Categories

  • Yahoo
  • Google
  • Live
  • Live

Posted: 2019-11-23 06:00:00
<p>Trong ngôi làng miền núi cách xa Philippines ngàn dặm, Emma Sumampong vừa chăm chồng con, mẹ chồng già yếu vừa làm việc đồng án kiêm văn thư ngoài giờ.</p><div id=""><p class="Normal">
Sumampong là một trong số hàng người phụ nữ nước ngoài kết hôn với đàn ông Hàn Quốc và di cư sang đất nước với dân số ngày càng già hóa này. Trong khi đó, phụ nữ Hàn Quốc có xu hướng không muốn kết hôn, chống lại truyền thống vợ phải phục tùng chồng và chăm sóc bố mẹ chồng.</p><p class="Normal">
Các cô dâu ngoại quốc như Sumampong, gặp chồng Lee Byung-ho thông qua dịch vụ mai mối, đã phần nào giúp đàn ông Hàn Quốc giải quyết "bài toán tìm vợ" để có người chăm sóc bố mẹ già.</p><table align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0" class="tplCaption"><tbody readability="1.5"><tr><td>
<img alt="Emma Sumampong và mẹ chồng Kim Geum-nyeo cầm chứng nhận giải thưởng con dâu mẫu mực của Hiệp hội Phúc lợi Gia đình Hàn Quốc tại nhà. Ảnh: AFP." data-natural-h="513" data-natural-width="750" src="https://vcdn-vnexpress.vnecdn.net/2019/11/23/f-hyobu-a-20191116-3159-1574482904.jpg"/></td>;
</tr><tr readability="4.5"><td readability="6">
<p class="Image">
Emma Sumampong và mẹ chồng Kim Geum-nyeo cầm chứng nhận giải thưởng con dâu mẫu mực của Hiệp hội Phúc lợi Gia đình Hàn Quốc tại nhà. Ảnh: <em>AFP.</em></p>
</td>
</tr></tbody></table><p class="Normal">
Không giống nền kinh tế phát triển ở châu Á như Nhật Bản và Singapore, Hàn Quốc không cho phép lao động nước ngoài làm việc trong lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi, như ở viện dưỡng lão. Do đó, gánh nặng chăm sóc bố mẹ già đè lên vai con cái và cụ thể là cô dâu nhập cư. Vì thế, nhiều địa phương ở vùng nông thôn phải hỗ trợ "tour hỏi vợ" ở nước ngoài cho nam giới độc thân không thể tìm được vị hôn thê là người bản xứ.</p><p class="Normal">
Trong trường hợp của Sumampong, cô chật vật đáp ứng nhu cầu của ba thế hệ trong gia đình nhà chồng ở vùng nông thôn, hằng ngày làm việc vất vả trên cánh đồng trồng rau và cố giữ một công việc bán thời gian khác.</p><p class="Normal">
"Tôi luôn cố gắng mạnh mẽ về tinh thần lẫn thể chất để vượt qua mọi khó khăn", Sumampong, 48 tuổi, nói.</p><p class="Normal">
Hằng ngày, Sumampong thức dậy sớm vào 5 giờ để nấu bữa sáng cho gia đình, dọn dẹn nhà cửa rồi đưa ba đứa con đến trường. Sau đó, cô đến văn phòng chính quyền huyện làm việc bán thời gian với vai trò thư ký văn thư. Đến trưa, người vợ này ra chăm sóc cánh đồng trồng rau của gia đình chồng rồi về nhà nấu bữa cơm tối. Cô con dâu Philippines còn là người chăm sóc chính cho mẹ chồng 89 tuổi vốn không thể tự đi lại, giúp bà đi vệ sinh, tắm rửa và thay đồ.</p><p class="Normal">
Nỗ lực của Sumampong được chính quyền địa phương ghi nhận và Hiệp hội Phúc lợi Gia đình Hàn Quốc quyết định trao giải thưởng "con dâu mẫu mực" (hyobu) cho cô hồi tháng 6, nhằm tôn vinh người vợ làm tròn bổ phận trong gia đình chồng. Sumampong cũng chăm sóc bố chồng bị bệnh cho đến lúc ông qua đời vào năm 2012.</p><p class="Normal">
Giải thưởng cấp quốc gia hyobu không chỉ dành riêng cho cô dâu nhập cư, nhưng ít có người bản xứ được trao. Ngày càng nhiều phụ nữ Hàn Quốc không muốn chăm sóc bố mẹ chồng và đảm đương trọng trách của người con dâu theo truyền thống, dẫn đến tình trạng họ ngại kết hôn. </p><p class="Normal">
Theo báo cáo của chính phủ Hàn Quốc, năm 2018 chỉ có 22,4% phụ nữ độc thân nghĩ rằng hôn nhân là cần thiết, sụt giảm đáng kể so với con số 46,8% hồi 2010, trong khi tỷ lệ sinh con của nước này đang thuộc hàng thấp nhất trên thế giới. Các chuyên gia dự báo đến năm 2030, gần 1/4 dân số Hàn Quốc là người từ 65 tuổi trở lên và chính phủ thiếu biện pháp hỗ trợ người già trong trường hợp gia đình không thể chăm sóc họ.</p><p class="Normal">
Không phải ai cũng may mắn tìm được người vợ nước ngoài mẫu mực như Sumampong. Park In-seong, 48 tuổi, đang chăm sóc mẹ già ở thành phố Incheon, cho biết ông đã liên hệ với nhiều công ty dịch vụ mai mối, nhưng đến nay vẫn chưa tìm được vợ.</p><p class="Normal">
"Sự thật là không cô gái Hàn Quốc nào dám kết hôn với người như tôi do e ngại phải chăm sóc mẹ tôi. Một số người đàn ông thật may mắn khi tìm được cô vợ nước ngoài sẵn sàng chăm sóc bố mẹ chồng", ông Park nói.</p><p class="Normal">
Ở các vùng nông thôn, tình trạng đàn ông không tìm được vợ ngày càng nghiêm trọng do thanh niên, nhất là nữ giới, di cư đến các thành phố lớn trong nhiều năm qua. </p><p class="Normal">
Trường hợp mẹ chồng của Sumampong là ví dụ điển hình về quan điểm gia trưởng: bà luôn giận dữ khi thấy con trai giúp vợ làm việc nhà.</p><p class="Normal">
"Mẹ chồng dạy tôi rằng đàn ông trong gia đình là vua", Sumampong chia sẻ, cố gắng giữ thái độ tích cực với những mong muốn của mẹ chồng.</p><p class="Normal">
Khi được hỏi có thấy hạnh phúc, cô nói: "Tôi đã rất vui khi bắt đầu cuộc sống gia đình với chồng".</p><p class="Normal">
Chồng cô làm ở một công ty điện tử với mức lương khiêm tốn, nhưng có thêm đồng ra đồng vào nhờ đồng áng.</p><p class="Normal">
Sumampong lên kế hoạch dùng số tiền thưởng khoảng 2.000 USD để trở về Philippines thăm gia đình sau 6 năm xa cách. Cô giờ đây được xem là người con dâu kiểu mẫu trong làng. Một quan chức địa phương tên Nam Koo-hyu, người đề xuất trao giải thưởng hyobu cho Sumampong, nói: "Sumampong là một tấm gương sáng để các cô dâu nhập cư noi theo".</p><p class="Normal">
Khoảng 260.000 cô dâu nước ngoài sống ở Hàn Quốc. Hằng năm, 15.000 phụ nữ kết hôn với đàn ông Hàn Quốc được cho là để đổi đời, đa phần xuất thân từ Trung Quốc, Việt Nam và Philippines. Một số trường hợp đối mặt với tình trạng bị gia đình chồng lạm dụng và bạo hành. Cô dâu nước ngoài phải đáp ứng truyền thống gia trưởng ở Hàn Quốc, bất kể nguồn gốc văn hóa của mình, theo các chuyên gia.</p><p class="Normal">
Thậm chí, một số sách giáo khoa còn có bài học nhấn mạnh rằng đàn ông thích phụ nữ "tôn thờ, làm theo ý muốn của chồng", nói năng dịu dàng và lễ phép.</p><p class="Normal">
<span>"Giải thưởng hyobu là nhằm duy trì truyền thống xem phụ nữ là người chăm sóc duy nhất cho cả gia đình và đó là bổn phận của họ. Trao giải thưởng này cho cô dâu ngoại quốc thật là lố bịch. Tại sao chúng ta đòi hỏi cô dâu nước ngoài phải là người vợ lý tưởng trong khi đa số các cô gái trẻ Hàn Quốc không muốn đảm nhận vai trò này", Hyunjoo Naomi Chi, giáo sư chuyên ngành chính sách công, Đại học Hokkaido, nói.</span></p><p class="Normal">
Bonnie Lee, sống ở thủ đô Seoul và không có kế hoạch kết hôn, cũng đồng ý giải thưởng hyobu là lạc hậu.</p><p class="Normal">
"Không có người phụ nữ Hàn Quốc nào ở độ tuổi 20 và 30 muốn được tôn vinh là hyobu. Tại sao chúng ta không có giải thưởng dành con rể mẫu mực, đơn giản chỉ vì họ không bao giờ tồn tại", cô Lee nói.</p><p class="Normal">
<strong>Trân Châu </strong>(Theo <em>AFP</em>)</p> </div>
  • 0 Comment(s)
Be the first person to like this.