GIẾNG CHĂM
Thập niên tám mươi của thế kỷ trước, một lần, vớ được cuốn "Kiến thức ngày nay" [số mấy thì không còn nhớ], trong đó đề cập sơ qua về sự độc đáo của giếng Chăm. Giờ, mở mạng Internet, đọc được khá nhiều về cái GIẾNG VUÔNG đặc trưng Champa và được biết rằng hiện nay còn kha khá những giếng cổ như thế dọc khắp duyên hải miền Trung, từ Thanh Hóa [thậm chí ở Hà Nội cũng tìm thấy] đến Bình Thuận.
Giếng Chăm độc đáo bởi kỹ thuật làm giếng, vật liệu tạo tác và công năng của nó. Giếng thường không sâu, đáy giếng hình vuông, thành giếng thường là hình vuông nhưng cũng có thể là hình tròn theo quan niệm âm dương hòa hợp.
Đáy giếng Chăm là một khung gỗ vuông [thường bằng gỗ lim], độc đáo ở chỗ qua hàng trăm, hàng ngàn năm hầu như vẫn nguyên vẹn. Bên trên khung gỗ là gạch / đá được xếp chồng lên nhau, không cần mạch vữa mà vẫn trụ vững qua bao năm tháng. Cũng chính nhờ lối sắp đặt đó mà mạch nước chảy vào lòng giếng luôn đầy, trong và mát rợi.
Tuy có những giếng nằm sát biển [từ xa xưa, người Champa đã có nghề bán nước ngọt cho các tàu thuyền đi biển ghé vào mua nước hoặc trao đổi hàng hóa] nhưng nước luôn ngọt mát.
Cùng với bí mật tháp Chăm, "nghệ thuật" giếng Chăm bí ẩn cũng đã thất truyền từ lâu.
Hiện tại, những giếng Chăm nổi tiếng thuộc về phố cổ Hội An và tỉnh Ninh Thuận. Ở những nơi này, người dân còn sử dụng nước giếng, thờ cúng Thần Giếng và lưu truyền nhiều câu chuyện về giếng cổ linh thiêng.
Riêng ở Khánh Hòa hầu như không nghe nhắc đến. Bạn bè biết xin chỉ giúp.
(Ảnh: Giếng Chăm ở Ninh Thuận và Hà Tĩnh)
theo facebook.com
Thập niên tám mươi của thế kỷ trước, một lần, vớ được cuốn "Kiến thức ngày nay" [số mấy thì không còn nhớ], trong đó đề cập sơ qua về sự độc đáo của giếng Chăm. Giờ, mở mạng Internet, đọc được khá nhiều về cái GIẾNG VUÔNG đặc trưng Champa và được biết rằng hiện nay còn kha khá những giếng cổ như thế dọc khắp duyên hải miền Trung, từ Thanh Hóa [thậm chí ở Hà Nội cũng tìm thấy] đến Bình Thuận.
Giếng Chăm độc đáo bởi kỹ thuật làm giếng, vật liệu tạo tác và công năng của nó. Giếng thường không sâu, đáy giếng hình vuông, thành giếng thường là hình vuông nhưng cũng có thể là hình tròn theo quan niệm âm dương hòa hợp.
Đáy giếng Chăm là một khung gỗ vuông [thường bằng gỗ lim], độc đáo ở chỗ qua hàng trăm, hàng ngàn năm hầu như vẫn nguyên vẹn. Bên trên khung gỗ là gạch / đá được xếp chồng lên nhau, không cần mạch vữa mà vẫn trụ vững qua bao năm tháng. Cũng chính nhờ lối sắp đặt đó mà mạch nước chảy vào lòng giếng luôn đầy, trong và mát rợi.
Tuy có những giếng nằm sát biển [từ xa xưa, người Champa đã có nghề bán nước ngọt cho các tàu thuyền đi biển ghé vào mua nước hoặc trao đổi hàng hóa] nhưng nước luôn ngọt mát.
Cùng với bí mật tháp Chăm, "nghệ thuật" giếng Chăm bí ẩn cũng đã thất truyền từ lâu.
Hiện tại, những giếng Chăm nổi tiếng thuộc về phố cổ Hội An và tỉnh Ninh Thuận. Ở những nơi này, người dân còn sử dụng nước giếng, thờ cúng Thần Giếng và lưu truyền nhiều câu chuyện về giếng cổ linh thiêng.
Riêng ở Khánh Hòa hầu như không nghe nhắc đến. Bạn bè biết xin chỉ giúp.
(Ảnh: Giếng Chăm ở Ninh Thuận và Hà Tĩnh)
theo facebook.com
In Album: mydung's Timeline Photos
Dimension:
500 x 375
File Size:
47.78 Kb