Hai đạo quân thủy, bộ hẹn nhau cùng tiến. Lần này bên cạnh Lê Quí Ly có tướng Nguyễn Đa Phương nên ông có vẻ vững tâm hơn những lần trước. Quân đến sông Ngu là một nhánh của sông Mã, Quí Ly cho đóng cọc giữa dòng để cầm cự với quân Chiêm. Không lâu sau đó thì đạo quân bộ cũng đã đến kịp. Khi thấy đạo quân thủy của Chế Bồng Nga xuất hiện, Quí Ly sai viên tướng chỉ huy vệ quân Thần Vũ là Đỗ Kim Ngao và tướng chỉ huy vệ quân Thị Vệ là Đỗ Dã Kha ra đánh. Đỗ Kim Ngao thấy quân giặc đánh hăng quá hoảng sợ vội quay thuyền trở lại để tránh. Quí Ly nổi giận thét:
-Đánh giặc mà nhát như vậy làm sao thắng được?
Quí Ly chưa nói dứt câu thì Nguyễn Đa Phương đã chém Kim Ngao rụng đầu. Nguyễn Đa Phương xách đầu Kim Ngao đưa lên cao cho mọi người thấy và hô lớn:
-Quân sĩ ai nghe lệnh mà không chịu tiến lên thì phải chịu như thế này!
Rồi chính Nguyễn Đa Phương vung gươm đi đầu thúc thuyền tiến lên. Quân sĩ thấy vậy cũng hăng máu theo, nổi trống reo hò liều chết xông tới. Quân Chiêm Thành lúc đó đang thắng thế sinh chủ quan khinh địch nên phản ứng không kịp, hàng ngũ đâm ra rối loạn. Tướng Đỗ Dã Kha cũng không bỏ lỡ cơ hội, thúc quân đánh mạnh. Cánh quân bộ thấy thế cũng reo hò để cổ võ. Không mấy chốc thế trận quân Chiêm Thành bị vỡ. Vua Chế Bồng Nga thấy tình thế bất lợi phải ra lệnh rút quân.
Thấy Lê Quí Ly đại thắng, tướng Hoàng Phụng Thế nói với Đỗ Tử Bình:
-Thế là đại công về tay ông Lê cả rồi! Quan Hành khiển cùng đi với ông Lê mà về tay không e khó ăn nói với thiên hạ lắm?
Đỗ Tử Bình hỏi lại các tướng:
-Thế bây giờ các ông muốn tính sao?
Các tướng Hoàng Phụng Thế, Nguyễn Vân Nhi đều nói:
-Trần Húc đang hoành hành ở Nghệ An, quan Hành khiển cho quân tiến thẳng vào đó biết đâu chẳng lập được công lớn?
Đỗ Tử Bình mừng rỡ khen:
-Phải lắm! Các ông hãy đem quân bản bộ đi trước. Ta sẽ theo sau tiếp ứng!
Hoàng Phụng Thế nói với Nguyễn Vân Nhi:
-Phen này không chịu truy sát giặc để lập công còn đợi khi nào nữa? Phải đi gấp mới được!
Thế là hai tướng tức tốc kéo quân bản bộ đi ngay. Giữa đường họ chẳng gặp một tên quân Chiêm nào. Vừa tiến vào địa phận Nghĩa Đường vài dặm thì trời tối, hai tướng cho quân dừng lại tạm nghỉ. Trong lúc quân sĩ đang nấu cơm, tướng Nguyễn Vân Nhi tình cờ thấy được hai kỵ sĩ lạ mặt vừa mới tới đó. Nguyễn Vân Nhi sinh nghi, lập tức hô lính vây bắt cả lại. Không ngờ đó chính là hai người đưa tin một Chiêm một Việt do Chế Bồng Nga sai đến truyền lệnh cho Trần Húc rút quân. Nguyễn Vân Nhi mừng lắm, bèn đích thân tra hỏi chúng. Chúng sợ hãi khai cho biết An Nam vương Trần Húc đang đóng bản doanh gần thị trấn Yên Thành. Nguyễn Vân Nhi liền báo cho Hoàng Phụng Thế biết tin ấy. Hoàng Phụng Thế nói:
-Theo tôi, ta phải thúc quân đi suốt đêm nay mới mong được việc!
Nguyễn Vân Nhi nói:
-Tướng quân nói đúng. Chỉ sợ quân sĩ đã đi suốt ngày quá mệt mỏi, tính thế nào cho tiện?
Hoàng Phụng Thế nói giọng cương quyết:
-Nếu đợi đến sáng mai thì mất tiêu yếu tố bất ngờ! Hiện thời Trần Húc chắc vẫn chưa biết tin Chế Bồng Nga đã rút quân. Chuyến này nếu nhanh tay ta có thể bắt Trần Húc được đấy! Trần Húc bị bắt là Chế Bồng Nga hết đường lợi dụng! Nhất định phải tiến quân ngay!
Thế là hai tướng thúc quân sĩ lo việc ăn uống gấp rồi suốt đêm tiến thẳng hướng về Yên Thành. Trời chưa rạng đông quân triều đình đã vây gọn đạo quân của An Nam vương. Hai tướng liền cho bắc loa kêu gọi quân của Trần Húc đầu hàng. Đô tướng Hồ Thuật nghe báo động liền xách đao lên ngựa xông ra kháng cự. Nhưng đánh nhau chưa bao lâu Hồ Thuật đã bị Hoàng Phụng Thế chém rơi đầu. Quân của Trần Húc quá khiếp hãi, hầu hết quăng khí giới đầu hàng. Trần Húc lúng túng chưa biết hành động như thế nào thì một tướng của quân triều đình đã hùng hổ tiến tới trước mặt. Trần Húc sợ tướng kia không biết mình là ai sẽ làm ẩu liền kêu lên:
-Ta là Ngự câu vương Trần Húc đây!
Viên tướng đó chính là Đỗ Hoành thét lớn:
-Lệnh của Thượng hoàng, bất cứ ai cũng có quyền xử tử tên phản quốc bất trung bất hiếu này!
Trần Húc khiếp hãi chưa biết phản ứng thế nào thì may sao Hoàng Phụng Thế vừa đến kịp ngăn Đỗ Hoành lại. Hoàng Phụng Thế nói với Trần Húc:
-Phép nước không ngoại trừ một ai. Đức ông là người có tội chúng tôi không thể làm gì khác được. Xin đức ông cảm phiền ngồi vào xe tù đợi về kinh đô Thượng hoàng sẽ định đoạt!
Trần Húc không một cử chỉ kháng cự, răm rắp bước vào ngồi trong xe tù. Đỗ Hoành hỏi Hoàng Phụng Thế:
-Thưa, Thượng hoàng đã từng ra lệnh cho các quan ai gặp được Trần Húc đều có quyền xử tử y sao nay tướng quân lại không thi hành lệnh ấy?
Hoàng Phụng Thế nói:
-Khi đang giận ngài nói vậy chứ tình nghĩa cha con làm sao ngài bỏ được! Nếu chúng ta thi hành lệnh đó không chừng sẽ chuốc oán về sau đấy!
Nguyễn Vân Nhi nói:
-Thôi, chúng ta bắt được Trần Húc là tốt rồi!
Vừa nhận được tin hai vị tướng quân Hoàng và Nguyễn thắng trận, Hành khiển Đỗ Tử Bình vui mừng lắm. Thế nhưng khi thấy cái cũi nhốt Trần Húc, Đỗ Tử Bình lộ rõ vẻ hoang mang, kinh sợ. Ông rất lo ngại Trần Húc có thể gieo tai họa cho ông. Trần Húc ở đất Chiêm đã gần ba năm nay và đã làm rể vua Chiêm, có thể chàng đã biết rõ về vụ 10 mâm vàng mà Chế Bồng Nga đã dâng cho Trần triều lắm! Nghĩ đến điều đó, Đỗ Tử Bình không còn bụng dạ nào để tranh giành công trạng với ai nữa. Ông đổi ra thái độ khiêm tốn nói với hai tướng Hoàng và Nguyễn:
-Chúc mừng hai ông! Ra trận lần này bởi ta không được khỏe thành ra chẳng làm nên trò trống gì cả. Nhờ sức hai ông triều đình mới trừ được Ngự câu vương. Công lớn ấy là hoàn toàn của hai ông, ta không muốn dự vào. Về triều ta sẽ trình rõ chiến công này để Thánh thượng xét định việc ban thưởng!
Nguyễn Vân Nhi biết ý nói với Hoàng Phụng Thế:
-Xưa nay Đỗ hành khiển vẫn nổi tiếng là người tham công, nay bỗng nhiên tự nói không lạm dự vào chiến công đánh bắt Ngự câu vương, ông thấy thế nào?
Hoàng Phụng Thế cười:
-Có thể ông ta sợ liên can đến việc Đỗ Hoành toan sát hại Ngự câu vương!
Nguyễn Vân Nhi cười khinh bạc:
-Nếu Đỗ Hoành giết Ngự câu vương đi nữa, anh ta cũng chỉ làm đúng lệnh trên, việc gì mà phải sợ? Không ngờ lão ấy lại nhát gan đến thế!
Hoàng Phụng Thế lắc đầu:
-Đầu óc lão ấy tinh ma lắm, mình khó mà biết được! Nay lão không làm gì thiệt hại đến mình thì thôi, tìm hiểu làm gì cho mất công!
Đuổi được Chế Bồng Nga xong, Lê Quí Ly và Đỗ Tử Bình đem quân đắc thắng trở về. Dọc đường quân Đại Việt đã được dân chúng hoan nghênh nhiệt liệt. Thượng hoàng ban thưởng rất hậu cho các tướng có công, đặc biệt nhất là tướng Nguyễn Đa Phương.
Sau đó, ngài đòi Trần Húc đến mắng nhiếc một trận rồi cho đưa về an trí ở An Sinh. Hành khiển Đỗ Tử Bình thì dâng sớ cáo bệnh xin thôi giữ binh quyền. Thế là chỉ còn một mình Lê Quí Ly chuyên lãnh chức nguyên nhung, làm Hải Tây đô thống chế.Từ khi Chế Bồng Nga lên cầm quyền nước Chiêm, quân đội Chiêm Thành đã bao phen làm cho quân Việt khiếp đảm. Từ vua quan đến dân chúng Đại Việt lúc bấy giờ cứ nghe nói đến quân Chiêm Thành là giật mình. Nhà Trần không còn kiểm soát được những vùng đất mà Đại Việt đã chiếm của Chiêm Thành trước đây dù người Chiêm chưa thực sự chiếm lại. Ở những lộ có tính cách xôi đậu người Chiêm sống lẫn lộn với người Việt từ Nghệ An trở vào phía nam rất khó mà biết được ai trung ai phản. Quan quân triều đình mà đi lẻ tẻ trong các vùng ấy có thể mất mạng không chừng. Vì thế, có nhiều quan chức được triều đình đặt ra cho có vị nhưng chẳng bao giờ dám bước tới nhiệm sở. Điển hình như viên quan Lê Khả Chú được cử làm An phủ sứ hai lộ Tân Bình, Thuận Hóa mà chỉ ở Thăng Long để điều khiển công việc hai lộ ấy…
Uy thế quân Chiêm lừng lẫy như vậy, nhưng vừa rồi một tướng trẻ của Đại Việt là Nguyễn Đa Phương lại đánh thắng quân Chiêm một trận thủy chiến oanh liệt đã khiến vua Chế Bồng Nga phải suy nghĩ, lo lắng. Khi nghe tin Trần Húc đã bị quân Đại Việt bắt, ông thản nhiên nói:
-Thế cũng hay, ta đỡ mất công suy nghĩ! Chẳng qua như lá rụng về cội! Điều đáng nghĩ là cái viên tướng trẻ Nguyễn Đa Phương mới xuất hiện thôi!
Các quan nghe Chiêm vương nói đều ngạc nhiên. Một viên quan hỏi:
-Hạ thần không hiểu vì lẽ nào bệ hạ lại cho việc Trần Húc bị bắt là cũng hay, đỡ phải mất công suy nghĩ?
Vua Chế Bồng Nga cười:
-Có gì đâu! Trước đây ta vẫn tưởng hắn là một viên ngọc vô giá, có thể sử dụng hắn trong việc an định Đại Việt. Nhưng bây giờ xét lại, ta nhận ra hắn chỉ là một viên sỏi. Dùng hắn khó mà làm nên cơm cháo gì được! Mất hắn đi ta cũng chẳng thiệt chi! Thôi hãy đợi kiếm một tên khác vậy!
Tể tướng Nhã Đam nói:
-Về phương diện lợi ích quốc gia, bệ hạ nói vậy là đúng. Nhưng bệ hạ cũng phải nghĩ đến công chúa nữa chứ! Thấy mối tình giữa Trần Húc và công chúa có vẻ mặn nồng lắm! Sợ công chúa sẽ phải đau khổ đấy!
-Ta biết tánh tình công chúa rất cương cường, không ủy mị. Bất quá công chúa sẽ buồn rầu một thời gian rồi cũng quên đi thôi!
Tể tướng Nhã Đam lại nói:
-Bệ hạ nói vậy nhưng cũng nên cho người săn sóc, an ủi công chúa cẩn thận mới chắc. Theo thần biết, ở lớp tuổi mới lớn tình cảm yêu thương đôi lứa khi gặp trắc trở nó diễn biến phức tạp không lường được đâu!
-Khanh nói phải lắm! Ta đã cho người lo việc ấy rồi!
Quả thật hậu quả của việc Trần Húc bị bắt đối với công chúa Hoa Lài không đơn giản như Chiêm vương đã nghĩ. Vừa nghe tin chồng bị bắt đem về lại Đại Việt, công chúa Hoa Lài đã ngất xỉu. Những ngày kế tiếp nàng khóc hôm khóc sớm đến nỗi khản tắt cả tiếng, chảy cả máu mắt. Nàng bảo nếu Trần Húc lỡ có bề nào nàng sẽ không sống được. Hoàng hậu Mỵ Thâm vô cùng lo sợ. Những người chung quanh đã thay nhau cố khuyên giải, an ủi để giúp nàng khuây khoa.
Khoảng mươi hôm sau thì công chúa lâm bệnh nằm liệt giường. Chiêm vương phải cho mời nhiều danh y vào cung hốt thuốc, săn sóc cho nàng. Nhưng trải qua hơn một tháng bệnh công chúa vẫn không thấy mòi thuyên giảm. Thấy con gái mình mỗi ngày mỗi tiều tụy khô héo, Chiêm vương rất đau lòng. Lúc ấy ông mới thấy hối hận vô về sự suy nghĩ sai lầm của mình! Chính ông đã đưa con gái mình ra làm mồi nhử Trần Húc để lợi dụng. Cũng chính ông đã bỏ rơi Trần Húc sau khi thấy chàng quá bất lực trong việc thi hành kế hoạch chiêu dụ quân dân Đại Việt. Ông không ngờ đứa con gái của ông lại chung tình đến thế! Nếu Hoa Lài có mệnh hệ nào ông sẽ phải ôm hận suốt đời!
Hầu hết các thầy thuốc đều bảo công chúa mắc phải “tâm bệnh” nên khó mà chữa! Họ khuyên Chiêm vương dùng tâm lý để chữa may ra có tác dụng. Tể tướng Nhã Đam dâng kế:
-Bệ hạ nên cho sứ mang lễ vật sang Đại Việt để cầu hòa. Tiếp đó đề nghị Đại Việt cùng Chiêm Thành chính thức tác hợp hoàng tử Trần Húc với công chúa Hoa Lài. Hai nước sẽ kết tình hòa hiếu, không còn xâm lấn nhau nữa! Thần hi vọng lúc này Đại Việt đang suy yếu, chắc hẳn họ sẽ vui vẻ nghe theo đề nghị của ta! Như vậy bệnh công chúa chắc chắn sẽ khỏi mà dân hai nước Chiêm Việt cũng có thể được sống yên lành bên nhau!
Tướng La Ngai bác bỏ ý kiến đó:
-Theo tôi, Đại Việt lúc này rất suy yếu! Cứ mỗi lần thấy quân ta ra Trần Phủ lại bỏ Thăng Long mà chạy! Thực lực giặc như thế ta cần gì phải mang lễ vật sang cầu hòa với chúng chứ? Tôi xin dẫn đại binh sang đánh một trận cho chúng vỡ mật kinh hồn rồi sau đó buộc chúng đưa Trần Húc ra nói chuyện, nhân đó ta sẽ bắt Trần Húc đem trả lại cho công chúa đâu có khó gì?
Nhiều tướng sĩ hăng hái ủng hộ ý kiến của La Ngai. Chiêm vương thấy các tướng hăng hái như vậy thì rất mừng. Ông bèn cử La Ngai làm Đại tướng quân chỉ huy đại quân đi đánh Đại Việt. La Ngai sai hai tướng Khả Long và Lôi Đồ chia quân hai cánh thủy bộ cùng tiến ra Thanh Hóa trước. Chính La Ngai chỉ huy đội chiến thuyền thứ hai đi sau tiếp ứng.
Phía Đại Việt, Lê Quí Ly cũng kíp đem quân bộ đóng đến ở núi Long Đại (núi Hàm Rồng) để chống giữ. Mặt khác, ông sai tướng coi vệ quân Thần Khôi là Nguyễn Đa Phương đem thủy quân đóng hàng cọc đóng ở cửa biển Thần Đầu để ngăn giặc.
Đầu tiên, cánh quân bộ của Lôi Đồ đã nhanh chóng tiến chiếm bờ núi sát cửa biển Thần Đầu. Lợi dụng trên núi có nhiều đá vừa tay, quân Chiêm đã lượm ném tới tấp vào đội binh thuyền của Nguyễn Đa Phương gây khá nhiều thiệt hại. Trong khi đó, cánh thủy quân Chiêm Thành do Khả Long chỉ huy từ mặt biển tiến vào đã gần. Trước tình trạng mười phần nguy cấp ấy, Nguyễn Đa Phương nói với quân sĩ:
-Chúng ta đã lâm đường cùng rồi! Nếu không tự cứu còn ai cứu chúng ta? Không lẽ bó tay chịu chết ở đây sao? Lúc này không liều chết mà đánh còn đợi lúc nào nữa?
Rồi không đợi mệnh lệnh của Lê Quí Ly, ông truyền mở hàng cọc, tự làm tiên phong hô quân xông thẳng thuyền vào đội thủy quân Chiêm Thành. Quân Chiêm không lường được sự liều lĩnh của quân Việt, bị đánh dữ dội quá không sao chống cự nổi. Quân Việt dùng đồ hỏa khí ném vào thuyền quân Chiêm làm nhiều chiếc bốc cháy ngùn ngụt, trong số thuyền bị cháy này có cả thuyền chỉ huy của tướng Khả Long. Viên tướng này phải nhảy xuống nước rồi mất tích luôn. Quân Chiêm khiếp sợ tháo chạy, quân Việt thừa thắng đuổi theo đánh chìm thêm nhiều chiếc nữa. Thế là đội thủy quân của Chiêm Thành bị loại khỏi vòng chiến.
Khi ấy trên bộ Lê Quí Ly cũng điều quân xuất trận. Cánh quân bộ của Chiêm Thành ở trên núi tận mắt chứng kiến cánh quân thủy đã tan rã cũng mất hết tinh thần chiến đấu, hốt hoảng rút lui. Lê Quí Ly thừa thế xua quân truy đuổi rất gấp. Một số quân Chiêm chạy lạc vào rừng, bị quân Việt bủa vây không tìm được lối ra phải chịu chết đói hết.
Hai cánh quân tiên phong cả thủy lẫn bộ của Chiêm Thành đã tan rã quá sớm đến không ngờ! Khi đội chiến thuyền hậu ứng do Đại tướng quân La Ngai chỉ huy tới nơi thì đã quá trễ, không cứu vãn nổi tình thế! La Ngai chỉ cứu vớt, thu gom được một số tàn binh đang tản mác chạy trốn rồi rút lui.
Sau trận đại thắng này, danh tiếng Nguyễn Đa Phương nổi như cồn. Ông được Thượng hoàng phong làm Kim ngô vệ đại tướng quân.
Ban thưởng cho các tướng xong, Thượng hoàng nói với Lê Quí Ly:
-Ta vừa đại thắng Chiêm Thành, quân thế đang hăng, binh trượng cục lại mới chế tạo được ba chiến thuyền cỡ lớn là Diễm Trị, Ngọc Đột và Nha Tiệp, khanh hãy nhân dịp này tiến đánh Chiêm Thành một phen! Ta nghĩ thế nào khanh cũng lập được công lớn!
Lê Quí Ly vâng lệnh, sai Nguyễn Đa Phương làm tiên phong, đem quân theo đường thủy đi đánh Chiêm Thành. Nhưng quân Việt vừa đến vũng biển Lại Bộ Nương* và eo biển Ô Tôn* thì gặp sóng bão lớn gây trở ngại. Lê Quí Ly cho đó là một dấu hiệu bất lợi, ra lệnh rút quân trở về.
Cũng trong thời gian đó, tại Thăng Long đã xảy ra một sự việc không hay. Nguyên khi Trần Húc bị bắt đưa về Đại Việt, Thượng hoàng đã giận dữ tưởng chừng muốn điên lên. Ngài mắng nhiếc Trần Húc một một trận tơi bời rồi sai người đưa Húc an trí ở An Sinh. Ba tháng sau ngài cho đòi Húc về để hỏi chuyện. Lần này Thượng hoàng đã đổi thái độ, ngài dịu ngọt hỏi han an ủi Húc. Sau đó ngài cho Húc trở về lại phủ cũ tại Thăng Long, tái hợp với công chúa Tuyên Huy. Tình cha con giữa Thượng hoàng và Húc dần mặn nồng trở lại như trước. Ít lâu sau ngài cải phong cho Húc tước Quan Phục đại vương.
Thấy Thượng hoàng cải phong và thương yêu Trần Húc trở lại, các quan đâm ra ái ngại cho Giản hoàng, một ông vua có đức, hiếu hạnh nhưng không có thực quyền. Các quan cũng lo ngại cho các tướng đã tham gia trong việc bắt Quan Phục đại vương về nước, nhất là những người đã lỡ tỏ thái độ khinh thị hoặc sỉ nhục đối với vương. Nói trắng ra, các quan hầu hết rất có cảm tình với Giản hoàng và chẳng mấy ai trông chờ gì ở Quan Phục đại vương. Họ cũng rất chán nản vì sự bất lực, khiếp nhược của Thượng hoàng trước người Chiêm và sốt ruột mong ngày Giản hoàng được chính thức cầm quyền…
Một hôm Nguyễn Vân Nhi nói với Đỗ Hoành:
-Tôi thấy địa vị Giản hoàng sao bấp bênh quá! Sau này lỡ ngài có bề nào ắt Quan Phục đại vương sẽ lên thay, lúc ấy bọn ta chắc khó sống nổi!
Đỗ Hoành nói:
-Tướng quân nói có lý lắm! Chính tôi suýt giết ông ta, chắc hẳn ông ta khó quên việc đó được! Tướng quân nghĩ chúng ta nên làm sao?
Nguyễn Vân Nhi ngẫm nghĩ một lát rồi nói:
-Tôi nghĩ, nếu cái họa này xảy ra thật, nó phải đến với Giản hoàng trước khi đến với chúng ta. Ông là người gần gũi Giản hoàng nên thẳng thắn trình bày với ngài điều ấy. Ngài lên ngôi đã lâu mà Thượng hoàng vẫn chẳng trao cho ngài chút thực quyền nào, nay Thượng hoàng trở lại o bế Quan Phục đại vương, mối nguy của ngài đã hiện rõ trước mắt! Nếu Giản hoàng ý thức được mối nguy hiểm đó, tôi nghĩ việc tránh họa Quan Phục đại vương không khó!
Đỗ Hoành nghe lời, trình bày thẳng sự việc đã bàn với với Giản hoàng. Giản hoàng nói:
-Các ông nhận xét đúng! Thượng hoàng đưa ta lên làm vua nhưng ngài lại chẳng muốn giao cho ta một chút thực quyền nào hết. Ta nghĩ chắc ngài đã có chủ định rồi. Nhưng cứ mặc ngài, ta tin con người có số. Ngài là anh cha ta, ta thờ ngài cũng như thờ cha ta vậy. Thật lòng ta không muốn làm điều gì trái ý ngài!
Đỗ Hoành thuật lại lời vua nói với Nguyễn Vân Nhi, Nhi nói:
-Vua đã nói như thế ta cũng hết đường trông cậy. Đành phải cẩn thận để đề phòng vậy!
Đỗ Hoành nói:
-Đáng tiếc nhà vua hiền lành đến độ nhu nhược, ngài thật đáng thương! Dù khó khăn nguy hiểm đến mức nào tôi cũng quyết bảo vệ ngài đến cùng!
Nguyễn Vân Nhi lộ vẻ cảm kích nói:
-Trời sẽ không phụ lòng trung nghĩa của ông!
Ngày kia, Giản hoàng cùng Quan Phục đại vương Trần Húc tổ chức một cuộc săn bắn để tiêu khiển. Quân sĩ được lệnh bao vây một khu rừng, dùng chó săn, phèng la và mõ đánh động để gom thú hoang lại một góc. Nhiều giống thú rừng và cả một đàn nai hàng chục con cũng bị gom gọn vào đó. Trong bước đường cùng, nhiều con thú đã phải liều mạng phóng chạy thoát thân. Quân sĩ sợ mất mồi cũng tranh nhau bắn. Trong lúc lộn xộn, Quan Phục đại vương đã bị một mũi tên lạc của ai đó trúng nhằm chỗ nghiệt, ngã ngựa chết tại chỗ. Giản hoàng kinh hoảng cho đình ngay cuộc săn bắn để đưa Quan Phục đại vương về.
Thượng hoàng giận lắm, ngài khiển trách Giản hoàng rất nặng nề. Giản hoàng chỉ biết lặng thinh chịu lỗi chứ không biện bạch gì hết.
Lúc bấy giờ trên đất Chiêm, vua Chế Bồng Nga cũng vô cùng bối rối vì căn bệnh của công chúa Hoa Lài. Khi cử La Ngai đi đánh Đại Việt, ông vào thăm công chúa và nói:
-Cha đã cho Đại tướng quân La Ngai đi đón Trần Húc về cho con rồi đấy! Con phải lo ăn uống thuốc thang cho sớm lành bệnh đi! Trần Húc trở về mà con thế này coi sao được?
Công chúa lộ vẻ vui mừng qua đôi mắt ướt:
-Thật vậy sao phụ vương? Liệu bao giờ chàng về tới?
-Đường sá xa xôi làm sao về sớm được nhưng chắc chắn là sẽ về!
-Con đã thề sống chết với chàng trước thần giếng ở nhà ông Hoàng. Nếu chàng có mệnh hệ nào con chắc con không sống nổi. Con mong chàng sẽ về sớm.
Vua Chế Bồng Nga dỗ dành:
-Con cứ lo tĩnh dưỡng đi! Trước sau Trần Húc cũng về với con!
Thế là công chúa lại gắng gượng ăn uống và hết lòng trông đợi!
Nhưng không may là La Ngai lại thất trận nên phải trở về quá sớm! Chiêm vương bất đắc dĩ bắt mọi người giấu biệt tin này không cho công chúa biết! Ông dặn mọi người khi công chúa hỏi La Ngai đã trở về chưa thì cứ lựa lời mà khất lần… Riêng công chúa Hoa Lài đợi chờ quá lâu mà vẫn chưa thấy chồng về nàng cũng dần hiểu ra. Nàng lại khóc đêm khóc ngày như hồi Trần Húc mới bị bắt. Cuối cùng công chúa lại bị biến chứng đau mắt rồi bị mù luôn. Vua Chế Bồng Nga đau đớn kêu lên:
-Không ngờ chính ta đã hại con ta!
Mùa hạ năm Quí Hợi, vua Chế Bồng Nga lại đem quân đánh Đại Việt. Lần này ông cùng tướng La Ngai dẫn quân đi bộ men theo chân núi, đến đóng đồn ở sách Khổng Mục thuộc phủ Quảng Oai. Cả kinh thành Thăng Long nghe tin đều rúng động. Thượng hoàng liền sai tướng chỉ huy vệ Hoa Ngạch là Lê Mật Ôn đem quân đi chống giữ. Lê Mật Ôn kéo quân đến bãi Tam Kỳ chưa kịp bày trận đã bị quân Chiêm mai phục sẵn, bộ binh lẫn tượng binh nổi dậy một loạt tấn công. Quân Việt hoảng kinh bỏ chạy tán loạn, số bị bắt bị giết rất nhiều. Chính tướng Lê Mật Ôn cũng bị quân Chiêm bắt sống.
Nhận được tin xấu này, Thượng hoàng lập tức hạ lệnh cho tướng Nguyễn Đa Phương tìm mọi cách để bảo vệ Thăng Long. Nguyễn Đa Phương vâng lệnh, đôn đốc quân lính dựng rào trại ở các vị trí trọng yếu quanh kinh thành, ngày đêm canh giữ rất cẩn thận.
Giữa lúc đó Chiêm vương lại cho tạm ngưng chiến rồi sai chính tướng La Ngai đến Thăng Long xin yết kiến Thượng hoàng để thương thuyết. Thượng hoàng hỏi:
-Ông đến đây có mục đích gì?
-Bẩm, tôi vâng lệnh Chiêm vương đến đây để đề nghị với quí quốc cùng thực hiện một giải pháp mang lại hòa bình cho hai nước Việt và Chiêm!
-Đề nghị của Chiêm vương như thế nào?
-Bẩm, Chiêm vương đề nghị đem tướng Lê Mật Ôn trả lại cho Đại Việt với điều kiện Đại Việt cùng Chiêm Thành sẽ chính thức tác hợp cho hoàng tử Trần Húc với công chúa Hoa Lài con Chiêm vương. Nếu Thượng hoàng đồng ý, quân Chiêm sẽ lập tức rút khỏi lãnh thổ Đại Việt. Từ nay hai nước sẽ thành thông gia trở lại, dân chúng hai nước sẽ được sống yên bình bên nhau!
Thượng hoàng Nghệ Tôn thở dài:
-Ta đâu có muốn đánh nhau với quí quốc! Nhưng tiếc rằng hoàng tử Trần Húc đã gặp tai nạn mà mất rồi! Chiêm vương đã có lòng muốn dân chúng hai nước sống yên bình bên nhau có thể đề nghị những điều kiện khác được không?
La Ngai vừa nghe nói hoàng tử Trần Húc đã mất thì biến sắc mặt mà nói:
-Nếu Đại Việt đã giết Trần Húc rồi thì không còn gì để nói nữa! Tôi xin trở về bẩm báo với Chiêm vương để người quyết định!
Nói xong La Ngai đứng dậy xá Thượng hoàng mà lui ra. Thượng hoàng thấy thế lo sợ lắm. Ngài giận dữ nói với quần thần:
-Nếu Quan Phục đại vương còn sống thì chuyến này người Chiêm đã chịu hòa rồi! Cũng chỉ tại cái bọn gian ác muốn phản ta đã gây nên trở ngại này! Sớm muộn ta cũng phải điều tra cho ra bọn mưu hại Quan Phục đại vương! Chúng sẽ phải đền tội xứng đáng!
Thượng hoàng nói không ra hơi nhưng vẫn ráng nói. Càng nói vẻ giận dữ trên nét mặt ngài càng tăng. Cuối cùng ngài vỗ án thét lên:
-Tại sao các ngươi lại ở ác với ta đến thế?
Thế rồi Thượng hoàng ngất xỉu tại chỗ. Giản hoàng vội thúc quan ngự y và bọn nội thị đưa Thượng hoàng vào cung để săn sóc. Tinh thần các quan đều chấn động, căng thẳng, họ bảo nhau: Không biết chuyện gì sẽ xảy ra nữa đây?
Chiều hôm ấy Lê Quí Ly vào cung để vấn an Thượng hoàng. Lúc đó sắc mặt ngài vẫn còn đầy vẻ mệt mỏi, ưu phiền. Sau khi bày tỏ lòng lo lắng cho sức khỏe của ngài, Quí Ly thở dài:
-Vừa rồi cái điều kiện mà La Ngai đưa ra để tiến tới giải pháp ngừng chiến giữa hai nước Việt Chiêm quả thật khó hiểu. Làm như vậy thì Đại Việt ta hoàn toàn có lợi chứ đâu có thiệt thòi gì? Tại sao vừa nghe nói Quan Phục đại vương đã chết La Ngai liền đổi thái độ ngay như thế? Rõ ràng là sau vụ Quan Phục đại vương lâm nạn còn có một điều gì bí ẩn! Suy nghĩ về vấn đề này thần không khỏi nhức đầu. Chắc cái chết của Quan Phục đại vương xảy ra do một âm mưu sắp đặt chứ không thể là một sự tình cờ!
Như được gãi trúng chỗ ngứa, Thượng hoàng nói:
-Khanh nghĩ như vậy hợp ý ta lắm! Ta rất ân hận vì trong một lúc nóng giận trước đây ta đã lỡ thốt một lời làm cho kẻ xấu lợi dụng để làm nhục, làm hại con ta!
Lê Quí Ly được đà nói tiếp:
-Thần nhớ lại hồi đi đánh Chiêm Thành, Đỗ Hoành chỉ là một tên đày tớ nhỏ nhoi làm sao dám sỉ nhục Quan Phục đại vương nếu không có ai xui khiến! Và nếu mũi tên ác nghiệt trong cuộc đi săn kia là vô tình thì tại sao không trúng một người nào khác mà lại trúng vào Quan Phục đại vương?
Thượng hoàng nói:
-Ta cũng có những thắc mắc giống khanh. Khanh có phỏng đoán ra ai là kẻ đứng đằng sau vụ giết người mờ ám này không?
Quí Ly bỗng đổi ra thái độ run sợ, quì xuống xá Thượng hoàng mà nói:
-Thần chỉ suy nghĩ trong trí óc thô thiển của thần thôi chứ chưa dám khẳng định. Những suy nghĩ này thần chưa bao giờ dám tiết lộ với ai. Không hiểu sao hôm nay thần lại buột miệng lỡ lời trước mặt Thượng hoàng như thế, tội của thần thật đáng chết…
Thượng hoàng ngắt lời Quí Ly:
-Khanh suy nghĩ thế nào cứ nói ta nghe thử! Đúng hay sai ta chẳng chấp đâu mà ngại!
Quí Ly vẫn tỏ vẻ dè dặt:
-Lượng thánh quang minh lỗi lạc thần đâu ngại gì! Thần ngại đây là ngại bọn tiểu nhân hầu hạ bên cạnh quan-gia thôi! Chúng ưa đặt điều lập công trong khi quan-gia còn quá non trẻ sợ ngài không thấu được gian ý của chúng làm thần có thể mắc nạn oan!
Thượng hoàng trấn an Quí Ly:
-Khanh chớ ngại gì cả. Ở đây chỉ có ta với khanh, khanh cứ việc trình bày những suy nghĩ của khanh cho ta nghe đi!
-Dạ, thần nghĩ có thể bọn hầu hạ quan-gia lo ngại Quan Phục đại vương sẽ trở thành nguy cơ cho quan-gia trong tương lai nên ra tự động ra tay. Cũng có thể chính quan-gia nghe chúng xúi giục mà gây nên lầm lỗi!
Thượng hoàng sa sầm nét mặt nói:
-Phải rồi! Sự suy nghĩ của khanh có lý lắm!
Không lâu sau đó dư luận trong triều đã biến vụ tai nạn của Quan Phục đại vương trở thành một vụ mưu sát. Cái hố ngăn cách giữa Thượng hoàng và quan-gia càng ngày càng được khơi rộng…
Hôm sau Thượng hoàng Nghệ Tôn ra lệnh chuẩn bị xa giá để ngự sang sông Đông Ngàn tránh giặc. Một người học trò là Nguyễn Mộng Hoa thấy thế liền mặc áo mũ chính tề tới bến sông níu thuyền ngự lại mà tâu:
-Tình hình hiện nay chưa đến nỗi nghiêm trọng lắm đâu! Thượng hoàng còn ở lại quan quân sẽ còn liều chết đánh giặc, nếu Thượng hoàng bỏ đi hạ thần e mọi người sẽ mất tinh thần, làm sao chiến đấu?
Thượng hoàng nổi giận nạt:
-Ngươi chỉ là một tên học trò mặt trắng biết gì mà nói! Nếu ta ở lại rủi bị quân Chiêm bắt thì ô nhục biết chừng nào?
Thế rồi Thượng hoàng sai người xô Nguyễn Mộng Hoa ra mà chèo thuyền đi!
Nhưng lần đó giặc không xâm phạm nổi kinh thành Thăng Long. Tướng Nguyễn Đa Phương đã bố trí phòng thủ quá chặt chẽ khiến quân Chiêm không làm gì được.
Vua Chế Bồng Nga phần nóng ruột về bệnh tình của con gái, phần biết ở lại dẫu có thắng Đại Việt cũng chẳng tìm ra được Trần Húc nữa, lại thấy mùa đông đã đến, khí tiết trở nên lạnh lẽo bất lợi cho quân mình, đành phải hạ lệnh ban sư.
Khi vừa về đến Đồ Bàn, vua Chiêm nhận được ngay một cái tin đau đớn: Công chúa Hoa Lài không còn nữa! Vừa thương con vừa hối hận, vị anh hùng Chiêm quốc không thể nào cầm được nước mắt. Ông kêu lên:
-Trời phạt ta rồi!
Ông đã khóc rống lên thảm thiết khiến mọi người chung quanh cũng xúc động khóc theo. Khi ông hỏi sự việc đã xảy ra như thế nào, hoàng hậu Mỵ Thâm nói:
-Thảm thiết lắm bệ hạ ơi! Công chúa đã bỏ mình tại cái giếng nhà ông Hoàng! Ba ngày sau mới tìm thấy được xác!
Chiêm vương kinh hãi tột cùng, ông hỏi:
-Làm sao công chúa lại có thể bỏ mình tại giếng nhà ông Hoàng được? Ai đã đem công chúa đến đó?
Hoàng hậu Mỵ Thâm nói:
-Thiếp nào có biết gì đâu! Khi bọn thị nữ báo công chúa tự nhiên mất tích, thiếp vội cho người bủa ra tìm kiếm mấy ngày liền nhưng vẫn không thấy đâu. Khi đó một thị nữ mới cho biết trong thời gian gần đây nó nghe công chúa hay khấn nguyện gì đó có nhắc đến “thần giếng”. Thiếp liền cho người dò tìm ở các giếng. Cuối cùng mới tìm ra thi thể công chúa ở giếng nhà ông Hoàng!
Vua Chế Bồng Nga lại kêu lên:
-Trời ơi, ta hiểu ra cả rồi!
Sau khi quân Chiêm đã rút, Thượng hoàng Nghệ Tôn về ở cung Bảo Hòa (núi Lạn Kha, xã Phật Tích, huyện Tiên Sơn), sai Thiêm tri nội mật viện Nguyễn Mậu Tiên, Lễ bộ lang trung Phan Nghĩa và gia thần Vũ Hiến hầu thay phiên nhau chầu chực hàng ngày. Ngài ban cho ăn uống và hỏi các việc cũ, ghi chép từng ngày, biên soạn thành 8 quyển lấy nhan đề là “Bảo Hòa dư bút”, sai Đào Sư Tích đề tựa ở đầu sách để dạy bảo quan-gia.
Tháng hai năm Giáp Tí*, Thượng hoàng cho mở khoa thi Thái học sinh ở chùa Vạn Phúc núi Tiên Du lấy đỗ bọn Đoàn Xuân Lôi, Hoàng Hối Khanh… cả thảy 30 người.
Trong thời gian này nhà Minh đang đánh Vân Nam nên họ hay nhân tiện yêu sách Đại Việt nhiều điều. Khi họ đòi cung cấp lương thực cho quân lính nhà Minh đóng ở Lâm An, khi họ đòi đưa 20 vị sư giỏi sang Kim Lăng, khi họ đòi đưa các thứ cây ăn quả giống vùng nhiệt đới như vải, nhãn, mít sang để trồng ở đất Trung Hoa v.v… Trước những yêu sách đó, lúc nào Thượng hoàng cũng chỉ biết hỏi ý kiến Lê Quí Ly và cuối cùng bao giờ cũng tuân hành răm rắp cho yên chuyện. Rất nhiều lính tráng Đại Việt đã phải chết vì nhiễm sơn lam chướng khí trong những chuyến tải lương thực sang biên giới Trung Hoa.
Càng về già, Thượng hoàng càng tin cậy, càng dựa dẫm vào Lê Quí Ly, hầu hết những hành động của ngài đều thể theo ý kiến của Quí Ly cả. Vì thế, nhiều vị đại thần, một số tướng sĩ, các nhân sĩ, các tôn thân nhà Trần hết sức lo ngại. Lê Quí Ly cũng biết như thế nên ông ngầm tìm cách mua chuộc lôi kéo họ về cùng cánh với mình. Nếu kẻ nào cứng rắn liệu không mua chuộc được thì ông tìm cách trừ khử. Thế lực của Quí Ly ngày càng trùm khắp trong triều.
Thấy tình trạng tuột dốc của nhà Trần không còn cứu vãn được nữa, tháng bảy năm Ất Sửu, một vị tôn thất uy tín bậc nhất của nhà Trần là Chương Túc Quốc Thượng hầu Trần Nguyên Đán xin về trí sĩ ở Côn Sơn. Con trai thứ của Thượng hoàng là Trần Ngạc đang giữ chức Thái úy cũng hết sức bất an trước thế cuộc! Một hôm Giản hoàng bàn với Thái úy Ngạc:
-Thượng hoàng tin yêu ngoại thích Quí Ly quá! Người cứ để hắn mặc sức làm chi thì làm, nếu không lo trước đi sau này sẽ rất khó chế ngự!
Không ngờ tên Vương Nhữ Mai hầu vua học lại tiết lộ việc ấy ra ngoài làm Quí Ly biết được. Ông ta đem tin đã nghe bàn với các thuộc hạ thân tín. Nguyễn Đa Phương khuyên Quí Ly:
-Đại nhân nên nại lý do có việc riêng, tạm tránh ra núi Đại Lại để chờ nghe tình thế biến chuyển thế nào rồi hãy định liệu.
Phạm Cự Luận bác đi:
-Không được đâu! Một khi đã ra ngoài thì khó lo chuyện sống còn!
Lê Quí Ly nói:
-Nếu không còn phương sách gì thì ta đành tự tử chứ nhất định không để tay kẻ khác giết mình!
Phạm Cự Luận nói:
-Đại nhân biết Thượng hoàng trong lòng vẫn còn căm tức quan-gia về việc giết Quan Phục đại vương chứ? Nay quyền bính trong thiên hạ đều ở đại nhân cả mà quan-gia lại mưu hại đại nhân thì Thượng hoàng lại càng ngờ lắm. Đại nhân hãy liều vào lạy Thượng hoàng, bày tỏ lợi hại nhất định Thượng hoàng sẽ nghe theo. Như vậy là chuyển họa thành
-Đánh giặc mà nhát như vậy làm sao thắng được?
Quí Ly chưa nói dứt câu thì Nguyễn Đa Phương đã chém Kim Ngao rụng đầu. Nguyễn Đa Phương xách đầu Kim Ngao đưa lên cao cho mọi người thấy và hô lớn:
-Quân sĩ ai nghe lệnh mà không chịu tiến lên thì phải chịu như thế này!
Rồi chính Nguyễn Đa Phương vung gươm đi đầu thúc thuyền tiến lên. Quân sĩ thấy vậy cũng hăng máu theo, nổi trống reo hò liều chết xông tới. Quân Chiêm Thành lúc đó đang thắng thế sinh chủ quan khinh địch nên phản ứng không kịp, hàng ngũ đâm ra rối loạn. Tướng Đỗ Dã Kha cũng không bỏ lỡ cơ hội, thúc quân đánh mạnh. Cánh quân bộ thấy thế cũng reo hò để cổ võ. Không mấy chốc thế trận quân Chiêm Thành bị vỡ. Vua Chế Bồng Nga thấy tình thế bất lợi phải ra lệnh rút quân.
Thấy Lê Quí Ly đại thắng, tướng Hoàng Phụng Thế nói với Đỗ Tử Bình:
-Thế là đại công về tay ông Lê cả rồi! Quan Hành khiển cùng đi với ông Lê mà về tay không e khó ăn nói với thiên hạ lắm?
Đỗ Tử Bình hỏi lại các tướng:
-Thế bây giờ các ông muốn tính sao?
Các tướng Hoàng Phụng Thế, Nguyễn Vân Nhi đều nói:
-Trần Húc đang hoành hành ở Nghệ An, quan Hành khiển cho quân tiến thẳng vào đó biết đâu chẳng lập được công lớn?
Đỗ Tử Bình mừng rỡ khen:
-Phải lắm! Các ông hãy đem quân bản bộ đi trước. Ta sẽ theo sau tiếp ứng!
Hoàng Phụng Thế nói với Nguyễn Vân Nhi:
-Phen này không chịu truy sát giặc để lập công còn đợi khi nào nữa? Phải đi gấp mới được!
Thế là hai tướng tức tốc kéo quân bản bộ đi ngay. Giữa đường họ chẳng gặp một tên quân Chiêm nào. Vừa tiến vào địa phận Nghĩa Đường vài dặm thì trời tối, hai tướng cho quân dừng lại tạm nghỉ. Trong lúc quân sĩ đang nấu cơm, tướng Nguyễn Vân Nhi tình cờ thấy được hai kỵ sĩ lạ mặt vừa mới tới đó. Nguyễn Vân Nhi sinh nghi, lập tức hô lính vây bắt cả lại. Không ngờ đó chính là hai người đưa tin một Chiêm một Việt do Chế Bồng Nga sai đến truyền lệnh cho Trần Húc rút quân. Nguyễn Vân Nhi mừng lắm, bèn đích thân tra hỏi chúng. Chúng sợ hãi khai cho biết An Nam vương Trần Húc đang đóng bản doanh gần thị trấn Yên Thành. Nguyễn Vân Nhi liền báo cho Hoàng Phụng Thế biết tin ấy. Hoàng Phụng Thế nói:
-Theo tôi, ta phải thúc quân đi suốt đêm nay mới mong được việc!
Nguyễn Vân Nhi nói:
-Tướng quân nói đúng. Chỉ sợ quân sĩ đã đi suốt ngày quá mệt mỏi, tính thế nào cho tiện?
Hoàng Phụng Thế nói giọng cương quyết:
-Nếu đợi đến sáng mai thì mất tiêu yếu tố bất ngờ! Hiện thời Trần Húc chắc vẫn chưa biết tin Chế Bồng Nga đã rút quân. Chuyến này nếu nhanh tay ta có thể bắt Trần Húc được đấy! Trần Húc bị bắt là Chế Bồng Nga hết đường lợi dụng! Nhất định phải tiến quân ngay!
Thế là hai tướng thúc quân sĩ lo việc ăn uống gấp rồi suốt đêm tiến thẳng hướng về Yên Thành. Trời chưa rạng đông quân triều đình đã vây gọn đạo quân của An Nam vương. Hai tướng liền cho bắc loa kêu gọi quân của Trần Húc đầu hàng. Đô tướng Hồ Thuật nghe báo động liền xách đao lên ngựa xông ra kháng cự. Nhưng đánh nhau chưa bao lâu Hồ Thuật đã bị Hoàng Phụng Thế chém rơi đầu. Quân của Trần Húc quá khiếp hãi, hầu hết quăng khí giới đầu hàng. Trần Húc lúng túng chưa biết hành động như thế nào thì một tướng của quân triều đình đã hùng hổ tiến tới trước mặt. Trần Húc sợ tướng kia không biết mình là ai sẽ làm ẩu liền kêu lên:
-Ta là Ngự câu vương Trần Húc đây!
Viên tướng đó chính là Đỗ Hoành thét lớn:
-Lệnh của Thượng hoàng, bất cứ ai cũng có quyền xử tử tên phản quốc bất trung bất hiếu này!
Trần Húc khiếp hãi chưa biết phản ứng thế nào thì may sao Hoàng Phụng Thế vừa đến kịp ngăn Đỗ Hoành lại. Hoàng Phụng Thế nói với Trần Húc:
-Phép nước không ngoại trừ một ai. Đức ông là người có tội chúng tôi không thể làm gì khác được. Xin đức ông cảm phiền ngồi vào xe tù đợi về kinh đô Thượng hoàng sẽ định đoạt!
Trần Húc không một cử chỉ kháng cự, răm rắp bước vào ngồi trong xe tù. Đỗ Hoành hỏi Hoàng Phụng Thế:
-Thưa, Thượng hoàng đã từng ra lệnh cho các quan ai gặp được Trần Húc đều có quyền xử tử y sao nay tướng quân lại không thi hành lệnh ấy?
Hoàng Phụng Thế nói:
-Khi đang giận ngài nói vậy chứ tình nghĩa cha con làm sao ngài bỏ được! Nếu chúng ta thi hành lệnh đó không chừng sẽ chuốc oán về sau đấy!
Nguyễn Vân Nhi nói:
-Thôi, chúng ta bắt được Trần Húc là tốt rồi!
Vừa nhận được tin hai vị tướng quân Hoàng và Nguyễn thắng trận, Hành khiển Đỗ Tử Bình vui mừng lắm. Thế nhưng khi thấy cái cũi nhốt Trần Húc, Đỗ Tử Bình lộ rõ vẻ hoang mang, kinh sợ. Ông rất lo ngại Trần Húc có thể gieo tai họa cho ông. Trần Húc ở đất Chiêm đã gần ba năm nay và đã làm rể vua Chiêm, có thể chàng đã biết rõ về vụ 10 mâm vàng mà Chế Bồng Nga đã dâng cho Trần triều lắm! Nghĩ đến điều đó, Đỗ Tử Bình không còn bụng dạ nào để tranh giành công trạng với ai nữa. Ông đổi ra thái độ khiêm tốn nói với hai tướng Hoàng và Nguyễn:
-Chúc mừng hai ông! Ra trận lần này bởi ta không được khỏe thành ra chẳng làm nên trò trống gì cả. Nhờ sức hai ông triều đình mới trừ được Ngự câu vương. Công lớn ấy là hoàn toàn của hai ông, ta không muốn dự vào. Về triều ta sẽ trình rõ chiến công này để Thánh thượng xét định việc ban thưởng!
Nguyễn Vân Nhi biết ý nói với Hoàng Phụng Thế:
-Xưa nay Đỗ hành khiển vẫn nổi tiếng là người tham công, nay bỗng nhiên tự nói không lạm dự vào chiến công đánh bắt Ngự câu vương, ông thấy thế nào?
Hoàng Phụng Thế cười:
-Có thể ông ta sợ liên can đến việc Đỗ Hoành toan sát hại Ngự câu vương!
Nguyễn Vân Nhi cười khinh bạc:
-Nếu Đỗ Hoành giết Ngự câu vương đi nữa, anh ta cũng chỉ làm đúng lệnh trên, việc gì mà phải sợ? Không ngờ lão ấy lại nhát gan đến thế!
Hoàng Phụng Thế lắc đầu:
-Đầu óc lão ấy tinh ma lắm, mình khó mà biết được! Nay lão không làm gì thiệt hại đến mình thì thôi, tìm hiểu làm gì cho mất công!
Đuổi được Chế Bồng Nga xong, Lê Quí Ly và Đỗ Tử Bình đem quân đắc thắng trở về. Dọc đường quân Đại Việt đã được dân chúng hoan nghênh nhiệt liệt. Thượng hoàng ban thưởng rất hậu cho các tướng có công, đặc biệt nhất là tướng Nguyễn Đa Phương.
Sau đó, ngài đòi Trần Húc đến mắng nhiếc một trận rồi cho đưa về an trí ở An Sinh. Hành khiển Đỗ Tử Bình thì dâng sớ cáo bệnh xin thôi giữ binh quyền. Thế là chỉ còn một mình Lê Quí Ly chuyên lãnh chức nguyên nhung, làm Hải Tây đô thống chế.Từ khi Chế Bồng Nga lên cầm quyền nước Chiêm, quân đội Chiêm Thành đã bao phen làm cho quân Việt khiếp đảm. Từ vua quan đến dân chúng Đại Việt lúc bấy giờ cứ nghe nói đến quân Chiêm Thành là giật mình. Nhà Trần không còn kiểm soát được những vùng đất mà Đại Việt đã chiếm của Chiêm Thành trước đây dù người Chiêm chưa thực sự chiếm lại. Ở những lộ có tính cách xôi đậu người Chiêm sống lẫn lộn với người Việt từ Nghệ An trở vào phía nam rất khó mà biết được ai trung ai phản. Quan quân triều đình mà đi lẻ tẻ trong các vùng ấy có thể mất mạng không chừng. Vì thế, có nhiều quan chức được triều đình đặt ra cho có vị nhưng chẳng bao giờ dám bước tới nhiệm sở. Điển hình như viên quan Lê Khả Chú được cử làm An phủ sứ hai lộ Tân Bình, Thuận Hóa mà chỉ ở Thăng Long để điều khiển công việc hai lộ ấy…
Uy thế quân Chiêm lừng lẫy như vậy, nhưng vừa rồi một tướng trẻ của Đại Việt là Nguyễn Đa Phương lại đánh thắng quân Chiêm một trận thủy chiến oanh liệt đã khiến vua Chế Bồng Nga phải suy nghĩ, lo lắng. Khi nghe tin Trần Húc đã bị quân Đại Việt bắt, ông thản nhiên nói:
-Thế cũng hay, ta đỡ mất công suy nghĩ! Chẳng qua như lá rụng về cội! Điều đáng nghĩ là cái viên tướng trẻ Nguyễn Đa Phương mới xuất hiện thôi!
Các quan nghe Chiêm vương nói đều ngạc nhiên. Một viên quan hỏi:
-Hạ thần không hiểu vì lẽ nào bệ hạ lại cho việc Trần Húc bị bắt là cũng hay, đỡ phải mất công suy nghĩ?
Vua Chế Bồng Nga cười:
-Có gì đâu! Trước đây ta vẫn tưởng hắn là một viên ngọc vô giá, có thể sử dụng hắn trong việc an định Đại Việt. Nhưng bây giờ xét lại, ta nhận ra hắn chỉ là một viên sỏi. Dùng hắn khó mà làm nên cơm cháo gì được! Mất hắn đi ta cũng chẳng thiệt chi! Thôi hãy đợi kiếm một tên khác vậy!
Tể tướng Nhã Đam nói:
-Về phương diện lợi ích quốc gia, bệ hạ nói vậy là đúng. Nhưng bệ hạ cũng phải nghĩ đến công chúa nữa chứ! Thấy mối tình giữa Trần Húc và công chúa có vẻ mặn nồng lắm! Sợ công chúa sẽ phải đau khổ đấy!
-Ta biết tánh tình công chúa rất cương cường, không ủy mị. Bất quá công chúa sẽ buồn rầu một thời gian rồi cũng quên đi thôi!
Tể tướng Nhã Đam lại nói:
-Bệ hạ nói vậy nhưng cũng nên cho người săn sóc, an ủi công chúa cẩn thận mới chắc. Theo thần biết, ở lớp tuổi mới lớn tình cảm yêu thương đôi lứa khi gặp trắc trở nó diễn biến phức tạp không lường được đâu!
-Khanh nói phải lắm! Ta đã cho người lo việc ấy rồi!
Quả thật hậu quả của việc Trần Húc bị bắt đối với công chúa Hoa Lài không đơn giản như Chiêm vương đã nghĩ. Vừa nghe tin chồng bị bắt đem về lại Đại Việt, công chúa Hoa Lài đã ngất xỉu. Những ngày kế tiếp nàng khóc hôm khóc sớm đến nỗi khản tắt cả tiếng, chảy cả máu mắt. Nàng bảo nếu Trần Húc lỡ có bề nào nàng sẽ không sống được. Hoàng hậu Mỵ Thâm vô cùng lo sợ. Những người chung quanh đã thay nhau cố khuyên giải, an ủi để giúp nàng khuây khoa.
Khoảng mươi hôm sau thì công chúa lâm bệnh nằm liệt giường. Chiêm vương phải cho mời nhiều danh y vào cung hốt thuốc, săn sóc cho nàng. Nhưng trải qua hơn một tháng bệnh công chúa vẫn không thấy mòi thuyên giảm. Thấy con gái mình mỗi ngày mỗi tiều tụy khô héo, Chiêm vương rất đau lòng. Lúc ấy ông mới thấy hối hận vô về sự suy nghĩ sai lầm của mình! Chính ông đã đưa con gái mình ra làm mồi nhử Trần Húc để lợi dụng. Cũng chính ông đã bỏ rơi Trần Húc sau khi thấy chàng quá bất lực trong việc thi hành kế hoạch chiêu dụ quân dân Đại Việt. Ông không ngờ đứa con gái của ông lại chung tình đến thế! Nếu Hoa Lài có mệnh hệ nào ông sẽ phải ôm hận suốt đời!
Hầu hết các thầy thuốc đều bảo công chúa mắc phải “tâm bệnh” nên khó mà chữa! Họ khuyên Chiêm vương dùng tâm lý để chữa may ra có tác dụng. Tể tướng Nhã Đam dâng kế:
-Bệ hạ nên cho sứ mang lễ vật sang Đại Việt để cầu hòa. Tiếp đó đề nghị Đại Việt cùng Chiêm Thành chính thức tác hợp hoàng tử Trần Húc với công chúa Hoa Lài. Hai nước sẽ kết tình hòa hiếu, không còn xâm lấn nhau nữa! Thần hi vọng lúc này Đại Việt đang suy yếu, chắc hẳn họ sẽ vui vẻ nghe theo đề nghị của ta! Như vậy bệnh công chúa chắc chắn sẽ khỏi mà dân hai nước Chiêm Việt cũng có thể được sống yên lành bên nhau!
Tướng La Ngai bác bỏ ý kiến đó:
-Theo tôi, Đại Việt lúc này rất suy yếu! Cứ mỗi lần thấy quân ta ra Trần Phủ lại bỏ Thăng Long mà chạy! Thực lực giặc như thế ta cần gì phải mang lễ vật sang cầu hòa với chúng chứ? Tôi xin dẫn đại binh sang đánh một trận cho chúng vỡ mật kinh hồn rồi sau đó buộc chúng đưa Trần Húc ra nói chuyện, nhân đó ta sẽ bắt Trần Húc đem trả lại cho công chúa đâu có khó gì?
Nhiều tướng sĩ hăng hái ủng hộ ý kiến của La Ngai. Chiêm vương thấy các tướng hăng hái như vậy thì rất mừng. Ông bèn cử La Ngai làm Đại tướng quân chỉ huy đại quân đi đánh Đại Việt. La Ngai sai hai tướng Khả Long và Lôi Đồ chia quân hai cánh thủy bộ cùng tiến ra Thanh Hóa trước. Chính La Ngai chỉ huy đội chiến thuyền thứ hai đi sau tiếp ứng.
Phía Đại Việt, Lê Quí Ly cũng kíp đem quân bộ đóng đến ở núi Long Đại (núi Hàm Rồng) để chống giữ. Mặt khác, ông sai tướng coi vệ quân Thần Khôi là Nguyễn Đa Phương đem thủy quân đóng hàng cọc đóng ở cửa biển Thần Đầu để ngăn giặc.
Đầu tiên, cánh quân bộ của Lôi Đồ đã nhanh chóng tiến chiếm bờ núi sát cửa biển Thần Đầu. Lợi dụng trên núi có nhiều đá vừa tay, quân Chiêm đã lượm ném tới tấp vào đội binh thuyền của Nguyễn Đa Phương gây khá nhiều thiệt hại. Trong khi đó, cánh thủy quân Chiêm Thành do Khả Long chỉ huy từ mặt biển tiến vào đã gần. Trước tình trạng mười phần nguy cấp ấy, Nguyễn Đa Phương nói với quân sĩ:
-Chúng ta đã lâm đường cùng rồi! Nếu không tự cứu còn ai cứu chúng ta? Không lẽ bó tay chịu chết ở đây sao? Lúc này không liều chết mà đánh còn đợi lúc nào nữa?
Rồi không đợi mệnh lệnh của Lê Quí Ly, ông truyền mở hàng cọc, tự làm tiên phong hô quân xông thẳng thuyền vào đội thủy quân Chiêm Thành. Quân Chiêm không lường được sự liều lĩnh của quân Việt, bị đánh dữ dội quá không sao chống cự nổi. Quân Việt dùng đồ hỏa khí ném vào thuyền quân Chiêm làm nhiều chiếc bốc cháy ngùn ngụt, trong số thuyền bị cháy này có cả thuyền chỉ huy của tướng Khả Long. Viên tướng này phải nhảy xuống nước rồi mất tích luôn. Quân Chiêm khiếp sợ tháo chạy, quân Việt thừa thắng đuổi theo đánh chìm thêm nhiều chiếc nữa. Thế là đội thủy quân của Chiêm Thành bị loại khỏi vòng chiến.
Khi ấy trên bộ Lê Quí Ly cũng điều quân xuất trận. Cánh quân bộ của Chiêm Thành ở trên núi tận mắt chứng kiến cánh quân thủy đã tan rã cũng mất hết tinh thần chiến đấu, hốt hoảng rút lui. Lê Quí Ly thừa thế xua quân truy đuổi rất gấp. Một số quân Chiêm chạy lạc vào rừng, bị quân Việt bủa vây không tìm được lối ra phải chịu chết đói hết.
Hai cánh quân tiên phong cả thủy lẫn bộ của Chiêm Thành đã tan rã quá sớm đến không ngờ! Khi đội chiến thuyền hậu ứng do Đại tướng quân La Ngai chỉ huy tới nơi thì đã quá trễ, không cứu vãn nổi tình thế! La Ngai chỉ cứu vớt, thu gom được một số tàn binh đang tản mác chạy trốn rồi rút lui.
Sau trận đại thắng này, danh tiếng Nguyễn Đa Phương nổi như cồn. Ông được Thượng hoàng phong làm Kim ngô vệ đại tướng quân.
Ban thưởng cho các tướng xong, Thượng hoàng nói với Lê Quí Ly:
-Ta vừa đại thắng Chiêm Thành, quân thế đang hăng, binh trượng cục lại mới chế tạo được ba chiến thuyền cỡ lớn là Diễm Trị, Ngọc Đột và Nha Tiệp, khanh hãy nhân dịp này tiến đánh Chiêm Thành một phen! Ta nghĩ thế nào khanh cũng lập được công lớn!
Lê Quí Ly vâng lệnh, sai Nguyễn Đa Phương làm tiên phong, đem quân theo đường thủy đi đánh Chiêm Thành. Nhưng quân Việt vừa đến vũng biển Lại Bộ Nương* và eo biển Ô Tôn* thì gặp sóng bão lớn gây trở ngại. Lê Quí Ly cho đó là một dấu hiệu bất lợi, ra lệnh rút quân trở về.
Cũng trong thời gian đó, tại Thăng Long đã xảy ra một sự việc không hay. Nguyên khi Trần Húc bị bắt đưa về Đại Việt, Thượng hoàng đã giận dữ tưởng chừng muốn điên lên. Ngài mắng nhiếc Trần Húc một một trận tơi bời rồi sai người đưa Húc an trí ở An Sinh. Ba tháng sau ngài cho đòi Húc về để hỏi chuyện. Lần này Thượng hoàng đã đổi thái độ, ngài dịu ngọt hỏi han an ủi Húc. Sau đó ngài cho Húc trở về lại phủ cũ tại Thăng Long, tái hợp với công chúa Tuyên Huy. Tình cha con giữa Thượng hoàng và Húc dần mặn nồng trở lại như trước. Ít lâu sau ngài cải phong cho Húc tước Quan Phục đại vương.
Thấy Thượng hoàng cải phong và thương yêu Trần Húc trở lại, các quan đâm ra ái ngại cho Giản hoàng, một ông vua có đức, hiếu hạnh nhưng không có thực quyền. Các quan cũng lo ngại cho các tướng đã tham gia trong việc bắt Quan Phục đại vương về nước, nhất là những người đã lỡ tỏ thái độ khinh thị hoặc sỉ nhục đối với vương. Nói trắng ra, các quan hầu hết rất có cảm tình với Giản hoàng và chẳng mấy ai trông chờ gì ở Quan Phục đại vương. Họ cũng rất chán nản vì sự bất lực, khiếp nhược của Thượng hoàng trước người Chiêm và sốt ruột mong ngày Giản hoàng được chính thức cầm quyền…
Một hôm Nguyễn Vân Nhi nói với Đỗ Hoành:
-Tôi thấy địa vị Giản hoàng sao bấp bênh quá! Sau này lỡ ngài có bề nào ắt Quan Phục đại vương sẽ lên thay, lúc ấy bọn ta chắc khó sống nổi!
Đỗ Hoành nói:
-Tướng quân nói có lý lắm! Chính tôi suýt giết ông ta, chắc hẳn ông ta khó quên việc đó được! Tướng quân nghĩ chúng ta nên làm sao?
Nguyễn Vân Nhi ngẫm nghĩ một lát rồi nói:
-Tôi nghĩ, nếu cái họa này xảy ra thật, nó phải đến với Giản hoàng trước khi đến với chúng ta. Ông là người gần gũi Giản hoàng nên thẳng thắn trình bày với ngài điều ấy. Ngài lên ngôi đã lâu mà Thượng hoàng vẫn chẳng trao cho ngài chút thực quyền nào, nay Thượng hoàng trở lại o bế Quan Phục đại vương, mối nguy của ngài đã hiện rõ trước mắt! Nếu Giản hoàng ý thức được mối nguy hiểm đó, tôi nghĩ việc tránh họa Quan Phục đại vương không khó!
Đỗ Hoành nghe lời, trình bày thẳng sự việc đã bàn với với Giản hoàng. Giản hoàng nói:
-Các ông nhận xét đúng! Thượng hoàng đưa ta lên làm vua nhưng ngài lại chẳng muốn giao cho ta một chút thực quyền nào hết. Ta nghĩ chắc ngài đã có chủ định rồi. Nhưng cứ mặc ngài, ta tin con người có số. Ngài là anh cha ta, ta thờ ngài cũng như thờ cha ta vậy. Thật lòng ta không muốn làm điều gì trái ý ngài!
Đỗ Hoành thuật lại lời vua nói với Nguyễn Vân Nhi, Nhi nói:
-Vua đã nói như thế ta cũng hết đường trông cậy. Đành phải cẩn thận để đề phòng vậy!
Đỗ Hoành nói:
-Đáng tiếc nhà vua hiền lành đến độ nhu nhược, ngài thật đáng thương! Dù khó khăn nguy hiểm đến mức nào tôi cũng quyết bảo vệ ngài đến cùng!
Nguyễn Vân Nhi lộ vẻ cảm kích nói:
-Trời sẽ không phụ lòng trung nghĩa của ông!
Ngày kia, Giản hoàng cùng Quan Phục đại vương Trần Húc tổ chức một cuộc săn bắn để tiêu khiển. Quân sĩ được lệnh bao vây một khu rừng, dùng chó săn, phèng la và mõ đánh động để gom thú hoang lại một góc. Nhiều giống thú rừng và cả một đàn nai hàng chục con cũng bị gom gọn vào đó. Trong bước đường cùng, nhiều con thú đã phải liều mạng phóng chạy thoát thân. Quân sĩ sợ mất mồi cũng tranh nhau bắn. Trong lúc lộn xộn, Quan Phục đại vương đã bị một mũi tên lạc của ai đó trúng nhằm chỗ nghiệt, ngã ngựa chết tại chỗ. Giản hoàng kinh hoảng cho đình ngay cuộc săn bắn để đưa Quan Phục đại vương về.
Thượng hoàng giận lắm, ngài khiển trách Giản hoàng rất nặng nề. Giản hoàng chỉ biết lặng thinh chịu lỗi chứ không biện bạch gì hết.
Lúc bấy giờ trên đất Chiêm, vua Chế Bồng Nga cũng vô cùng bối rối vì căn bệnh của công chúa Hoa Lài. Khi cử La Ngai đi đánh Đại Việt, ông vào thăm công chúa và nói:
-Cha đã cho Đại tướng quân La Ngai đi đón Trần Húc về cho con rồi đấy! Con phải lo ăn uống thuốc thang cho sớm lành bệnh đi! Trần Húc trở về mà con thế này coi sao được?
Công chúa lộ vẻ vui mừng qua đôi mắt ướt:
-Thật vậy sao phụ vương? Liệu bao giờ chàng về tới?
-Đường sá xa xôi làm sao về sớm được nhưng chắc chắn là sẽ về!
-Con đã thề sống chết với chàng trước thần giếng ở nhà ông Hoàng. Nếu chàng có mệnh hệ nào con chắc con không sống nổi. Con mong chàng sẽ về sớm.
Vua Chế Bồng Nga dỗ dành:
-Con cứ lo tĩnh dưỡng đi! Trước sau Trần Húc cũng về với con!
Thế là công chúa lại gắng gượng ăn uống và hết lòng trông đợi!
Nhưng không may là La Ngai lại thất trận nên phải trở về quá sớm! Chiêm vương bất đắc dĩ bắt mọi người giấu biệt tin này không cho công chúa biết! Ông dặn mọi người khi công chúa hỏi La Ngai đã trở về chưa thì cứ lựa lời mà khất lần… Riêng công chúa Hoa Lài đợi chờ quá lâu mà vẫn chưa thấy chồng về nàng cũng dần hiểu ra. Nàng lại khóc đêm khóc ngày như hồi Trần Húc mới bị bắt. Cuối cùng công chúa lại bị biến chứng đau mắt rồi bị mù luôn. Vua Chế Bồng Nga đau đớn kêu lên:
-Không ngờ chính ta đã hại con ta!
Mùa hạ năm Quí Hợi, vua Chế Bồng Nga lại đem quân đánh Đại Việt. Lần này ông cùng tướng La Ngai dẫn quân đi bộ men theo chân núi, đến đóng đồn ở sách Khổng Mục thuộc phủ Quảng Oai. Cả kinh thành Thăng Long nghe tin đều rúng động. Thượng hoàng liền sai tướng chỉ huy vệ Hoa Ngạch là Lê Mật Ôn đem quân đi chống giữ. Lê Mật Ôn kéo quân đến bãi Tam Kỳ chưa kịp bày trận đã bị quân Chiêm mai phục sẵn, bộ binh lẫn tượng binh nổi dậy một loạt tấn công. Quân Việt hoảng kinh bỏ chạy tán loạn, số bị bắt bị giết rất nhiều. Chính tướng Lê Mật Ôn cũng bị quân Chiêm bắt sống.
Nhận được tin xấu này, Thượng hoàng lập tức hạ lệnh cho tướng Nguyễn Đa Phương tìm mọi cách để bảo vệ Thăng Long. Nguyễn Đa Phương vâng lệnh, đôn đốc quân lính dựng rào trại ở các vị trí trọng yếu quanh kinh thành, ngày đêm canh giữ rất cẩn thận.
Giữa lúc đó Chiêm vương lại cho tạm ngưng chiến rồi sai chính tướng La Ngai đến Thăng Long xin yết kiến Thượng hoàng để thương thuyết. Thượng hoàng hỏi:
-Ông đến đây có mục đích gì?
-Bẩm, tôi vâng lệnh Chiêm vương đến đây để đề nghị với quí quốc cùng thực hiện một giải pháp mang lại hòa bình cho hai nước Việt và Chiêm!
-Đề nghị của Chiêm vương như thế nào?
-Bẩm, Chiêm vương đề nghị đem tướng Lê Mật Ôn trả lại cho Đại Việt với điều kiện Đại Việt cùng Chiêm Thành sẽ chính thức tác hợp cho hoàng tử Trần Húc với công chúa Hoa Lài con Chiêm vương. Nếu Thượng hoàng đồng ý, quân Chiêm sẽ lập tức rút khỏi lãnh thổ Đại Việt. Từ nay hai nước sẽ thành thông gia trở lại, dân chúng hai nước sẽ được sống yên bình bên nhau!
Thượng hoàng Nghệ Tôn thở dài:
-Ta đâu có muốn đánh nhau với quí quốc! Nhưng tiếc rằng hoàng tử Trần Húc đã gặp tai nạn mà mất rồi! Chiêm vương đã có lòng muốn dân chúng hai nước sống yên bình bên nhau có thể đề nghị những điều kiện khác được không?
La Ngai vừa nghe nói hoàng tử Trần Húc đã mất thì biến sắc mặt mà nói:
-Nếu Đại Việt đã giết Trần Húc rồi thì không còn gì để nói nữa! Tôi xin trở về bẩm báo với Chiêm vương để người quyết định!
Nói xong La Ngai đứng dậy xá Thượng hoàng mà lui ra. Thượng hoàng thấy thế lo sợ lắm. Ngài giận dữ nói với quần thần:
-Nếu Quan Phục đại vương còn sống thì chuyến này người Chiêm đã chịu hòa rồi! Cũng chỉ tại cái bọn gian ác muốn phản ta đã gây nên trở ngại này! Sớm muộn ta cũng phải điều tra cho ra bọn mưu hại Quan Phục đại vương! Chúng sẽ phải đền tội xứng đáng!
Thượng hoàng nói không ra hơi nhưng vẫn ráng nói. Càng nói vẻ giận dữ trên nét mặt ngài càng tăng. Cuối cùng ngài vỗ án thét lên:
-Tại sao các ngươi lại ở ác với ta đến thế?
Thế rồi Thượng hoàng ngất xỉu tại chỗ. Giản hoàng vội thúc quan ngự y và bọn nội thị đưa Thượng hoàng vào cung để săn sóc. Tinh thần các quan đều chấn động, căng thẳng, họ bảo nhau: Không biết chuyện gì sẽ xảy ra nữa đây?
Chiều hôm ấy Lê Quí Ly vào cung để vấn an Thượng hoàng. Lúc đó sắc mặt ngài vẫn còn đầy vẻ mệt mỏi, ưu phiền. Sau khi bày tỏ lòng lo lắng cho sức khỏe của ngài, Quí Ly thở dài:
-Vừa rồi cái điều kiện mà La Ngai đưa ra để tiến tới giải pháp ngừng chiến giữa hai nước Việt Chiêm quả thật khó hiểu. Làm như vậy thì Đại Việt ta hoàn toàn có lợi chứ đâu có thiệt thòi gì? Tại sao vừa nghe nói Quan Phục đại vương đã chết La Ngai liền đổi thái độ ngay như thế? Rõ ràng là sau vụ Quan Phục đại vương lâm nạn còn có một điều gì bí ẩn! Suy nghĩ về vấn đề này thần không khỏi nhức đầu. Chắc cái chết của Quan Phục đại vương xảy ra do một âm mưu sắp đặt chứ không thể là một sự tình cờ!
Như được gãi trúng chỗ ngứa, Thượng hoàng nói:
-Khanh nghĩ như vậy hợp ý ta lắm! Ta rất ân hận vì trong một lúc nóng giận trước đây ta đã lỡ thốt một lời làm cho kẻ xấu lợi dụng để làm nhục, làm hại con ta!
Lê Quí Ly được đà nói tiếp:
-Thần nhớ lại hồi đi đánh Chiêm Thành, Đỗ Hoành chỉ là một tên đày tớ nhỏ nhoi làm sao dám sỉ nhục Quan Phục đại vương nếu không có ai xui khiến! Và nếu mũi tên ác nghiệt trong cuộc đi săn kia là vô tình thì tại sao không trúng một người nào khác mà lại trúng vào Quan Phục đại vương?
Thượng hoàng nói:
-Ta cũng có những thắc mắc giống khanh. Khanh có phỏng đoán ra ai là kẻ đứng đằng sau vụ giết người mờ ám này không?
Quí Ly bỗng đổi ra thái độ run sợ, quì xuống xá Thượng hoàng mà nói:
-Thần chỉ suy nghĩ trong trí óc thô thiển của thần thôi chứ chưa dám khẳng định. Những suy nghĩ này thần chưa bao giờ dám tiết lộ với ai. Không hiểu sao hôm nay thần lại buột miệng lỡ lời trước mặt Thượng hoàng như thế, tội của thần thật đáng chết…
Thượng hoàng ngắt lời Quí Ly:
-Khanh suy nghĩ thế nào cứ nói ta nghe thử! Đúng hay sai ta chẳng chấp đâu mà ngại!
Quí Ly vẫn tỏ vẻ dè dặt:
-Lượng thánh quang minh lỗi lạc thần đâu ngại gì! Thần ngại đây là ngại bọn tiểu nhân hầu hạ bên cạnh quan-gia thôi! Chúng ưa đặt điều lập công trong khi quan-gia còn quá non trẻ sợ ngài không thấu được gian ý của chúng làm thần có thể mắc nạn oan!
Thượng hoàng trấn an Quí Ly:
-Khanh chớ ngại gì cả. Ở đây chỉ có ta với khanh, khanh cứ việc trình bày những suy nghĩ của khanh cho ta nghe đi!
-Dạ, thần nghĩ có thể bọn hầu hạ quan-gia lo ngại Quan Phục đại vương sẽ trở thành nguy cơ cho quan-gia trong tương lai nên ra tự động ra tay. Cũng có thể chính quan-gia nghe chúng xúi giục mà gây nên lầm lỗi!
Thượng hoàng sa sầm nét mặt nói:
-Phải rồi! Sự suy nghĩ của khanh có lý lắm!
Không lâu sau đó dư luận trong triều đã biến vụ tai nạn của Quan Phục đại vương trở thành một vụ mưu sát. Cái hố ngăn cách giữa Thượng hoàng và quan-gia càng ngày càng được khơi rộng…
Hôm sau Thượng hoàng Nghệ Tôn ra lệnh chuẩn bị xa giá để ngự sang sông Đông Ngàn tránh giặc. Một người học trò là Nguyễn Mộng Hoa thấy thế liền mặc áo mũ chính tề tới bến sông níu thuyền ngự lại mà tâu:
-Tình hình hiện nay chưa đến nỗi nghiêm trọng lắm đâu! Thượng hoàng còn ở lại quan quân sẽ còn liều chết đánh giặc, nếu Thượng hoàng bỏ đi hạ thần e mọi người sẽ mất tinh thần, làm sao chiến đấu?
Thượng hoàng nổi giận nạt:
-Ngươi chỉ là một tên học trò mặt trắng biết gì mà nói! Nếu ta ở lại rủi bị quân Chiêm bắt thì ô nhục biết chừng nào?
Thế rồi Thượng hoàng sai người xô Nguyễn Mộng Hoa ra mà chèo thuyền đi!
Nhưng lần đó giặc không xâm phạm nổi kinh thành Thăng Long. Tướng Nguyễn Đa Phương đã bố trí phòng thủ quá chặt chẽ khiến quân Chiêm không làm gì được.
Vua Chế Bồng Nga phần nóng ruột về bệnh tình của con gái, phần biết ở lại dẫu có thắng Đại Việt cũng chẳng tìm ra được Trần Húc nữa, lại thấy mùa đông đã đến, khí tiết trở nên lạnh lẽo bất lợi cho quân mình, đành phải hạ lệnh ban sư.
Khi vừa về đến Đồ Bàn, vua Chiêm nhận được ngay một cái tin đau đớn: Công chúa Hoa Lài không còn nữa! Vừa thương con vừa hối hận, vị anh hùng Chiêm quốc không thể nào cầm được nước mắt. Ông kêu lên:
-Trời phạt ta rồi!
Ông đã khóc rống lên thảm thiết khiến mọi người chung quanh cũng xúc động khóc theo. Khi ông hỏi sự việc đã xảy ra như thế nào, hoàng hậu Mỵ Thâm nói:
-Thảm thiết lắm bệ hạ ơi! Công chúa đã bỏ mình tại cái giếng nhà ông Hoàng! Ba ngày sau mới tìm thấy được xác!
Chiêm vương kinh hãi tột cùng, ông hỏi:
-Làm sao công chúa lại có thể bỏ mình tại giếng nhà ông Hoàng được? Ai đã đem công chúa đến đó?
Hoàng hậu Mỵ Thâm nói:
-Thiếp nào có biết gì đâu! Khi bọn thị nữ báo công chúa tự nhiên mất tích, thiếp vội cho người bủa ra tìm kiếm mấy ngày liền nhưng vẫn không thấy đâu. Khi đó một thị nữ mới cho biết trong thời gian gần đây nó nghe công chúa hay khấn nguyện gì đó có nhắc đến “thần giếng”. Thiếp liền cho người dò tìm ở các giếng. Cuối cùng mới tìm ra thi thể công chúa ở giếng nhà ông Hoàng!
Vua Chế Bồng Nga lại kêu lên:
-Trời ơi, ta hiểu ra cả rồi!
Sau khi quân Chiêm đã rút, Thượng hoàng Nghệ Tôn về ở cung Bảo Hòa (núi Lạn Kha, xã Phật Tích, huyện Tiên Sơn), sai Thiêm tri nội mật viện Nguyễn Mậu Tiên, Lễ bộ lang trung Phan Nghĩa và gia thần Vũ Hiến hầu thay phiên nhau chầu chực hàng ngày. Ngài ban cho ăn uống và hỏi các việc cũ, ghi chép từng ngày, biên soạn thành 8 quyển lấy nhan đề là “Bảo Hòa dư bút”, sai Đào Sư Tích đề tựa ở đầu sách để dạy bảo quan-gia.
Tháng hai năm Giáp Tí*, Thượng hoàng cho mở khoa thi Thái học sinh ở chùa Vạn Phúc núi Tiên Du lấy đỗ bọn Đoàn Xuân Lôi, Hoàng Hối Khanh… cả thảy 30 người.
Trong thời gian này nhà Minh đang đánh Vân Nam nên họ hay nhân tiện yêu sách Đại Việt nhiều điều. Khi họ đòi cung cấp lương thực cho quân lính nhà Minh đóng ở Lâm An, khi họ đòi đưa 20 vị sư giỏi sang Kim Lăng, khi họ đòi đưa các thứ cây ăn quả giống vùng nhiệt đới như vải, nhãn, mít sang để trồng ở đất Trung Hoa v.v… Trước những yêu sách đó, lúc nào Thượng hoàng cũng chỉ biết hỏi ý kiến Lê Quí Ly và cuối cùng bao giờ cũng tuân hành răm rắp cho yên chuyện. Rất nhiều lính tráng Đại Việt đã phải chết vì nhiễm sơn lam chướng khí trong những chuyến tải lương thực sang biên giới Trung Hoa.
Càng về già, Thượng hoàng càng tin cậy, càng dựa dẫm vào Lê Quí Ly, hầu hết những hành động của ngài đều thể theo ý kiến của Quí Ly cả. Vì thế, nhiều vị đại thần, một số tướng sĩ, các nhân sĩ, các tôn thân nhà Trần hết sức lo ngại. Lê Quí Ly cũng biết như thế nên ông ngầm tìm cách mua chuộc lôi kéo họ về cùng cánh với mình. Nếu kẻ nào cứng rắn liệu không mua chuộc được thì ông tìm cách trừ khử. Thế lực của Quí Ly ngày càng trùm khắp trong triều.
Thấy tình trạng tuột dốc của nhà Trần không còn cứu vãn được nữa, tháng bảy năm Ất Sửu, một vị tôn thất uy tín bậc nhất của nhà Trần là Chương Túc Quốc Thượng hầu Trần Nguyên Đán xin về trí sĩ ở Côn Sơn. Con trai thứ của Thượng hoàng là Trần Ngạc đang giữ chức Thái úy cũng hết sức bất an trước thế cuộc! Một hôm Giản hoàng bàn với Thái úy Ngạc:
-Thượng hoàng tin yêu ngoại thích Quí Ly quá! Người cứ để hắn mặc sức làm chi thì làm, nếu không lo trước đi sau này sẽ rất khó chế ngự!
Không ngờ tên Vương Nhữ Mai hầu vua học lại tiết lộ việc ấy ra ngoài làm Quí Ly biết được. Ông ta đem tin đã nghe bàn với các thuộc hạ thân tín. Nguyễn Đa Phương khuyên Quí Ly:
-Đại nhân nên nại lý do có việc riêng, tạm tránh ra núi Đại Lại để chờ nghe tình thế biến chuyển thế nào rồi hãy định liệu.
Phạm Cự Luận bác đi:
-Không được đâu! Một khi đã ra ngoài thì khó lo chuyện sống còn!
Lê Quí Ly nói:
-Nếu không còn phương sách gì thì ta đành tự tử chứ nhất định không để tay kẻ khác giết mình!
Phạm Cự Luận nói:
-Đại nhân biết Thượng hoàng trong lòng vẫn còn căm tức quan-gia về việc giết Quan Phục đại vương chứ? Nay quyền bính trong thiên hạ đều ở đại nhân cả mà quan-gia lại mưu hại đại nhân thì Thượng hoàng lại càng ngờ lắm. Đại nhân hãy liều vào lạy Thượng hoàng, bày tỏ lợi hại nhất định Thượng hoàng sẽ nghe theo. Như vậy là chuyển họa thành
In Album: Khánh Sơn's Timeline Photos
Dimension:
181 x 279
File Size:
7.68 Kb