Categories

  • Yahoo
  • Google
  • Live
  • Live

Posted: 2019-08-11 18:00:00
<p>Okhotnik có nhiều đặc điểm làm giảm khả năng ẩn mình trước radar, nhưng dường như đây là giải pháp để đổi lấy khả năng cơ động rất tốt.</p><div id=""><figure class="item_slide_show clearfix"><!--start video embed--><div onclick="Video.playVideo(263573)" id="video_parent_263573" class="box_embed_video_parent embed_video_new" data-vcate="1003834" data-vscate="1003005" data-vscaten="Thế giới" data-vid="263573" data-ratio="1" data-articleoriginal="3964295" data-ads="1" data-license="0" data-duration="66" data-brandsafe="0" data-type="0" data-play="0" data-frame="" data-aot="Nga tung video thử nghiệm UAV chiến đấu 'Thợ săn tàng hình'">
<div data-vid="263573" class="box_img_video embed-container">
<img src="https://ivcdn.vnecdn.net/vnexpress/images/web/2019/08/07/nga-tung-video-thu-nghiem-uav-chien-dau-tho-san-tang-hinh-1565176034_500x300.png"; alt="Nga tung video thử nghiệm UAV chiến đấu 'Thợ săn tàng hình'"/></div>
<div id="embed_video_263573" class="box_embed_video" readability="6">
<div class="embed-container" readability="7">
<p>Nga tung video thử nghiệm UAV chiến đấu 'Thợ săn tàng hình'</p>
</div>
</div>
</div>
<!--end video embed-->
<figcaption class="desc_cation" readability="1"><div class="inner_caption" readability="7">
<p class="Image">
UCAV Okhotnik bay thử chuyến đầu hôm 6/8. Video: <em>Bộ Quốc phòng Nga</em>.</p>
</div></figcaption></figure><p class="Normal">
Bộ Quốc phòng Nga hôm 7/8 công bố video chuyến bay thử đầu tiên của nguyên mẫu máy bay chiến đấu không người lái (UCAV) Okhotnik, cho biết phi cơ đã lượn nhiều vòng ở độ cao 600 m và hạ cánh an toàn sau 20 phút.</p><p class="Normal">
Đây được coi là dấu mốc quan trọng với Okhotnik, dự án UCAV có thể giúp Nga giải quyết nhiều điểm yếu trong thiết kế tiêm kích tàng hình Su-57, tạo ra cặp tiêm kích có uy lực vượt xa khả năng chiến đấu của hai loại phi cơ riêng lẻ. <a href="https://vnexpress.net/the-gioi/hai-mau-phi-co-co-the-tro-thanh-cap-song-sat-tang-hinh-cua-nga-3874857.html"; rel="dofollow" target="_blank"><span>Bộ đôi Su-57 và Okhotnik</span></a> cũng hiện thực hóa ý tưởng tác chiến mạng trung tâm, trong đó những chiếc Su-57 sẽ trở thành trung tâm chỉ huy cho lực lượng bộ binh, phòng không và các phi đội máy bay khác.</p><p class="Normal">
"Thiết kế càng đáp, cửa hút gió, ăng ten trên thân máy bay vẫn không thay đổi so với đợt thử nghiệm mặt đất hồi đầu năm . Điểm khác biệt duy nhất là hai cảm biến khí động được lắp ở diềm trước cánh. Đây không phải điều bất thường, UAV tàng hình RQ-170 Sentinel của Mỹ cũng có thiết bị tương tự trong chuyến kiểm tra năm 2017. Nó sẽ được tháo bỏ sau quá trình thử nghiệm", chuyên gia Tyler Rogoway cho biết.</p><p class="Normal">
Okhotnik (Thợ săn) là dòng UCAV tàng hình do tập đoàn Sukhoi của Nga phát triển. Bộ Quốc phòng Nga cho biết nó được chế tạo từ vật liệu composite và phủ lớp sơn đặc biệt để ẩn mình trước radar. Tuy nhiên, giới phân tích phương Tây vẫn tỏ ý nghi ngờ khả năng ẩn mình của mẫu UCAV này.</p><p class="Normal">
"Vấn đề lớn nhất là <strong>cửa xả khí vẫn hoàn toàn lộ ra bên ngoài, cửa hút gió và động cơ cũng nằm thẳng hàng</strong>. Điều này sẽ làm giảm đáng kể khả năng tàng hình trước radar và các hệ thống cảm biến hồng ngoại", Rogoway nói.</p><table align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0" class="tplCaption"><tbody readability="1"><tr><td>
<img alt="Chiếc Okhotnik chạy đà cất cánh hôm 6/8. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga." data-natural-h="216" data-natural-width="500" src="https://vcdn-vnexpress.vnecdn.net/2019/08/10/okhotnik-2-8138-1565412689.jpg"/></td>;
</tr><tr readability="3"><td readability="5">
<p class="Image">
Chiếc Okhotnik chạy đà cất cánh hôm 6/8. Ảnh: <em>Bộ Quốc phòng Nga</em>.</p>
</td>
</tr></tbody></table><p class="Normal">
Các lá cánh trong động cơ turbine phản lực là một trong những yếu tố làm tăng diện tích phản xạ radar trên chiến đấu cơ hiện đại. Điểm yếu này có thể hạn chế bằng cách chế tạo cửa hút khí hình chữ S, khiến mặt trước động cơ được che chắn khỏi cửa hút gió và không lộ ra bên ngoài.</p><p class="Normal">
Cửa hút gió của một số UAV tàng hình cũng được lắp lưới làm từ vật liệu hấp thụ sóng radar, nhưng giải pháp này chỉ phù hợp với phi cơ dùng động cơ turbine công suất thấp, không đòi hỏi lượng khí lớn trong khi bay. Quân đội Nga chưa công bố loại động cơ trang bị trên Okhotnik, nhưng nhiều khả năng nó sử dụng mẫu động cơ AL-31F tương tự <a href="https://vnexpress.net/the-gioi/hung-luong-dot-tang-luc-tu-su-27-nga-trinh-sat-co-my-rung-lac-manh-3834797.html"; rel="dofollow" target="_blank"><span>tiêm kích Su-27 và Su-30</span></a>.</p><p class="Normal">
Cửa xả không được che chắn sẽ khiến cảm biến nhiệt và đầu dò hồng ngoại của tên lửa dễ dàng phát hiện, bám bắt theo luồng khí nóng từ động cơ. Mỹ hạn chế nguy cơ này bằng cách giấu động cơ vào trong thân như trên oanh tạc cơ B-2 hoặc chế tạo cửa xả phụ dạng bẹt giống tiêm kích F-22. Không quân Nga cũng từng thử nghiệm cửa xả khí động cơ dạng bẹt cho tiêm kích Su-27, nhưng không đưa vào ứng dụng đại trà.</p><table align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0" class="tplCaption"><tbody readability="1"><tr><td>
<img alt="Nguyên mẫu Okhotnik trong đợt chạy thử đầu năm nay. Ảnh: Drive." data-natural-h="300" data-natural-width="500" src="https://vcdn-vnexpress.vnecdn.net/2019/08/10/okhotnik-3-8014-1565412689.jpg"/></td>;
</tr><tr readability="3"><td readability="5">
<p class="Image">
Nguyên mẫu Okhotnik trong đợt chạy thử đầu năm nay. Ảnh: <em>Drive</em>.</p>
</td>
</tr></tbody></table><p class="Normal">
Dù đánh giá thấp khả năng tàng hình của Okhotnik, giới chuyên gia phương Tây lại <strong>đề cao khả năng cơ động và hiệp đồng với tiêm kích Su-57</strong> của nó. Cánh của Okhotnik vát về sau với góc độ lớn để giảm lực cản, giúp nó đạt tốc độ tối đa và hiệu suất cao hơn UAV cùng loại X-47B của Mỹ, đồng thời <a href="https://vnexpress.net/the-gioi/mau-uav-chien-dau-nga-co-sai-canh-lon-hon-ca-tiem-kich-bom-su-34-3927279.html"; rel="dofollow" target="_blank"><span>duy trì khả năng cơ động rất tốt ở tốc độ cao</span></a>.</p><p class="Normal">
"Cấu hình này hy sinh tính tàng hình để đổi lấy khả năng cơ động. Động cơ phản lực với chế độ đốt tăng lực và cánh vát cho phép Okhotnik đạt tốc độ siêu âm, điều mà dòng X-47B Mỹ không thể làm được. Đây là những yếu tố quan trọng nhằm bảo đảm Okhotnik theo kịp những tiêm kích Su-57 trong chiến đấu", Rogoway đánh giá.</p><p class="Normal">
Quân đội Nga khẳng định nhiệm vụ chính của Okhotnik sẽ là trinh sát, do thám bằng hệ thống cảm biến quang điện, hồng ngoại và tình báo điện tử. Kích thước lớn với sải cánh rộng hơn cả tiêm kích bom Su-34 cũng cho phép Okhotnik giấu nhiều loại vũ khí hạng nặng trong thân để giảm sức cản và tăng tính tàng hình.</p><p class="Normal">
"Nó có thể tham gia nhiệm vụ tác chiến điện tử, tiêu diệt hệ thống phòng không, sở chỉ huy và thông tin liên lạc đối phương trong giai đoạn đầu xung đột, mở đường cho chiến đấu cơ có người lái tham chiến", chuyên gia quân sự Joseph Trevithick nhận xét, cho rằng giải pháp UCAV phối hợp tác chiến với máy bay có người lái, trong đó Okhotnik đóng vai trò "đồng đội trung thành" của Su-57, là điều rất hợp lý.</p><p class="Normal">
<strong>VÅ© Anh </strong>(Theo <em>Drive</em>)</p> </div>
  • 0 Comment(s)
Be the first person to like this.