháp có nhiều lớp chồng lên nhau, trang trí bằng những nét họa cánh sen, những ô vuông và tam giác.
Những trụ cột áp vào tường, ở mỗi đầu cột trụ được điêu khắc giải lụa và hoa văn xoắn rậm rạp như hoa cúc, trông đơn giản nhưng sinh động.
Những trụ áp vào chân Tháp, được các chuyên gia điêu khắc chạm trổ hình ảnh người bán thân. Phía dưới được điêu khắc một con sư tử ngồi chồm hổm, như để bảo vệ tượng người “bán thân”.
Nơi Kalan F-1, còn có một tấm lá nhỉ, được điêu khắc một nội dung phong phú sinh động, về câu chuyện Thần Thoại, nói lên sự chiến đấu giữa Quỉ Vương Ravana và Thần Shiva, hoàng tử Rama cùng nữ Thần Parvati. Trong bức chạm tấm lá nhỉ nêu trên còn có điêu khắc con bò NanDin, thần GANESA, một đạo sĩ khổ hạnh đang ngồi bên cạnh một Thánh đường; có sư tử, voi, đã nói lên một nền điêu khắc phong phú về nội dung và sinh động về những đường nét chạm khắc.
- Tấm lá nhỉ A-1:
Ðiêu khắc Thần Shiva đang biểu diễn điệu múa thiên thần bên cạnh có nữ Thần Parvati ngồi cung kính chắp tay. Bên trái Thần Shiva là vị Thánh đang nhẫy theo vũ điệu của Thần. Ðiệu vũ huyền dịu, của Thần Shiva, chính là lúc Thần đang đem hết quyền lực của mình để chuyển động vũ trụ.
- Tượng Thần Shiva Mỹ Sơn A’-4:
Tượng Thần Shiva A’-4 cao đến 1m,40, đứng trên bệ Yôni, đặt trên đài thờ hình vuông. Ðây là một tác phẩm điêu khắc tả chân thật kỳ tài, với đầu dao mũi đục của các nhà điêu khắc CHĂM cả ngàn năm về trước. Ðặc sắc nhất là các múi tóc được kết lại một cách gọn gàng, trông đẹp và tự nhiên. Cái đẹp hơn nữa là trên chóp múi tóc có trang điểm một vầng trăng lưỡi liềm, là biểu tượng của Thần Shiva. Bộ râu mép (y như người thật) trên đôi môi dày với nụ cười có vẻ nhân hậu hiền từ; nét mặtrong sáng đầy phẩm cách của một vị Thần. Trên trán của Thần còn có một con mắt thứ ba. Vì là vị Thần hủy diệt và tái sanh hay sáng tạo; nên con mắt thứ ba này để nhìn thấu mọi việc soi sáng được thiện, ác, tốt và xấu từ đó để hủy diệt và sáng tạo cái đẹp, cái thiện hơn.
Tất cả những tác phẩm điêu khắc được trình bày qua vài trang giấy, có tánh cách đặc trưng nêu trên, chỉ là phần nhỏ; chưa thể trình bày, hết toàn