Góc nhìn xã hội: DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO BÊN NÀO NẶNG HƠN?Việc tranh luận/bàn cãi về tôn giáo sẽ đưa con người đến bờ vực đau thương. Theo kinh nghiệm lịch sử, tranh luận/bàn cãi về tôn giáo không phải mới đây, nó đã có từ rất lâu. Tôn giáo được hình thành bởi những đức tin. Chính vì thế, mỗi cá thể đều có quyền, và có đức tin khác nhau. Cho nên tranh luận/hay bàn cãi nhau về tôn giáo chẳng thể giải quyết được gì ngoài sự xa cách hoặc "Hận Thù" nhau thêm mà thôi.Dưới góc nhìn xã hội Chăm hôm nay, tôi đặc biệt quan tâm đến vấn đề tranh luận/bàn cãi tôn giáo ở một số trí thức. Đó là xung đột hệ ý thức tư tưởng giữa Islam và Bani (Awal).Tôi còn nhớ câu trả lời phỏng vấn của cố PGS. TS Po Dharma, "ông đã cống hiến gì cho dân tôc Chăm?". Ông trả lời ngắn gọn như sau, "Suốt cuộc đời tôi chưa làm được gì cho Chăm, nhưng đến bây giờ tôi đã nhận diện được mình là Chăm". Ở đây có thể hiểu rằng, không phải địa vị, tôn giáo, hay đảng phái nào, hoặc có cống hiến gì cho dân tộc Chăm hay không. Một khi đã ý thức được mình là Chăm và mình cần phải có trách nhiệm với nó. Cũng giống như ông đã từng nói, "Champa không sinh ra chúng ta, mà chính chúng ta mới là người sinh ra Champa" vậy.Quay trở lại vấn đề xung đột hệ tư tưởng, khi tranh luận/bàn cãi về tôn giáo, chắc chắn nó nảy sinh nhiều câu từ khó nghe, hay miệt thị giữa các tôn giáo trên quan điểm cuồng tín của mình.Nhiều người, trong đó có bản thân tôi nhận định, nếu Awal không còn nữa thì văn hóa Ahier sẽ mất đi nhiều thứ chẳng hạn, một số lễ tục sẽ mất đi vĩnh viễn hoặc biến đổi khác đi như: Lễ tục Rija Praong, Suk Yeng, Mbeng manuk akaok thun,.... Giả sử, nếu tất cả cộng đồng Awal theo Islam thì văn hóa sẽ mất đi truyền thống vốn có của nó. Nhưng, điều tôi luôn đặt câu hỏi, tại sao hiện nay vẫn có một số người theo Tin Lành, Công giáo nhưng hầu hết chúng ta ít quan tâm. Liệu Chăm theo đạo Tin Lành hay Công Giáo thì văn hóa Chăm còn giữ bản sắc của nó chăng? Nhưng khi đụng vào Islam mọi thứ lại trở nên rắc rối hơn. Nguyên nhân vì đâu? Tại sao lại có xung đột đáng tiếc ấy?Chúng ta thử xét một trong số các nguyên nhân sau: Vì không nhận diện được tinh thần của con người Panduranga trong lịch sử, một số người cho rằng, tôn giáo Bani (Awal) là những kẻ lầm đường, lạc lối. Đó là một nhận định quá sai lầm và hơi nặng, từ nguyên nhân đó cuộc xung đột bắt đầu bốc khói.Trong quá trình lịch sử, người Chăm Panduranga là một tộc người vô cùng ngang bướng, chính Chế Mân cũng đã công nhận điều đó, ngoài ngang bướng người Panduranga còn cưu mang rất nhiều vị vua Champa khi lâm vào đường cùng, họ cũng là những con người nổi loạn vì lòng tự hào dân tộc và đưa quân bắc tiến để đánh đuổi giặc ngoại xâm, những con người yêu tự do. Ngoài ra, tinh thần Panduraga luôn ý thức tính bản địa của mình bằng việc tiếp nhận tôn giáo mới nhưng tiếp nhận theo kiểu của họ. Chẳng hạn, thời kỳ đầu Panduraga - Champa tiếp nhận Ấn Giáo, nó chẳng còn nguyên bản gốc, thậm chí họ còn đổi các tên gọi vị thần theo cách riêng của mình, các lễ tục khác cũng như thế. Việc họ tiếp nhận hồi giáo để trở thành Bani sau này cũng nằm trong trường hợp đó. Đó là sự tiếp nhận có ý thức và chọn lọc chứ không phải là vấn đề sai đường hay lầm đường như một số người nhận xét.Còn phía Bani (Awal) cũng phản bác lại, thay vì chúng ta đưa ra lý lẽ thuyết phục hơn, nhẹ nhàng hơn nhưng một số người lại tỏ thái độ quá nặng, nhằm ám chỉ một số người theo họ nghĩ có tư tưởng truyền bá Islam rằng, người đi du học đạo Islam là những "kẻ thiếu trình độ", đi du học về chỉ để truyền đạo, hoặc sử dụng một số từ mỉa mai cá nhân trên facebook. Theo tôi, đây cũng là một nhận định quá năng nè, nó càng khiến cho xung đột càng leo thang. Để phát biểu câu nói này, chúng ta hãy một lần tự ái soi vào chức sắc hệ Awal, Ahier xem trình độ của các vị thực hành nghi lễ tôn giáo như thế nào?Đúng, chúng ta cần người người có trình độ, những trí thức có tầm, có tâm xông pha học và làm chức sắc để kết hợp hài hòa giữa tôn giáo và xã hội, làm cho văn hóa Chăm ngày càng bền vững hơn, tốt đẹp hơn. Chúng ta chưa làm được, nhưng chúng ta lại nói đến hệ phái bên ngoài, há chẳng phải tự sỉ nhục mình hay sao?Suy cho cùng, vấn đề xung đột này thường phát xuất từ cá nhân, nhóm người bị va chạm nào đó (dị ứng với Islam), rồi lan truyền đến cộng đồng. Điều đó khiến cho cộng đồng càng khủng hoảng hơn mà thôi.Trong lịch sử Champa, cũng đã từng xảy ra xung đột như thế. Tại sao chúng ta hôm nay không lấy đó làm bài học. Một thời Chăm (Ahier) - Bani (Awal) quay lưng, phủi áo không nhìn mặt nhau. May thay có vị vua Po Rome anh minh đã kéo lại gần một chút, nhưng vết thương trong tâm hồn dân tộc Chăm vẫn còn đến ngày hôm nay. Ngày nay Bani với Islam, ai là người hóa giải đây?Theo tâm lý chung, để tiếp nhận cái mới nhưng đi ngược với những gì mình đã từng tin thì rất khó. Nó phải có một xung đột nhất định trong hệ tư tưởng. Nhưng xung đột ấy suy cho cùng chẳng giải quyết được gì. Thay vì chúng ta tạo ra những mâu thuẫn tại sao chúng ta không TỰ LÀM TỐT hệ phái của mình và hướng đến tinh thần tự do của con người Panduraga để cảm thông và hiểu nhau hơn.Thay lời kết tôi mượn câu nói của hoàng thân Champa trong tác phẩm "Nai Mai Mang Mekah" như sau:Than saai matrak dua biraBira ka aia, bia tra ka mayutWer aia tian saai madrutWer mayut, than saai majelTạm dich:Thân anh mang nặng hai vaiVai này xứ sở, vai kia bên kia tìnhQuên xứ sở thì không nỡ (buồn)Quên tình, anh càng đớn đau.Quên tình ở đây còn nói đến việc lựa chọn tôn giáo, bởi lúc này công chúa Mã Lai đến với mục đích truyền bá đạo Islam vào Champa. Cuối cùng hoàng thân Champa đã hy sinh tình yêu tốt đẹp của mình để chọn dân tộc, chọn xứ sở, đành nhìn người tình rời đi mà quặn thắt tim gan.Còn thế hệ chúng ta hôm nay, chọn gì? Có lẽ câu nay để cho thời gian và cho lịch sử trả lời.Thân chàoSố haniimNguồn: fb
In Album: prancham's Timeline Photos
Dimension:
960 x 640
File Size:
85.28 Kb