Nhưng Phạm Sư Ôn ở Thăng Long không lâu. Ba ngày sau ông kéo quân về đóng ở Nộn Châu. Thượng hoàng bèn sai tướng Hoàng Phụng Thế đem quân đánh dẹp. Phụng Thế lúc đó đang cầm cự với tướng La Ngai của Chiêm Thành ở Hoàng Giang. Ông lấy làm khó xử, bàn với tướng Phạm Nhữ Lặc:
-Nay Thượng hoàng sai chúng ta đi đánh Phạm Sư Ôn ở Nộn Châu, thật khó nghĩ hết sức. Nếu chúng ta đi tất quân Chiêm sẽ thừa cơ đuổi đánh tập hậu. Rút quân trong trường hợp này là điều tối kỵ trong phép dụng binh. Vậy, chúng ta phải rút bí mật mới được. Tôi sẽ chọn một nửa quân tinh nhuệ đêm nay lén đi đánh Phạm Sư Ôn, ông chỉ huy số quân còn lại gắng giữ nhà. Ban ngày ông phải cố hư trương thanh thế làm ra vẻ ta đang sửa soạn ra quân, như vậy quân Chiêm sẽ không dám tấn công ta trước. Tôi đi trong ba ngày sẽ trở về.
Phạm Nhữ Lặc lo lắng hỏi:
-Phạm Sư Ôn có cả ba vạn quân trong tay, tướng quân ít quân hơn y nhiều, đánh cách sao mà hẹn nội trong ba ngày trở về được?
Hoàng Phụng Thế cười:
-Ông cứ yên chí! Cái anh chàng “nhà sư” ấy đâu có biết gì phép dụng binh! Lão thấy quân ta hiện đang đổ hết ra chống giữ quân Chiêm nên đâu có cần đề phòng! Có lẽ bây giờ chúng đang nằm chỏng cẳng mà ngủ cả đấy! Đường đi nước bước ở Nộn Châu tôi lại rất thông thạo. Chính Thượng hoàng biết điều ấy nên mới sai tôi đánh Sư Ôn đấy chứ! Chuyến này tôi sẽ lập kỳ công cho ông xem!
Phạm Nhữ Lặc nói:
-Tôi hi vọng tướng quân sẽ giữ được đúng lời!
Đêm ấy Hoàng Phụng Thế bí mật dùng một số thuyền nhỏ đi theo đường sông Miệt Giang rồi đổ bộ lên Nộn Châu. Quả thật quân của Phạm Sư Ôn vì quá chủ quan, không đề phòng gì cả. Hoàng Phụng Thế dẫn quân vào tới tận bộ chỉ huy mà chúng vẫn không hay biết. Ông đã đánh một trận thật ngoạn mục, nhanh chóng bắt gọn bọn Phạm Sư Ôn, Nguyễn Tông Mại, Nguyễn Khả Hành và nhiều thuộc hạ thân tín. Loạn quân như rắn mất đầu, tan rã bỏ chạy. Hôm sau Phạm Sư Ôn cùng đồng bọn bị dẫn giải về Thăng Long xử trảm hết.
Chiến thắng này xảy ra quá nhanh quá bất ngờ đối với cả triều đình lẫn dân chúng Đại Việt. Chính tướng La Ngai cũng không hay biết khi đang bận cầm cự với mình mà Hoàng Phụng Thế lại có thể đột xuất rút quân lui để lập một chiến công vẻ vang với một đối thủ khác như thế.
Nhận được tin này, La Ngai chưng hửng thốt lên:
-Tức thật! Ta vẫn hi vọng Phạm Sư Ôn sẽ chạm trán với quân Trần ít nhất là vài trận nẩy lửa trước khi quân Chiêm ta ra tay! Ai ngờ quân Việt lại triệt hạ Phạm Sư Ôn dễ dàng đến thế! Bây giờ quân Việt đã tỉnh hồn, chắc ta khó đè bẹp chúng như trước!
Chế Bồng Nga chậm rãi trấn an:
-Chư khanh chớ ngại! Từ trước tới nay chưa lần nào nội bộ nhà Trần bị chia rẽ trầm trọng như lần này đâu! Lê Quí Ly càng lộng quyền các đại thần càng hướng ngoại, càng chống lại hắn! Bên ta lại còn có Trần Nguyên Diệu em Trần Hiện rất có uy tín đối với dân Đại Việt! Lần này ta phải bắt Trần Phủ quì gối xin hàng mới nghe!
La Ngai nói:
-Đành rằng nội bộ nhà Trần đang bị chia rẽ trầm trọng nhưng xin bệ hạ chớ chủ quan! Có nhiều chuyện xảy ra không ngờ được đâu! Như kết quả trận đánh diệt đám giặc Phạm Sư Ôn của Hoàng Phụng Thế thì đủ biết! Theo thư ước hẹn của Tể tướng thì đội thuyền lương do Ba Lậu Kê chỉ huy đã gần đến. Sao bệ hạ không cho một đội thuyền chiến ra đón và bảo vệ chúng về đây cho chắc? Biết đâu bọn Đại Việt chẳng dò biết và lại thực hiện một vụ tập kích bất ngờ!
Chế Bồng Nga như sực nhớ ra:
-Khanh nói phải lắm. Theo ước hẹn thì ngày mai đội thuyền lương có thể đến rồi! Hãy truyền cho tướng Lợi Châu dẫn một đội binh thuyền ra biển ngay. Cứ canh chừng thấy đội thuyền lương đến lập tức bảo vệ hướng dẫn chúng về đây cho an toàn!
Tướng Lợi Châu đã đi ba ngày nhưng vẫn chưa thấy bóng dáng đội thuyền lương của Ba Lậu Kê đâu cả. Ông bèn sai người về báo cho Chế Bồng Nga biết. Chế Bồng Nga nghe báo không sao khỏi nóng ruột. Mới mấy ngày trước ông đã nhận được sớ báo cáo công việc trong triều của Tể tướng Nhã Đam, trong đó cũng có lời xác nhận đội thuyền lương của Ba Lậu Kê đã lên đường từ lâu và sẽ đến nơi đúng hẹn. Lý do nào khiến đội thuyền lương phải đến trễ? Có chuyện gì xảy ra không? Tướng Lợi Châu phải cho thuyền chiến men theo bờ biển chờ tin!
Chế Bồng Nga nóng ruột hỏi quan giữ kho thì y cho biết lương thực chỉ còn dùng đủ khoảng mười ngày. Ông lập tức triệu các tướng lại để bàn cách đối phó nếu gặp tình trạng không ổn. Qua ý kiến của các tướng, Chế Bồng Nga dự định trong trường hợp thuyền lương đến trễ, nếu chưa tìm được kế hoạch cướp lương của Đại Việt thì phải tìm cách rút quân lui an toàn.
Mãi ba hôm sau tướng Lợi Châu mới hộ tống đội thuyền lương của Ba Lậu Kê đến đại bản doanh. Tính ra đã trễ hẹn mất đến mười ngày. Chế Bồng Nga nổi giận đòi Ba Lậu Kê hỏi:
-Chuyện lương thực là huyết mạch của toàn quân! Quân thiếu lương ăn rất dễ sinh loạn, điều đó chắc ngươi biết! Tại sao ngươi làm nhiệm vụ tải lương lại để trễ nãi lâu đến thế?
Ba Lậu Kê thưa:
-Bẩm, vì thuyền chở lương quá nặng, lại gặp mùa gió ngược nên phải đến chậm!
Chế Bồng Nga quát:
-Ngươi chớ lấy miệng lưỡi mà biện bác! Theo quân luật nước Chiêm, người trách nhiệm việc tải lương chỉ cần trễ hạn ba ngày đủ chém đầu rồi! Huống chi ngươi lại trễ đến mười ngày! Nếu trước đây không chiếm được một số lương thực của Đại Việt thì quân ta đã lâm khốn rồi!
Thế rồi ông thét bảo quân đao phủ kéo Ba Lậu Kê ra chém. Các tướng thấy vậy đều can:
-Đây y lại mới vi phạm lần đầu, xin bệ hạ giảm bớt hình phạt cho y!
Chế Bồng Nga giận dữ nói:
-Tha cho y vì y mới vi phạm lần đầu ư? Nếu để y vi phạm đến lần thứ hai chắc cái đầu ta không còn! Không thể tha được! Cứ kéo ra chém!
Các tướng lại năn nỉ:
-Trước khi ra quân mà chém người nhà là điềm bất lợi! Xin bệ hạ nghĩ lại!
Chế Bồng Nga chỉ mặt Ba Lậu Kê mà nói:
-Nể tình các tướng, ta tạm tha tội chết cho ngươi! Nhưng phải đánh 100 roi để ngươi nhớ mãi cái lỗi lầm đáng chết này! Nếu tái phạm, ta nhất quyết không bỏ qua!
Thế là Ba Lậu Kê bị lôi ra đánh 100 roi. Trận đòn đau này đã khiến Ba Lậu Kê căm giận Chế Bồng Nga lắm. Y quyết tìm cách để rửa thù. Lợi dụng một đêm trời tối, Ba Lậu Kê đã lẻn lấy một chiếc thuyền con trốn sang đầu hàng quân Đại Việt.
Lúc bấy giờ đội thuyền chiến của tướng Trần Khát Chân bố trí dọc một dãy trên sông Hải Triều liên lạc hỗ trợ nhau với cánh quân bộ đóng dựa bờ sông. Trần Khát Chân chủ trương trước hết phải gắng giữ thế thủ để bảo toàn chủ lực, đợi khi quân Chiêm mệt mỏi, biếng trễ mới phát động phản công. Ông cho quân sĩ đóng nhiều hàng cọc trên sông quanh đội chiến thuyền của mình để làm hàng rào cản giặc. Ông cũng hạ lệnh sẽ nghiêm trị bất cứ ai tự động gây chiến với giặc. Phải tuyệt đối nhẫn nhịn, né tránh mọi sự khiêu khích của quân Chiêm.
Sự nhẫn nhịn tối đa này đã làm quân Chiêm ngày càng khinh thị quân Việt. Chúng vẫn hay gọi quân Việt là bọn “rùa rụt cổ”. Nhiều toán lính Chiêm đi tuần thám đã ngang nhiên cho thuyền lướt qua lướt lại nhiều lần sát hàng cọc phòng thủ của quân Việt, bất chấp nó nằm trong tầm tên bắn của địch. Quân Việt giận sôi gan mà vẫn phải cố nhịn. Có vài tướng đem việc ấy trình lại với Trần Khát Chân, Khát Chân giải thích:
-Phải cố gắng nhẫn nhịn! Nếu ta bắn chúng, bất quá giết được vài tên thôi nhưng chắc chắn chúng sẽ trả đũa, lại sinh lôi thôi! Chúng cố tình khiêu khích để cho ta nổi giận mà xua quân truy đuổi chúng đấy! Ta nổi giận là mắc mưu chúng, là tự làm hỏng kế hoạch ta đã vạch ra! Quân Chiêm vốn không quen chịu lạnh, bây giờ đã sang mùa đông, ở đây lâu ngày chúng làm sao chịu nổi? Hơn nữa, vấn đề tiếp tế lương thực của chúng cũng rất khó khăn! Nay ta chỉ cần thủ cho kỹ, tự nhiên quân Chiêm sẽ phải mệt mỏi, chán nản mà rút lui thôi. Khi ấy các ông sẽ tha hồ đánh! Nhưng bây giờ thì chưa phải lúc! Chỉ khi nào quân Chiêm thật sự xâm phạm vào hàng cọc phòng thủ mới được phản ứng! Ai vi phạm lệnh ta nhất quyết không tha! Các ông có trách nhiệm phải nhắc lại lệnh này cho toàn quân biết!
Hôm Ba Lậu Kê đầu hàng quân Việt, Trần Khát Chân đã tự mình thẩm vấn y. Sau một hồi hỏi han chung chung về tình hình, Trần Khát Chân đi vào điểm chính:
-Ngươi biết tại sao Chế Bồng Nga ra đây đã lâu mà chưa chịu tấn công quân Đại Việt không?
Ba Lậu Kê thưa:
-Bẩm thượng quan, Chế Bồng Nga đã tính lầm. Lão ta nghĩ thế nào đám quân nổi loạn của Phạm Sư Ôn cũng sẽ giáng cho quân Trần một vố choáng váng! Tất nhiên quân hai bên đều sẽ bị sứt mẻ lớn! Lão ta muốn đợi tới lúc ấy sẽ thủ vai “ngư ông đắc lợi”! Chỉ cần đứng giữa dàn hòa, ép nhà Trần phải nhường ngôi cho Trần Nguyên Diệu là xong! Nhưng không ngờ đội quân của Phạm Sư Ôn tan rã quá sớm! Sự việc ấy đã làm cho lão hụt hẫng! Bây giờ thì lão sắp tấn công Đại Việt đấy!
Trần Khát Chân hỏi:
-Sao ngươi biết ông ta sắp tấn công?
-Bẩm biết, vì mấy ngày trước đây lão đã ra lệnh cho đội quân do thám chia người đi quan sát các mục tiêu cần tấn công! Đó là dấu hiệu lão sắp ra tay! Với những mục tiêu quan trọng, thế nào lão cũng sẽ đích thân tới quan sát. Nhờ sự quan sát, nghiên cứu trận địa kỹ càng như vậy nên lão ra trận rất ít khi thất bại!
Một ý nghĩ thoáng lên trong đầu óc Khát Chân:
-Ngươi nói Chế Bồng Nga vẫn luôn đích thân đi quan sát cẩn thận những mục tiêu quan trọng trước khi tấn công phải không?
-Bẩm thượng quan, đúng như vậy! Dù những mục tiêu ấy đã được quân do thám quan sát và báo cáo, lão vẫn đi quan sát lại để kiểm chứng cho chắc ăn!
-Như vậy là chắc chắn trước sau ông ta sẽ thân hành đến quan sát nơi đây?
-Bẩm, chắc chắn như vậy!
-Ông ta sử dụng phương tiện để đi quan sát trận địa như thế nào? Chẳng lẽ dùng thuyền soái với nghi trượng hộ tống rườm rà mà đi thì phiền phức và lộ liễu quá?
-Không có đâu! Khi đi quan sát trận địa, lão cũng dùng một chiếc thuyền trông chẳng khác những chiếc thuyền bình thường.
-Như vậy nếu thuyền của Chế Bồng Nga đến đây ta chẳng thể nhận ra được sao?
-Bẩm, nhận ra được chứ! Khó là khó với người ngoài thôi. Riêng những từng người gần gũi với lão ta như tiểu nhân sẽ nhận biết dễ dàng! Thật ra mui chiếc thuyền riêng của Chế Bồng Nga có một khoảnh sơn xanh chỉ có những người chú ý nhìn mới thấy!
-Nếu thuyền Chiêm vương đi lẫn lộn trong nhiều chiếc thuyền khác ngươi vẫn nhận ra được?
-Bẩm vâng! Chắc chắn như thế!
Trần Khát Chân mừng rỡ nói:
-Vậy, ngươi ở lại đây giúp ta. Nếu trận này bắt được Chế Bồng Nga, ta sẽ tâu với thiên tử phong cho ngươi tước hầu!
Ba Lậu Kê mừng rỡ xin vâng lệnh.
Quân Chiêm và quân Trần đã án binh bất động giữ miếng với nhau trên sông Hoàng Giang và sông Hải Triều trải ngót một tháng. Quân Việt đã được lệnh của chủ soái Trần Khát Chân phải nhịn nhục cố thủ, tuyệt đối không được gây chiến.
Cuối tháng giêng năm Canh Ngọ*, Chế Bồng Nga cùng Trần Nguyên Diệu đem hơn 100 chiến thuyền đi xem xét tuyến phòng thủ của Đại Việt trên sông Hải Triều. Đó là một việc làm quen thuộc của ông. Nhờ thói quen xông xáo quan sát trận địa, với bộ óc tinh diệu phân tích được thế lợi hại của địa hình, địa vực, ông đã tạo được nhiều chiến thắng vang dội. Để đề phòng sự chú ý theo dõi của địch quân, khi ra trận địa, Chế Bồng Nga không bao giờ dùng chiếc thuyền soái chính thức của mình. Ông chỉ dùng một chiếc thuyền không khác mấy với những chiếc thuyền khác. Khác nhau chăng chỉ có những người gần gũi ông mới phân biệt được.
Qua nhiều lần theo dõi những báo cáo của đội quân tuần thám, Chế Bồng Nga biết rất nhiều lần quân Chiêm cố khiêu khích đi vào trong tầm bắn của quân Việt mà quân Việt vẫn cố nhịn. Ông rất hài lòng khi thấy quân Việt tỏ ra lép vế đến thế. Ông muốn tận dụng ưu điểm này để đạt được một trận thắng thật hoàn hảo. Ông muốn chính mắt mình quan sát trận địa một lần chót trước khi ra quân. Thế là Chế Bồng Nga cho năm chiến thuyền, trong đó có cả chiếc chở ông và Trần Nguyên Diệu, tiến lại gần hàng cọc phòng thủ của quân Việt để quan sát được kỹ hơn. Ông nào biết việc viên tướng Ba Lậu Kê đã đầu hàng Đại Việt đang có mặt trong đội quân thủy nhà Trần? Những tay bắn giỏi của quân Trần cũng đã được tập trung: một cái bẫy lớn giương sẵn đang chờ con mồi đến! Thấy Chế Bồng Nga cho thuyền đi sát hàng cọc phòng thủ của quân Việt quá, Trần Nguyên Diệu chột dạ hỏi:
-Thuyền ta đi sát thuyền giặc thế này lỡ quân giặc bắn tên ra thì sao?
Chế Bồng Nga cười:
-Ông chớ sợ! Suốt cả tháng nay quân tuần thám của ta đã bao lần đi sát thuyền giặc thế này mà bọn “rùa rụt cổ” ấy nào có dám bắn…
Nhưng Chiêm vương chưa dứt lời tiếng pháo lệnh từ phía quân Việt đã nổ vang. Những chiến thuyền của Đại Việt nhất loạt hướng vào chiếc thuyền của Chiêm vương bắn tên như châu chấu! Vị anh hùng Chiêm quốc đã ngã xuống ngay trong loạt tên bắn đầu tiên. Mấy tay chèo cũng như lính hộ giá trên thuyền đều bị giết hoặc bị thương. Người duy nhất trên thuyền thoát nạn là Trần Nguyên Diệu! Bốn chiếc thuyền cùng đi xáp lại cố cứu Chiêm vương nhưng đã muộn! Quân Đại Việt đã tháo hàng cọc reo hò chèo thuyền xông ra vây trọn chúng lại!
Trần Nguyên Diệu biết tình thế không xong liền cắt lấy đầu Chế Bồng Nga xách trên tay, hướng về phía quân Đại Việt hô lớn:
-Ta đã giết được Chế Bồng Nga rồi đây!
Hai tướng Đại Việt là Dương Ngang và Phạm Nhữ Lặc liền cho thuyền tiến sát thuyền Trần Nguyên Diệu hỏi:
-Mày là ai?
Nguyên Diệu đáp:
-Ta là Trần Nguyên Diệu, con vua Duệ Tôn!
Phạm Nhữ Lặc thét:
-Đức Duệ Tôn là vị vua anh hùng không thể có đứa con hèn mạt như mày! Mày là tên phản quốc đáng tội chết!
Nhữ Lặc vừa nói vừa lia một nhát gươm. Cái đầu Trần Nguyên Diệu lập tức rụng xuống sàn thuyền. Khi ấy gần trăm chiến thuyền đi theo Chế Bồng Nga nghe tiếng la hò của quân Việt biết đã có chuyện cũng reo hò xông đến giáp chiến. Phạm Nhữ Lặc liền giơ cao cái đầu của Chế Bồng Nga cho chúng xem và nói lớn:
-Lũ giặc Chiêm hãy đầu hàng đi! Cái đầu của Chế Bồng Nga đây chúng mày chưa thấy sao?
Quân Chiêm thấy chiếc đầu của Quốc vương mình thì hoảng hồn, không còn lòng dạ nào để chiến đấu nữa, tháo chạy tán loạn! Quân Đại Việt đuổi theo chém giết rất nhiều.
Ngay đêm đó, Trần Khát Chân cho người hỏa tốc đem đầu Chế Bồng Nga về hành tại* ở Bình Than để báo tin thắng trận. Lúc ấy trống vừa điểm canh ba, thị vệ đánh thức Thượng hoàng dậy, Thượng hoàng hoảng hốt hỏi:
-Quân Chiêm Thành đã đến đây rồi sao?
Tới khi nghe báo cáo rõ, Thượng hoàng mừng rỡ cho triệu các quan đến xem mặt Chiêm vương. Các quan ai nấy hớn hở chúc mừng. Thượng hoàng hân hoan nói:
-Ta với Chế Bồng Nga cầm cự nhau đã lâu, ngày nay mới thấy mặt nhau, không khác gì Hán Cao tổ thấy đầu Hạng Vũ. Từ nay trong nước sẽ bình định.
Sau khi quân Chiêm đại bại, tướng La Ngai đã cố gắng thu thập tàn quân và tìm lại được xác của Chế Bồng Nga. Ông dẫn quân về nước bằng đường bộ. Khi đến bờ sông Lô, ông dừng quân lại để thiêu xác Chế Bồng Nga rồi lại tiếp tục đi. Trên đường về, La Ngai đã gặp nhiều cuộc mai phục đón đánh của các thổ hào như Phan Mãnh, Phạm Thế Căng… Nhưng cứ mỗi lần gặp đối phương, quân Chiêm lại tung của cải ra làm mồi. Quân Việt ham nhặt của, nên không còn quyết tâm đuổi đánh tiêu diệt quân địch nữa. Do đó, cuộc rút quân của La Ngai không bị thiệt hại đáng kể.
Khi về đến đất Chiêm, tướng La Ngai bèn tự lập làm vua.
Hai người con của Chế Bồng Nga là Ma Nô Đà Nan và Sơn Nô sợ bị La Ngai giết nên phải chạy sang Đại Việt xin hàng. Thượng hoàng Nghệ Tôn bèn phong cho Ma Nô Đà Nan làm Hiệu chính hầu và Sơn Nô làm Á hầu. Hai anh em rơi nước mắt mà nói với nhau:
-Không ngờ con trai một vị vua anh hùng được toàn dân kính yêu như chúng ta cuối cùng lại trở thành những kẻ vong quốc!
Tới khi biết được cái chết của vua Chế Bồng Nga là do tên phản thần Ba Lậu Kê gây nên, Ma Nô Đà Nan lại rơi nước mắt than với Sơn Nô:
-Thật khó tưởng tượng nổi, một quân đội uy dũng vang danh một thời lại sụp đổ trong nháy mắt chỉ vì một tên tiểu nhân phản chủ!
Không bao lâu sau đó, những phần đất mà Chế Bồng Nga chiếm được đều bị Đại Việt bình định thu hồi lại hết.
-Nay Thượng hoàng sai chúng ta đi đánh Phạm Sư Ôn ở Nộn Châu, thật khó nghĩ hết sức. Nếu chúng ta đi tất quân Chiêm sẽ thừa cơ đuổi đánh tập hậu. Rút quân trong trường hợp này là điều tối kỵ trong phép dụng binh. Vậy, chúng ta phải rút bí mật mới được. Tôi sẽ chọn một nửa quân tinh nhuệ đêm nay lén đi đánh Phạm Sư Ôn, ông chỉ huy số quân còn lại gắng giữ nhà. Ban ngày ông phải cố hư trương thanh thế làm ra vẻ ta đang sửa soạn ra quân, như vậy quân Chiêm sẽ không dám tấn công ta trước. Tôi đi trong ba ngày sẽ trở về.
Phạm Nhữ Lặc lo lắng hỏi:
-Phạm Sư Ôn có cả ba vạn quân trong tay, tướng quân ít quân hơn y nhiều, đánh cách sao mà hẹn nội trong ba ngày trở về được?
Hoàng Phụng Thế cười:
-Ông cứ yên chí! Cái anh chàng “nhà sư” ấy đâu có biết gì phép dụng binh! Lão thấy quân ta hiện đang đổ hết ra chống giữ quân Chiêm nên đâu có cần đề phòng! Có lẽ bây giờ chúng đang nằm chỏng cẳng mà ngủ cả đấy! Đường đi nước bước ở Nộn Châu tôi lại rất thông thạo. Chính Thượng hoàng biết điều ấy nên mới sai tôi đánh Sư Ôn đấy chứ! Chuyến này tôi sẽ lập kỳ công cho ông xem!
Phạm Nhữ Lặc nói:
-Tôi hi vọng tướng quân sẽ giữ được đúng lời!
Đêm ấy Hoàng Phụng Thế bí mật dùng một số thuyền nhỏ đi theo đường sông Miệt Giang rồi đổ bộ lên Nộn Châu. Quả thật quân của Phạm Sư Ôn vì quá chủ quan, không đề phòng gì cả. Hoàng Phụng Thế dẫn quân vào tới tận bộ chỉ huy mà chúng vẫn không hay biết. Ông đã đánh một trận thật ngoạn mục, nhanh chóng bắt gọn bọn Phạm Sư Ôn, Nguyễn Tông Mại, Nguyễn Khả Hành và nhiều thuộc hạ thân tín. Loạn quân như rắn mất đầu, tan rã bỏ chạy. Hôm sau Phạm Sư Ôn cùng đồng bọn bị dẫn giải về Thăng Long xử trảm hết.
Chiến thắng này xảy ra quá nhanh quá bất ngờ đối với cả triều đình lẫn dân chúng Đại Việt. Chính tướng La Ngai cũng không hay biết khi đang bận cầm cự với mình mà Hoàng Phụng Thế lại có thể đột xuất rút quân lui để lập một chiến công vẻ vang với một đối thủ khác như thế.
Nhận được tin này, La Ngai chưng hửng thốt lên:
-Tức thật! Ta vẫn hi vọng Phạm Sư Ôn sẽ chạm trán với quân Trần ít nhất là vài trận nẩy lửa trước khi quân Chiêm ta ra tay! Ai ngờ quân Việt lại triệt hạ Phạm Sư Ôn dễ dàng đến thế! Bây giờ quân Việt đã tỉnh hồn, chắc ta khó đè bẹp chúng như trước!
Chế Bồng Nga chậm rãi trấn an:
-Chư khanh chớ ngại! Từ trước tới nay chưa lần nào nội bộ nhà Trần bị chia rẽ trầm trọng như lần này đâu! Lê Quí Ly càng lộng quyền các đại thần càng hướng ngoại, càng chống lại hắn! Bên ta lại còn có Trần Nguyên Diệu em Trần Hiện rất có uy tín đối với dân Đại Việt! Lần này ta phải bắt Trần Phủ quì gối xin hàng mới nghe!
La Ngai nói:
-Đành rằng nội bộ nhà Trần đang bị chia rẽ trầm trọng nhưng xin bệ hạ chớ chủ quan! Có nhiều chuyện xảy ra không ngờ được đâu! Như kết quả trận đánh diệt đám giặc Phạm Sư Ôn của Hoàng Phụng Thế thì đủ biết! Theo thư ước hẹn của Tể tướng thì đội thuyền lương do Ba Lậu Kê chỉ huy đã gần đến. Sao bệ hạ không cho một đội thuyền chiến ra đón và bảo vệ chúng về đây cho chắc? Biết đâu bọn Đại Việt chẳng dò biết và lại thực hiện một vụ tập kích bất ngờ!
Chế Bồng Nga như sực nhớ ra:
-Khanh nói phải lắm. Theo ước hẹn thì ngày mai đội thuyền lương có thể đến rồi! Hãy truyền cho tướng Lợi Châu dẫn một đội binh thuyền ra biển ngay. Cứ canh chừng thấy đội thuyền lương đến lập tức bảo vệ hướng dẫn chúng về đây cho an toàn!
Tướng Lợi Châu đã đi ba ngày nhưng vẫn chưa thấy bóng dáng đội thuyền lương của Ba Lậu Kê đâu cả. Ông bèn sai người về báo cho Chế Bồng Nga biết. Chế Bồng Nga nghe báo không sao khỏi nóng ruột. Mới mấy ngày trước ông đã nhận được sớ báo cáo công việc trong triều của Tể tướng Nhã Đam, trong đó cũng có lời xác nhận đội thuyền lương của Ba Lậu Kê đã lên đường từ lâu và sẽ đến nơi đúng hẹn. Lý do nào khiến đội thuyền lương phải đến trễ? Có chuyện gì xảy ra không? Tướng Lợi Châu phải cho thuyền chiến men theo bờ biển chờ tin!
Chế Bồng Nga nóng ruột hỏi quan giữ kho thì y cho biết lương thực chỉ còn dùng đủ khoảng mười ngày. Ông lập tức triệu các tướng lại để bàn cách đối phó nếu gặp tình trạng không ổn. Qua ý kiến của các tướng, Chế Bồng Nga dự định trong trường hợp thuyền lương đến trễ, nếu chưa tìm được kế hoạch cướp lương của Đại Việt thì phải tìm cách rút quân lui an toàn.
Mãi ba hôm sau tướng Lợi Châu mới hộ tống đội thuyền lương của Ba Lậu Kê đến đại bản doanh. Tính ra đã trễ hẹn mất đến mười ngày. Chế Bồng Nga nổi giận đòi Ba Lậu Kê hỏi:
-Chuyện lương thực là huyết mạch của toàn quân! Quân thiếu lương ăn rất dễ sinh loạn, điều đó chắc ngươi biết! Tại sao ngươi làm nhiệm vụ tải lương lại để trễ nãi lâu đến thế?
Ba Lậu Kê thưa:
-Bẩm, vì thuyền chở lương quá nặng, lại gặp mùa gió ngược nên phải đến chậm!
Chế Bồng Nga quát:
-Ngươi chớ lấy miệng lưỡi mà biện bác! Theo quân luật nước Chiêm, người trách nhiệm việc tải lương chỉ cần trễ hạn ba ngày đủ chém đầu rồi! Huống chi ngươi lại trễ đến mười ngày! Nếu trước đây không chiếm được một số lương thực của Đại Việt thì quân ta đã lâm khốn rồi!
Thế rồi ông thét bảo quân đao phủ kéo Ba Lậu Kê ra chém. Các tướng thấy vậy đều can:
-Đây y lại mới vi phạm lần đầu, xin bệ hạ giảm bớt hình phạt cho y!
Chế Bồng Nga giận dữ nói:
-Tha cho y vì y mới vi phạm lần đầu ư? Nếu để y vi phạm đến lần thứ hai chắc cái đầu ta không còn! Không thể tha được! Cứ kéo ra chém!
Các tướng lại năn nỉ:
-Trước khi ra quân mà chém người nhà là điềm bất lợi! Xin bệ hạ nghĩ lại!
Chế Bồng Nga chỉ mặt Ba Lậu Kê mà nói:
-Nể tình các tướng, ta tạm tha tội chết cho ngươi! Nhưng phải đánh 100 roi để ngươi nhớ mãi cái lỗi lầm đáng chết này! Nếu tái phạm, ta nhất quyết không bỏ qua!
Thế là Ba Lậu Kê bị lôi ra đánh 100 roi. Trận đòn đau này đã khiến Ba Lậu Kê căm giận Chế Bồng Nga lắm. Y quyết tìm cách để rửa thù. Lợi dụng một đêm trời tối, Ba Lậu Kê đã lẻn lấy một chiếc thuyền con trốn sang đầu hàng quân Đại Việt.
Lúc bấy giờ đội thuyền chiến của tướng Trần Khát Chân bố trí dọc một dãy trên sông Hải Triều liên lạc hỗ trợ nhau với cánh quân bộ đóng dựa bờ sông. Trần Khát Chân chủ trương trước hết phải gắng giữ thế thủ để bảo toàn chủ lực, đợi khi quân Chiêm mệt mỏi, biếng trễ mới phát động phản công. Ông cho quân sĩ đóng nhiều hàng cọc trên sông quanh đội chiến thuyền của mình để làm hàng rào cản giặc. Ông cũng hạ lệnh sẽ nghiêm trị bất cứ ai tự động gây chiến với giặc. Phải tuyệt đối nhẫn nhịn, né tránh mọi sự khiêu khích của quân Chiêm.
Sự nhẫn nhịn tối đa này đã làm quân Chiêm ngày càng khinh thị quân Việt. Chúng vẫn hay gọi quân Việt là bọn “rùa rụt cổ”. Nhiều toán lính Chiêm đi tuần thám đã ngang nhiên cho thuyền lướt qua lướt lại nhiều lần sát hàng cọc phòng thủ của quân Việt, bất chấp nó nằm trong tầm tên bắn của địch. Quân Việt giận sôi gan mà vẫn phải cố nhịn. Có vài tướng đem việc ấy trình lại với Trần Khát Chân, Khát Chân giải thích:
-Phải cố gắng nhẫn nhịn! Nếu ta bắn chúng, bất quá giết được vài tên thôi nhưng chắc chắn chúng sẽ trả đũa, lại sinh lôi thôi! Chúng cố tình khiêu khích để cho ta nổi giận mà xua quân truy đuổi chúng đấy! Ta nổi giận là mắc mưu chúng, là tự làm hỏng kế hoạch ta đã vạch ra! Quân Chiêm vốn không quen chịu lạnh, bây giờ đã sang mùa đông, ở đây lâu ngày chúng làm sao chịu nổi? Hơn nữa, vấn đề tiếp tế lương thực của chúng cũng rất khó khăn! Nay ta chỉ cần thủ cho kỹ, tự nhiên quân Chiêm sẽ phải mệt mỏi, chán nản mà rút lui thôi. Khi ấy các ông sẽ tha hồ đánh! Nhưng bây giờ thì chưa phải lúc! Chỉ khi nào quân Chiêm thật sự xâm phạm vào hàng cọc phòng thủ mới được phản ứng! Ai vi phạm lệnh ta nhất quyết không tha! Các ông có trách nhiệm phải nhắc lại lệnh này cho toàn quân biết!
Hôm Ba Lậu Kê đầu hàng quân Việt, Trần Khát Chân đã tự mình thẩm vấn y. Sau một hồi hỏi han chung chung về tình hình, Trần Khát Chân đi vào điểm chính:
-Ngươi biết tại sao Chế Bồng Nga ra đây đã lâu mà chưa chịu tấn công quân Đại Việt không?
Ba Lậu Kê thưa:
-Bẩm thượng quan, Chế Bồng Nga đã tính lầm. Lão ta nghĩ thế nào đám quân nổi loạn của Phạm Sư Ôn cũng sẽ giáng cho quân Trần một vố choáng váng! Tất nhiên quân hai bên đều sẽ bị sứt mẻ lớn! Lão ta muốn đợi tới lúc ấy sẽ thủ vai “ngư ông đắc lợi”! Chỉ cần đứng giữa dàn hòa, ép nhà Trần phải nhường ngôi cho Trần Nguyên Diệu là xong! Nhưng không ngờ đội quân của Phạm Sư Ôn tan rã quá sớm! Sự việc ấy đã làm cho lão hụt hẫng! Bây giờ thì lão sắp tấn công Đại Việt đấy!
Trần Khát Chân hỏi:
-Sao ngươi biết ông ta sắp tấn công?
-Bẩm biết, vì mấy ngày trước đây lão đã ra lệnh cho đội quân do thám chia người đi quan sát các mục tiêu cần tấn công! Đó là dấu hiệu lão sắp ra tay! Với những mục tiêu quan trọng, thế nào lão cũng sẽ đích thân tới quan sát. Nhờ sự quan sát, nghiên cứu trận địa kỹ càng như vậy nên lão ra trận rất ít khi thất bại!
Một ý nghĩ thoáng lên trong đầu óc Khát Chân:
-Ngươi nói Chế Bồng Nga vẫn luôn đích thân đi quan sát cẩn thận những mục tiêu quan trọng trước khi tấn công phải không?
-Bẩm thượng quan, đúng như vậy! Dù những mục tiêu ấy đã được quân do thám quan sát và báo cáo, lão vẫn đi quan sát lại để kiểm chứng cho chắc ăn!
-Như vậy là chắc chắn trước sau ông ta sẽ thân hành đến quan sát nơi đây?
-Bẩm, chắc chắn như vậy!
-Ông ta sử dụng phương tiện để đi quan sát trận địa như thế nào? Chẳng lẽ dùng thuyền soái với nghi trượng hộ tống rườm rà mà đi thì phiền phức và lộ liễu quá?
-Không có đâu! Khi đi quan sát trận địa, lão cũng dùng một chiếc thuyền trông chẳng khác những chiếc thuyền bình thường.
-Như vậy nếu thuyền của Chế Bồng Nga đến đây ta chẳng thể nhận ra được sao?
-Bẩm, nhận ra được chứ! Khó là khó với người ngoài thôi. Riêng những từng người gần gũi với lão ta như tiểu nhân sẽ nhận biết dễ dàng! Thật ra mui chiếc thuyền riêng của Chế Bồng Nga có một khoảnh sơn xanh chỉ có những người chú ý nhìn mới thấy!
-Nếu thuyền Chiêm vương đi lẫn lộn trong nhiều chiếc thuyền khác ngươi vẫn nhận ra được?
-Bẩm vâng! Chắc chắn như thế!
Trần Khát Chân mừng rỡ nói:
-Vậy, ngươi ở lại đây giúp ta. Nếu trận này bắt được Chế Bồng Nga, ta sẽ tâu với thiên tử phong cho ngươi tước hầu!
Ba Lậu Kê mừng rỡ xin vâng lệnh.
Quân Chiêm và quân Trần đã án binh bất động giữ miếng với nhau trên sông Hoàng Giang và sông Hải Triều trải ngót một tháng. Quân Việt đã được lệnh của chủ soái Trần Khát Chân phải nhịn nhục cố thủ, tuyệt đối không được gây chiến.
Cuối tháng giêng năm Canh Ngọ*, Chế Bồng Nga cùng Trần Nguyên Diệu đem hơn 100 chiến thuyền đi xem xét tuyến phòng thủ của Đại Việt trên sông Hải Triều. Đó là một việc làm quen thuộc của ông. Nhờ thói quen xông xáo quan sát trận địa, với bộ óc tinh diệu phân tích được thế lợi hại của địa hình, địa vực, ông đã tạo được nhiều chiến thắng vang dội. Để đề phòng sự chú ý theo dõi của địch quân, khi ra trận địa, Chế Bồng Nga không bao giờ dùng chiếc thuyền soái chính thức của mình. Ông chỉ dùng một chiếc thuyền không khác mấy với những chiếc thuyền khác. Khác nhau chăng chỉ có những người gần gũi ông mới phân biệt được.
Qua nhiều lần theo dõi những báo cáo của đội quân tuần thám, Chế Bồng Nga biết rất nhiều lần quân Chiêm cố khiêu khích đi vào trong tầm bắn của quân Việt mà quân Việt vẫn cố nhịn. Ông rất hài lòng khi thấy quân Việt tỏ ra lép vế đến thế. Ông muốn tận dụng ưu điểm này để đạt được một trận thắng thật hoàn hảo. Ông muốn chính mắt mình quan sát trận địa một lần chót trước khi ra quân. Thế là Chế Bồng Nga cho năm chiến thuyền, trong đó có cả chiếc chở ông và Trần Nguyên Diệu, tiến lại gần hàng cọc phòng thủ của quân Việt để quan sát được kỹ hơn. Ông nào biết việc viên tướng Ba Lậu Kê đã đầu hàng Đại Việt đang có mặt trong đội quân thủy nhà Trần? Những tay bắn giỏi của quân Trần cũng đã được tập trung: một cái bẫy lớn giương sẵn đang chờ con mồi đến! Thấy Chế Bồng Nga cho thuyền đi sát hàng cọc phòng thủ của quân Việt quá, Trần Nguyên Diệu chột dạ hỏi:
-Thuyền ta đi sát thuyền giặc thế này lỡ quân giặc bắn tên ra thì sao?
Chế Bồng Nga cười:
-Ông chớ sợ! Suốt cả tháng nay quân tuần thám của ta đã bao lần đi sát thuyền giặc thế này mà bọn “rùa rụt cổ” ấy nào có dám bắn…
Nhưng Chiêm vương chưa dứt lời tiếng pháo lệnh từ phía quân Việt đã nổ vang. Những chiến thuyền của Đại Việt nhất loạt hướng vào chiếc thuyền của Chiêm vương bắn tên như châu chấu! Vị anh hùng Chiêm quốc đã ngã xuống ngay trong loạt tên bắn đầu tiên. Mấy tay chèo cũng như lính hộ giá trên thuyền đều bị giết hoặc bị thương. Người duy nhất trên thuyền thoát nạn là Trần Nguyên Diệu! Bốn chiếc thuyền cùng đi xáp lại cố cứu Chiêm vương nhưng đã muộn! Quân Đại Việt đã tháo hàng cọc reo hò chèo thuyền xông ra vây trọn chúng lại!
Trần Nguyên Diệu biết tình thế không xong liền cắt lấy đầu Chế Bồng Nga xách trên tay, hướng về phía quân Đại Việt hô lớn:
-Ta đã giết được Chế Bồng Nga rồi đây!
Hai tướng Đại Việt là Dương Ngang và Phạm Nhữ Lặc liền cho thuyền tiến sát thuyền Trần Nguyên Diệu hỏi:
-Mày là ai?
Nguyên Diệu đáp:
-Ta là Trần Nguyên Diệu, con vua Duệ Tôn!
Phạm Nhữ Lặc thét:
-Đức Duệ Tôn là vị vua anh hùng không thể có đứa con hèn mạt như mày! Mày là tên phản quốc đáng tội chết!
Nhữ Lặc vừa nói vừa lia một nhát gươm. Cái đầu Trần Nguyên Diệu lập tức rụng xuống sàn thuyền. Khi ấy gần trăm chiến thuyền đi theo Chế Bồng Nga nghe tiếng la hò của quân Việt biết đã có chuyện cũng reo hò xông đến giáp chiến. Phạm Nhữ Lặc liền giơ cao cái đầu của Chế Bồng Nga cho chúng xem và nói lớn:
-Lũ giặc Chiêm hãy đầu hàng đi! Cái đầu của Chế Bồng Nga đây chúng mày chưa thấy sao?
Quân Chiêm thấy chiếc đầu của Quốc vương mình thì hoảng hồn, không còn lòng dạ nào để chiến đấu nữa, tháo chạy tán loạn! Quân Đại Việt đuổi theo chém giết rất nhiều.
Ngay đêm đó, Trần Khát Chân cho người hỏa tốc đem đầu Chế Bồng Nga về hành tại* ở Bình Than để báo tin thắng trận. Lúc ấy trống vừa điểm canh ba, thị vệ đánh thức Thượng hoàng dậy, Thượng hoàng hoảng hốt hỏi:
-Quân Chiêm Thành đã đến đây rồi sao?
Tới khi nghe báo cáo rõ, Thượng hoàng mừng rỡ cho triệu các quan đến xem mặt Chiêm vương. Các quan ai nấy hớn hở chúc mừng. Thượng hoàng hân hoan nói:
-Ta với Chế Bồng Nga cầm cự nhau đã lâu, ngày nay mới thấy mặt nhau, không khác gì Hán Cao tổ thấy đầu Hạng Vũ. Từ nay trong nước sẽ bình định.
Sau khi quân Chiêm đại bại, tướng La Ngai đã cố gắng thu thập tàn quân và tìm lại được xác của Chế Bồng Nga. Ông dẫn quân về nước bằng đường bộ. Khi đến bờ sông Lô, ông dừng quân lại để thiêu xác Chế Bồng Nga rồi lại tiếp tục đi. Trên đường về, La Ngai đã gặp nhiều cuộc mai phục đón đánh của các thổ hào như Phan Mãnh, Phạm Thế Căng… Nhưng cứ mỗi lần gặp đối phương, quân Chiêm lại tung của cải ra làm mồi. Quân Việt ham nhặt của, nên không còn quyết tâm đuổi đánh tiêu diệt quân địch nữa. Do đó, cuộc rút quân của La Ngai không bị thiệt hại đáng kể.
Khi về đến đất Chiêm, tướng La Ngai bèn tự lập làm vua.
Hai người con của Chế Bồng Nga là Ma Nô Đà Nan và Sơn Nô sợ bị La Ngai giết nên phải chạy sang Đại Việt xin hàng. Thượng hoàng Nghệ Tôn bèn phong cho Ma Nô Đà Nan làm Hiệu chính hầu và Sơn Nô làm Á hầu. Hai anh em rơi nước mắt mà nói với nhau:
-Không ngờ con trai một vị vua anh hùng được toàn dân kính yêu như chúng ta cuối cùng lại trở thành những kẻ vong quốc!
Tới khi biết được cái chết của vua Chế Bồng Nga là do tên phản thần Ba Lậu Kê gây nên, Ma Nô Đà Nan lại rơi nước mắt than với Sơn Nô:
-Thật khó tưởng tượng nổi, một quân đội uy dũng vang danh một thời lại sụp đổ trong nháy mắt chỉ vì một tên tiểu nhân phản chủ!
Không bao lâu sau đó, những phần đất mà Chế Bồng Nga chiếm được đều bị Đại Việt bình định thu hồi lại hết.
In Album: Khánh Sơn's Timeline Photos
Dimension:
181 x 279
File Size:
7.68 Kb