Uncategorized
Tình cờ đọc bài viết trên Status cua bạn Inra Jaya ở fb, tôi thấy hay và muốn share lại trên NC này.
@fb: Inra Jaya- 24 năm học tập và sinh sống ở Saigon, Khi tôi nói: "TÔI LÀ NGƯỜI CHĂM":
- Em biết nói và viết tiếng Việt rành chứ?- Người Chăm có chữ viết không?- Ồ, vậy ba mẹ bạn biết nói tiếng Việt ko? - Trên buôn của bạn người ta đóng khố ah? Buôn bạn trong rừng gì, có nhiều thú vật ko? - Ở nhà sàn phải không?- Ở trển có voi nhiều ko? - Mọi người đều hiểu tiếng Việt chứ?
Nhiều nhất vẫn là: "NGƯỜI CHĂM LÀ NGƯỜI KHMER HẢ?"
Đấy, một vương quốc Champa xưa rộng lớn, tồn tại suốt hơn 17 thế kỷ (Được Trung Hoa xác nhận là một nước độc lập từ năm 192, còn Đại Việt độc lập từ thời nhà Đinh năm 968), có nền văn minh phát triển sớm, có chữ viết đầu tiên trong ĐNÁ được ghi nhận cho đến bây giờ (bia Võ Cạnh là bia ký cổ xưa nhất ĐNÁ), có bờ cõi hùng mạnh khắp dãi miền trung Việt Nam, với nền văn hóa đặc trưng, để lại biết bao nhiêu di sản văn hóa vẫn còn được bảo tồn, trùng tu và tôn thờ hiện tại...và chỉ mất nước 3 thế kỷ nay để "nhập vào" khối cộng đồng đa dân tộc Việt Nam, vậy mà bây giờ đến vị trí dân cư, tên dân tộc, thậm chí chúng tôi là ai cũng trở nên mơ hồ.
Sách giáo khoa lịch sử VN giấu nhẹm đi quá khứ giao thương, giao tranh, giao hảo giữa Chăm và Việt, để giờ khi tôi nói tôi là Chăm thì cũng chỉ là một thằng "dân tộc" mà hễ mang cái mác "dân tộc" là phải sống trên núi, tư duy kém phát triển hay quá xá là lạc hậu? Thậm chí là lộn Chăm thành Khmer, trong khi 2 dân tộc hoàn toàn tách biệt: Vương quốc Champa và Đế Chế Khmer (google để biết thêm)
"Champa và Đại Việt là hai quốc gia rạch ròi. Cõi đàng trong này không phải là đất vô chủ, mà có chủ là Vương quốc Champa. Nam tiến là có thật, chuyện Champa mất về tay Đại Việt là có thật, cái tất yếu của mạnh được yếu thua. Champa thua là thua về văn hóa, văn hóa xuất thế Ấn Độ thua văn hóa xử thế Trung Hoa, con người A La Hán thua lý tưởng đấng trượng phu của khổng giáo. Dẫu sao dân tộc Chăm cũng tồn tại trong nền văn hóa đó. Suốt 10 thế kỷ Nam tiến phải ghi nhận là người Việt hiếm khi phá hoại đền tháp Chăm, có khi họ còn biến tháp Chăm thành của họ để thờ. Bên cạnh điểm son đó còn có chính sách đàn áp cộng đồng Chăm của vua Minh Mạng là một sự kiện đen tối nhất trong quan hệ giữa hai dân tộc này. Đó là một sự xung đột dữ dội, nó thể hiện rất rõ trong hai câu thơ của Hùynh Văn Nghệ:
“Từ thuở mang gươm đi mở nước,
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long.”
Tôi nghĩ rằng người Việt và chính quyền VN hôm nay cần nhận ra và nói ra sự thật lịch sử đó, không nên giấu, không phải để khơi dậy hiềm khích dân tộc mà để hiểu lẫn nhau. Phải có chính sách đặc biệt cho cộng đồng này và văn hóa của cộng đồng này. Chỉ khi làm được điều đó chúng ta mới có thể hóa giải lịch sử, đi đến hòa giải dân tộc." Inrasara
Đất nước Việt Nam hình thành nên bởi nhiều dân tộc anh em, sống hòa thuận, nương tựa và bảo vệ, giúp đỡ lẫn nhau. Kinh, Khmer, Chăm, Hoa, Mường, Lạch, H'Mông, Thái, Mèo...tất cả đều là người "dân tộc" có những ngôn ngữ, tiếng nói, nếp sống văn hóa, và phân bố ở các khu dân cư địa lý khác nhau. Vậy sao cứ hễ mang mác "người dân tộc" là phải là thiểu số, phải trên núi, trong rừng rậm và ko hiểu tiếng Việt? Không phải xuất phát từ giáo dục mà tạo ra những hiểu lầm dẫn tới phẫn uất, mâu thuẫn này sao?
Thống thiết xin bộ giáo dục đừng che đậy lịch sử nữa, hãy cho chúng tôi một cái "GIẤY KHAI SINH".
Xin hãy click vào đường link này, để biết CHĂM và VƯƠNG QUỐC CHAMPA là gì: http://vi.wikipedia.org/wiki/Chăm_Pa
*Nhưng quan trọng trên hết vẫn là tự chính bản thân mỗi "đứa con" Chăm nhận thức, tự tìm hiểu mình là ai mà gìn giữ nét đẹp, nét đặc trưng văn hóa dân tộc
**Xin comment ý tức, những còm ko liên quan hay vượt mức độ "an toàn" liên quan đến chính trị, phân biệt chủng tộc sẽ bị xóa.
***Đọc thêm: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/other-reconciliation-viet-cham-500-years-kh-05032013160540.html
<div data-ft="{"tn":"H"}">
0 Rating
305 views
2 likes
0 Comments
Read more