kevin cham
On July 4, 2023
123 views
  • Yahoo
  • Google
  • Live
  • Live
[Người kể chuyện]: NÚI ĐÁ TRẮNG LỊCH SỬ VÀ TÂM LINH
Mình là đứa con Chăm, sinh ra tại một vùng quê, thích nghe những câu chuyện cổ huyền bí của dân tộc. May mắn thế hệ mình còn được nghe những câu chuyện như: Po Rome, Po Klaong, Kho vàng phục quốc, Cek Yang Patao,... bên cạnh được nghe mình còn đọc dalukal, Damnay, Ariya viết bằng chữ Chăm, từ đó mình mới thấy những điều hay và muốn tìm hiểu về Chăm nhiều hơn.
Dưới đây là câu chuyện về Cek Yang Patao (Núi Đá Trắng), xin kể lại:
Núi Đá Trắng, người Chăm gọi là Cek Yang Patao. Núi đá trắng là một trong các di tích tâm linh của người Chăm, ngọn núi này cũng là tên trong truyền thuyết "Cek Yang Patao" được lưu truyền trong cộng đồng.
Chuyện kể rằng, xưa kia vương triều Champa bị loạn lạc, khi ấy Champa không còn vua, Patao Rak(t) đến từ xứ Jawa vào Champa muốn xưng vương nhưng bị nhân dân Champa phản đối. Po Kei Bien và Po Kei Glaong cùng nhân dân Champa đứng lên thách đấu với Patao Rak.
Cuối cùng Po Kei Glaong đánh thắng Patao Rak, trước khi chết Patao Rak có một lời nguyện: nếu ta chết hãy để lại cho ta ở xứ này một dấu tích (tức là nơi thờ cúng). Theo lời nguyện của Patao Rak người dân Champa đã thực hiện đúng lời hứa như hiện nay, hàng năm người Chăm vẫn làm lễ tại Cek Yang Patao vào đầu năm mới lịch Chăm, bên cạnh đó cũng có tộc họ làm lễ liên quan đến Cek Yang Patao.
Thông qua truyền thuyết Cek Yang Patao chúng ta thấy được giai đoạn Champa đang bắt đầu khủng hoảng về mặt tôn giáo, đó là sự xung đột giữa Balamon và Islam.
Dựa vào các văn bản khác của Chăm, đặc biệt là truyền thuyết Po Sah Inư. Trong đó có 2 nhân vật Po Kabrah và KaBih vào thế kỷ 15, trong giai đoạn Champa bị Đại Việt xâm chiếm, hai anh em Kabrah và KaBih lên vùng người Cruw(Churu) lánh nạn. Hai nhân vật này có thể là Po Kei Bien với Po Kei Glaong trong truyền thuyết Cek Yang Patao (?).
Ngoài truyền thuyết Cek Yang Patao, còn có nhiều bí ẩn về núi Đá Trắng được lưu truyền trong cộng đồng Chăm. Chẳng hạn, câu chuyện sau thế chiến thứ 2 Nhật bồi thường chiến tranh và hỗ trợ Việt Nam Cộng Hoà(trước 1975) xây dựng kênh mương tại Ninh Thuận nên người Chăm hôm nay gọi là Mương Nhật. Theo người dân tương truyền, mương Nhật ban đầu trong kế hoạch xây dựng sẽ làm xuyên qua núi đá trắng để khám phá kho vàng bí ẩn của người Chăm, nhưng do vấn đề tâm linh nên người Nhật chọn cách bẻ cong (xem ảnh). Mương Nhật, không phải là ý tưởng của người Nhật đầu tiên, mà là người Nhật xây dựng dựng dựa theo kênh mương thời Po Klaong Girai (TK 13,14), người Chăm gọi là ribaong likei (tức là mương đực). Thời Po Klaong Girai ngài cho xây dựng 2 kênh mương, trong đó có mương đực và mương cái nhưng vì hướng Tây Nam (tức là mương Nhật hiện nay), do thời điểm đó kỹ thuật hạn chế, cộng thêm việc đánh giá hiệu xuất(kinh tế) mà kênh mương mang lại không nhiều nên người Chăm thời đó quyết định dừng và không làm thêm nữa. Cho nên trong dân Chăm có câu chuyện Mương Đực và Mương Cái thời Po Klaong Girai cho đến ngày hôm nay.
Xung quanh núi đá trắng có rất nhiểu câu chuyện bí ẩn mà đến nay chưa ai khám phá chẳng hạn như câu chuyện vàng sống: mỗi đêm người dân sống xung quanh thấy con gà, con dê, con trâu bằng vàng ra tìm kiếm thức ăn, hang núi đá trắng có một con đường rất dài ra biển,...
Đến thời mình lớn lên (1997 đến 1999) núi đá trắng còn là nơi tham quan của các anh chị học sinh, sinh viên, mỗi đêm trăng sáng thanh niên các làng bên cạnh lên núi đá trắng chơi rất nhộn nhịp. Tuy gọi là núi, nhưng nó chỉ là một ngọn đồi giữa vùng đồng bằng, ngồi trên tảng đá trắng có thể nhìn ngắm cánh đồng và làng Chăm, phong cảnh rất đẹp.
Núi đá trắng cần được đưa vào danh sách di tích để cộng đồng quan tâm, bảo vệ và có thể đưa vào khai thác du lịch theo hướng tâm linh của người Chăm. Ngày trước bạn bè mình người Nhật đến chơi, mình đã dẫn họ đến khu vực này và kể câu chuyện về sự huyền bí của ngọn Núi liên quan đến người Nhật, họ lấy làm thích thú.
Sohaniim.
- Cek: núi
- Yang: thần linh.
- Patao: vua
P/s: Dân tộc đó tồn tại hay không, thì cần có ngưởi trong chính cộng đồng đó kể về mình.
Nguồn: fb
Dimension: 2048 x 1366
File Size: 214.09 Kb
Like (1)
Loading...
1