TÁM SẮC PHONG CỦA NHÀ NGUYỄN DÀNH CHO PO KLAONG KASAT
Putra Po Dam (fb)
GIỚI THIỆU PO KLAONG KASAT
Po Klaong Kasat là vị thần linh được tôn kính trong cộng đồng người Chăm ở khu vực Panduranga, tiểu vương quốc nằm ở cực nam của vương quốc Champa xưa.
Po Klaong Kasat có 3 đền thờ phượng tại ba địa điểm khác nhau, nhưng đền chính hiện nay tại palei Aia Mamih (thôn Bình Minh, xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận).
Đền thờ xưa kia tọa lạc trên dãy núi "Cek Glang" nằm trên vị trí dốc núi, hiểm trở cách trung tâm xã Phan Hòa khoảng 5 km về phía Tây. Vì ngôi đền ở trên núi cao hiểm trở, người dân địa phương di dời ngôi đền xuống cạnh chân núi ở "Cek Glang" để tiện việc thờ cúng ngài. Chính nơi đây đã từng nhận 8 sắc phong của các triều đại Nhà Nguyễn từ thời vua Gia Long đến vua Khải Định.
Đến năm 1972, để thuận lợi cho việc thờ cúng, người dân xã Phan Hòa, Phan Hiệp, một lần nữa xin phép thần linh, di dời đền Po Klaong Kasat về ngay tại động cát bên cạnh làng Palei Aia Mamih ngày nay.
Theo truyền thuyết, ngài Po Klaong Kasat là nhân vật có công khai phá đất đai, dẫn thủy nhập điền, canh nông lúa nước mang lại đời sống ấm no cho thần dân Champa. Chính vì vai trò đó, người Chăm ở Panduranga đã lập đền để thờ cúng và tưởng nhớ đến công lao của Ngài. Các lễ cúng mở cửa đền và lễ hội cầu mưa được tổ chức ở đền Po Klaong Kasat còn lưu giữ cho đến ngày nay là một minh chứng thể hiện tín ngưỡng dân gian còn lưu lại. Từ sự tôn kính này, cộng đồng người Chăm đã thiêng hóa ngài Po Klaong Kasat như một vị thần anh linh tạo ra mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, dân lành được ấm no, hạnh phúc.
Trong các thời kỳ trị vì của các triều đại nhà Nguyễn, vị thần Po Klaong Kasat đã được nhận phong tặng 8 sắc phong (Gia Long: 1, Minh Mạng: 1, Tự Đức: 2, Thiệu Trị: 2, Duy Tân: 1, Khải Định: 1). Các sắc phong này vẫn được lưu giữ cẩn thận để làm cứ liệu liên quan đến vị thần Po Klaong Kasat, hiện vật này không chỉ là cứ liệu quý hiếm liên quan đến một nhân vật lịch sử trong cộng đồng người Chăm mà còn trở thành các hiện vật thiêng khi tiến hành các nghi lễ liên quan đến Ngài.
Đây là nội dung bản dịch sắc phong của các vua triều Nguyễn ban tặng cho Po Klaong Kasat do nhóm Bảo tàng Hà Nội chuyển ngữ từ tiếng Hán sang tiếng Việt.
1. SẮC KỲ SÁT PHAN DƯƠNG THẦN (1820 – 1840)
Ngài “Kỳ Sát Phan Dương” có công có đức vang tiếng khắp nơi nên ai cũng phải phụng thờ.
Thế Tồ Cao Hoàng nhất biển với đất liền gặp Ngài rất mừng vì được hợp lực cùng mở rộng, hồng đồ từ đó Ngài được nổi tiếng tiếng tốt nên được da tặng “Quang Diệu Chi Thần” (Quán xuyến soi sáng khắp trong dân để giúp đỡ bảo vệ dân).
Và cũng truyền Huyện Hòa Đa, Xã Minh Mỵ, phụng thờ thần giữ y cổ lệ sẽ được bảo hộ an dân rất tốt.
Vua Minh Mạng Nam thứ 21, tháng 9, ngày mùng 6 (1840).
2. SẮC QUANG DIỆU KỲ SÁT PHAN DƯƠNG THẦN (1840 – 1847)
Vị thần có công quán xuyến khắp mọi nơi lo gìn giữ nước giúp ai có lòng tưởng niệm rất linh ứng theo sở cầu.
Tặng sắc cũng do công phụng sự Vua Minh Mạng thứ 21 năm thời Thánh Tổ Nhơn hoàng đế tại vị sắc chỉ trong diệp lễ ngũ tuần đại khánh tiết.
Nối theo việc tốt được Vua phong tặng ghi công để dương trong các kỳ lễ.
Người mẫu mực được tôn là vị Thần nên được tặng thêm danh hiệu “Quang Diệu Linh Chánh Chi Thần” truyền chỉ.
Huyện Hòa Đa, xã Minh Mỵ phụng thờ y theo cổ lệ thì sẽ được Thần bảo hộ dân rất tốt.
Vua Thiệu Trị năm thứ 3, tháng 8, ngày 13 (1843)
3. SẮC QUANG DIỆU CHÁNH KỲ SÁT PHAN DƯƠNG THẦN (1843)
Bảo vệ đất nước, giúp đỡ an dân, nên tưởng niệm trong những kỳ tiết lễ đã định.
Tặng sắc cho phụng thờ theo sở nguyện.
Người gương mẫu nên phụng thờ tượng niệm để ghi ân và được tặng thêm “Quang Diệu Linh Chánh Đôn Đát Chi Thần” ngoài việc quán xuyến chăm lo coi sóc cho dân, Ngài còn có lòng thương yêu dân tặng thêm 2 chữ “Đôn Đát” và cùng truyền cho Huyện Hòa Đa, xã Minh Mỵ, y theo nề nếp cũ phụng thờ cúng tế đúng kỳ sẽ được bảo hộ an dân rất tốt.
Vua Thiệu Trị năm thứ 3, tháng 9 ngày 21 (1843)
4. SẮC KỲ SÁT PHAN DƯƠNG THẦN (1847 – 1883)
Vị thần hiệu: kỳ Sát Phong Dương được tặng “Quang Diệu Linh Chánh Đôn Thuận” vì Ngài quán xuyến coi sóc trong dân giữ lòng trung chính với trên hòa diệu với dưới lo chăm sóc cho dân nên được thêm 2 chữ “Độn Thuận” cũng một lòng lo giữ nước giúp lo cho dân ai tỏ lòng thành kính cũng được đáp ứng theo sở nguyện.
Tặng sắc cho phụng thờ theo tục lệ và nguyện vọng
Do tính cách mẫn cán, mẫu mực nên được tặng thêm “Quang Diệu Linh Chánh Đôn Thuận, Đoan Túc Chi Thần”
Cũng truyền Huyện Hòa Đa, xã Minh Mỵ phụng thờ để cầu Thần bảo hộ dân chúng.
Vua Tự Đức, năm thứ 3, tháng 11, ngày mùng 8 (1850)
5. SẮC CHỈ TỈNH BÌNH THUẬN, huyện Hòa Đa, xã Minh Mỵ phụng thờ Thần “Quang Diệu Linh Chánh, Đôn Đát, Đoan Túc kỳ Sát Phan Dương Thần”
như lệ đã phân theo các sắc trước. (1847 – 1883)
(Quang Diệu Linh Chánh, Đôn Đát, Đoan Túc)
(Quán xuyến lo chăm sóc cho dân nghiêm minh, chánh trực, vừa biết cung kính bề trên và xót thương người dưới)
Sắc phong vị đã phụng sự Vua Tự Đức 31 năm, coi giữ việc chánh trị trong dòng tộc 50 năm và chăm lo các đại lễ mừng theo lệ thường năm đã dịnh.
Người sốt sắng nối tiếp việc tốt nên được biểu dương trong các lễ và được phụng thờ cúng tế trong ngày quốc khánh.
Vua Tự Đức, năm 33, tháng 11, ngày 14 (1880)
6. SẮC “QUANG DIỆU LINH CHÁNH, ĐÔN ĐÁT, Đoan Túc kỳ Sát Phan Dương Thần, Chi Thần” từ trước đến nay luôn trách nhiệm giữ nước giúp dân nên tỏ lòng kính thành, kính tưởng niệm rất linh ứng. (1885 – 1888).
Tặng sắc để lưu thờ phụng cúng theo sở nguyện của dân.
Người trọn đời trung chính, bảo hộ dân trùng hung cho nước nên được tặng thêm 4 chữ “ Dực Bảo Trung Hưng”
Nhưng cũng truyền huyện Hòa Đa, xã Minh Mỵ giữ việc phụng thờ cúng tế đúng y lệ sẽ được Thần bảo hộ dân chúng rất tốt.
Vua Đồng Khánh năm thứ 2,tháng 7, ngày mùng 1 (1887)
7. SẮC CHỈ TỈNH BÌNH THUẬN , huyện Hòa Đa, xã Minh Mỵ phụng thờ Thần “Quang Diệu Linh Chánh, Đôn Đát, Đoan Túc, Dực Bảo Trung Hưng kỳ Sát Phan Dương Thần” như đã phân và giữ lệ theo các sắc trước. (Duy chĩ thêm 4 chữ “Dực bảo Trung Hưng” có nghĩa “gánh vác trách nhiệm bảo vệ trủng hưng đất nước”). (1907 – 1916).
Sắc phong vị đã phụng sự vua Duy Tân năm đầu và có công phổ quảng chăm lo các cuộc đại lễ và cùng nối tiếp các việc tốt như chăm lo cho dân nên được biểu dương và phụng thờ cúng tế nêu danh trong ngày quốc khánh.
Vua Duy Tân, năm thử 3, tháng 8, ngày 11 (1910)
8. SẮC CHỈ TỈNH BÌNH THUẬN, huyện Phan Lý Thổ, xã Minh Mỵ phụng thờ “ Kỳ Sát Phan Dương Thần Tôn Thần” nguyên được tặng “Quang Diệu Linh Chánh Đôn Tín (siêng năng, tin tưởng) Đoan Túc (ngây thẳng, nghiêm nghị) Dục Bảo Trung Hưng Tôn Thần” giữ nước giúp dân, nên tưởng niệm cúng tế như trước. (1916 -1925)
Được truyền xuống với các sắc phong đã có công phụng sự “Dương Kim dự nhiệm vụ chánh trị trong tộc và chăm lo 40 năm đại khánh lễ và có công là người nối tiếp việc tốt được biểu dương trong các cuộc lễ, nên được tặng thêm “Linh Toại trung Đẳng Thần” (tiến lên bật trung đẳng) truyền phụng thờ nên danh chức trong ngày quốc lễ rất nên.
Vua Khải Định năm thứ 9, tháng 7, ngày 25 (1925)
------------------------
Hình dưới đây theo thứ tự:
Minh Mệnh một sắc phong (2 hình)
Thiệu Trị hai sắc phong (4 hình)
Tự Đức hai sắc phong (2 hình)
Đồng Khánh một sắc phong (2 hình)
Duy Tân một sắc phong (2 hình)
Khải Định một sắc phong (2 hình)
Putra Po Dam (fb)
GIỚI THIỆU PO KLAONG KASAT
Po Klaong Kasat là vị thần linh được tôn kính trong cộng đồng người Chăm ở khu vực Panduranga, tiểu vương quốc nằm ở cực nam của vương quốc Champa xưa.
Po Klaong Kasat có 3 đền thờ phượng tại ba địa điểm khác nhau, nhưng đền chính hiện nay tại palei Aia Mamih (thôn Bình Minh, xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận).
Đền thờ xưa kia tọa lạc trên dãy núi "Cek Glang" nằm trên vị trí dốc núi, hiểm trở cách trung tâm xã Phan Hòa khoảng 5 km về phía Tây. Vì ngôi đền ở trên núi cao hiểm trở, người dân địa phương di dời ngôi đền xuống cạnh chân núi ở "Cek Glang" để tiện việc thờ cúng ngài. Chính nơi đây đã từng nhận 8 sắc phong của các triều đại Nhà Nguyễn từ thời vua Gia Long đến vua Khải Định.
Đến năm 1972, để thuận lợi cho việc thờ cúng, người dân xã Phan Hòa, Phan Hiệp, một lần nữa xin phép thần linh, di dời đền Po Klaong Kasat về ngay tại động cát bên cạnh làng Palei Aia Mamih ngày nay.
Theo truyền thuyết, ngài Po Klaong Kasat là nhân vật có công khai phá đất đai, dẫn thủy nhập điền, canh nông lúa nước mang lại đời sống ấm no cho thần dân Champa. Chính vì vai trò đó, người Chăm ở Panduranga đã lập đền để thờ cúng và tưởng nhớ đến công lao của Ngài. Các lễ cúng mở cửa đền và lễ hội cầu mưa được tổ chức ở đền Po Klaong Kasat còn lưu giữ cho đến ngày nay là một minh chứng thể hiện tín ngưỡng dân gian còn lưu lại. Từ sự tôn kính này, cộng đồng người Chăm đã thiêng hóa ngài Po Klaong Kasat như một vị thần anh linh tạo ra mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, dân lành được ấm no, hạnh phúc.
Trong các thời kỳ trị vì của các triều đại nhà Nguyễn, vị thần Po Klaong Kasat đã được nhận phong tặng 8 sắc phong (Gia Long: 1, Minh Mạng: 1, Tự Đức: 2, Thiệu Trị: 2, Duy Tân: 1, Khải Định: 1). Các sắc phong này vẫn được lưu giữ cẩn thận để làm cứ liệu liên quan đến vị thần Po Klaong Kasat, hiện vật này không chỉ là cứ liệu quý hiếm liên quan đến một nhân vật lịch sử trong cộng đồng người Chăm mà còn trở thành các hiện vật thiêng khi tiến hành các nghi lễ liên quan đến Ngài.
Đây là nội dung bản dịch sắc phong của các vua triều Nguyễn ban tặng cho Po Klaong Kasat do nhóm Bảo tàng Hà Nội chuyển ngữ từ tiếng Hán sang tiếng Việt.
1. SẮC KỲ SÁT PHAN DƯƠNG THẦN (1820 – 1840)
Ngài “Kỳ Sát Phan Dương” có công có đức vang tiếng khắp nơi nên ai cũng phải phụng thờ.
Thế Tồ Cao Hoàng nhất biển với đất liền gặp Ngài rất mừng vì được hợp lực cùng mở rộng, hồng đồ từ đó Ngài được nổi tiếng tiếng tốt nên được da tặng “Quang Diệu Chi Thần” (Quán xuyến soi sáng khắp trong dân để giúp đỡ bảo vệ dân).
Và cũng truyền Huyện Hòa Đa, Xã Minh Mỵ, phụng thờ thần giữ y cổ lệ sẽ được bảo hộ an dân rất tốt.
Vua Minh Mạng Nam thứ 21, tháng 9, ngày mùng 6 (1840).
2. SẮC QUANG DIỆU KỲ SÁT PHAN DƯƠNG THẦN (1840 – 1847)
Vị thần có công quán xuyến khắp mọi nơi lo gìn giữ nước giúp ai có lòng tưởng niệm rất linh ứng theo sở cầu.
Tặng sắc cũng do công phụng sự Vua Minh Mạng thứ 21 năm thời Thánh Tổ Nhơn hoàng đế tại vị sắc chỉ trong diệp lễ ngũ tuần đại khánh tiết.
Nối theo việc tốt được Vua phong tặng ghi công để dương trong các kỳ lễ.
Người mẫu mực được tôn là vị Thần nên được tặng thêm danh hiệu “Quang Diệu Linh Chánh Chi Thần” truyền chỉ.
Huyện Hòa Đa, xã Minh Mỵ phụng thờ y theo cổ lệ thì sẽ được Thần bảo hộ dân rất tốt.
Vua Thiệu Trị năm thứ 3, tháng 8, ngày 13 (1843)
3. SẮC QUANG DIỆU CHÁNH KỲ SÁT PHAN DƯƠNG THẦN (1843)
Bảo vệ đất nước, giúp đỡ an dân, nên tưởng niệm trong những kỳ tiết lễ đã định.
Tặng sắc cho phụng thờ theo sở nguyện.
Người gương mẫu nên phụng thờ tượng niệm để ghi ân và được tặng thêm “Quang Diệu Linh Chánh Đôn Đát Chi Thần” ngoài việc quán xuyến chăm lo coi sóc cho dân, Ngài còn có lòng thương yêu dân tặng thêm 2 chữ “Đôn Đát” và cùng truyền cho Huyện Hòa Đa, xã Minh Mỵ, y theo nề nếp cũ phụng thờ cúng tế đúng kỳ sẽ được bảo hộ an dân rất tốt.
Vua Thiệu Trị năm thứ 3, tháng 9 ngày 21 (1843)
4. SẮC KỲ SÁT PHAN DƯƠNG THẦN (1847 – 1883)
Vị thần hiệu: kỳ Sát Phong Dương được tặng “Quang Diệu Linh Chánh Đôn Thuận” vì Ngài quán xuyến coi sóc trong dân giữ lòng trung chính với trên hòa diệu với dưới lo chăm sóc cho dân nên được thêm 2 chữ “Độn Thuận” cũng một lòng lo giữ nước giúp lo cho dân ai tỏ lòng thành kính cũng được đáp ứng theo sở nguyện.
Tặng sắc cho phụng thờ theo tục lệ và nguyện vọng
Do tính cách mẫn cán, mẫu mực nên được tặng thêm “Quang Diệu Linh Chánh Đôn Thuận, Đoan Túc Chi Thần”
Cũng truyền Huyện Hòa Đa, xã Minh Mỵ phụng thờ để cầu Thần bảo hộ dân chúng.
Vua Tự Đức, năm thứ 3, tháng 11, ngày mùng 8 (1850)
5. SẮC CHỈ TỈNH BÌNH THUẬN, huyện Hòa Đa, xã Minh Mỵ phụng thờ Thần “Quang Diệu Linh Chánh, Đôn Đát, Đoan Túc kỳ Sát Phan Dương Thần”
như lệ đã phân theo các sắc trước. (1847 – 1883)
(Quang Diệu Linh Chánh, Đôn Đát, Đoan Túc)
(Quán xuyến lo chăm sóc cho dân nghiêm minh, chánh trực, vừa biết cung kính bề trên và xót thương người dưới)
Sắc phong vị đã phụng sự Vua Tự Đức 31 năm, coi giữ việc chánh trị trong dòng tộc 50 năm và chăm lo các đại lễ mừng theo lệ thường năm đã dịnh.
Người sốt sắng nối tiếp việc tốt nên được biểu dương trong các lễ và được phụng thờ cúng tế trong ngày quốc khánh.
Vua Tự Đức, năm 33, tháng 11, ngày 14 (1880)
6. SẮC “QUANG DIỆU LINH CHÁNH, ĐÔN ĐÁT, Đoan Túc kỳ Sát Phan Dương Thần, Chi Thần” từ trước đến nay luôn trách nhiệm giữ nước giúp dân nên tỏ lòng kính thành, kính tưởng niệm rất linh ứng. (1885 – 1888).
Tặng sắc để lưu thờ phụng cúng theo sở nguyện của dân.
Người trọn đời trung chính, bảo hộ dân trùng hung cho nước nên được tặng thêm 4 chữ “ Dực Bảo Trung Hưng”
Nhưng cũng truyền huyện Hòa Đa, xã Minh Mỵ giữ việc phụng thờ cúng tế đúng y lệ sẽ được Thần bảo hộ dân chúng rất tốt.
Vua Đồng Khánh năm thứ 2,tháng 7, ngày mùng 1 (1887)
7. SẮC CHỈ TỈNH BÌNH THUẬN , huyện Hòa Đa, xã Minh Mỵ phụng thờ Thần “Quang Diệu Linh Chánh, Đôn Đát, Đoan Túc, Dực Bảo Trung Hưng kỳ Sát Phan Dương Thần” như đã phân và giữ lệ theo các sắc trước. (Duy chĩ thêm 4 chữ “Dực bảo Trung Hưng” có nghĩa “gánh vác trách nhiệm bảo vệ trủng hưng đất nước”). (1907 – 1916).
Sắc phong vị đã phụng sự vua Duy Tân năm đầu và có công phổ quảng chăm lo các cuộc đại lễ và cùng nối tiếp các việc tốt như chăm lo cho dân nên được biểu dương và phụng thờ cúng tế nêu danh trong ngày quốc khánh.
Vua Duy Tân, năm thử 3, tháng 8, ngày 11 (1910)
8. SẮC CHỈ TỈNH BÌNH THUẬN, huyện Phan Lý Thổ, xã Minh Mỵ phụng thờ “ Kỳ Sát Phan Dương Thần Tôn Thần” nguyên được tặng “Quang Diệu Linh Chánh Đôn Tín (siêng năng, tin tưởng) Đoan Túc (ngây thẳng, nghiêm nghị) Dục Bảo Trung Hưng Tôn Thần” giữ nước giúp dân, nên tưởng niệm cúng tế như trước. (1916 -1925)
Được truyền xuống với các sắc phong đã có công phụng sự “Dương Kim dự nhiệm vụ chánh trị trong tộc và chăm lo 40 năm đại khánh lễ và có công là người nối tiếp việc tốt được biểu dương trong các cuộc lễ, nên được tặng thêm “Linh Toại trung Đẳng Thần” (tiến lên bật trung đẳng) truyền phụng thờ nên danh chức trong ngày quốc lễ rất nên.
Vua Khải Định năm thứ 9, tháng 7, ngày 25 (1925)
------------------------
Hình dưới đây theo thứ tự:
Minh Mệnh một sắc phong (2 hình)
Thiệu Trị hai sắc phong (4 hình)
Tự Đức hai sắc phong (2 hình)
Đồng Khánh một sắc phong (2 hình)
Duy Tân một sắc phong (2 hình)
Khải Định một sắc phong (2 hình)
In Album: prancham's Timeline Photos
Categories: Ảnh sinh hoạt cộng đồng
Dimension:
2048 x 1536
File Size:
431.71 Kb