Videos
CHAMPA: NGUỒN GỐC TÊN GỌI VÀ Ý NGHĨA
Tác giả: Ja Karo
Champa là tên của một loại hoa (người Việt thường gọi là hoa sứ hay hoa đại) rất phổ biến ở miền nam Châu Á. Champa cũng là tên của một Vương quốc ở Đông nam Á tồn tại từ thế kỷ II đến XIX. Bài viết này cố gắng đi tìm hiểu một cách đầy đủ về ý nghĩa và mối quan hệ giữa hoa "Champa" và vương quốc "Champa' nhằm cung cấp thông tin cho những ai đã, đang và sẽ quan tâm đến vấn đề này, nhất là ở Việt Nam hiện nay, đang có phong trào nhiều doanh nghiệp, công ty và dịch vụ đã chọn "Champa" làm thương hiệu.
1). Hoa Champa và vương quốc Champa
Champa là loại hoa có tên khoa học: Michelia Champaca Linn (Phạn Ngữ: Campâ) và cũng là tên gọi của vương quốc Champa nằm ở miền trung Việt Nam, có lãnh thổ chạy dài từ tỉnh Quảng Bình cho đến biên giới Biên Hòa bao gồm cả khu vực phía tây giáp với sông Mekong nơi có quần thể đền Wat Phou. Vào thế kỷ thứ V, Wat Phou thuộc về vương quốc Champa và sau này bị vương quốc Campuchia chiếm đóng từ thế kỷ thứ X cho đến thế kỷ thứ XIII.
Kể từ thế kỷ thứ 18, khu vực Wat Phou trở thành tiểu vương quốc Champasak (1713-1946). Ngày nay, Champasak là một tỉnh ở miền nam của Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào. Trong tiếng Lào, Champasak ám chỉ lưu vực vương quốc Champa. Tại quốc gia Lào, hoa Champa (gọi là Dok Champa), trở thành quốc hoa và cũng là bài hát dân gian rất phổ biến.
Champa là một vương quốc ra đời từ thế kỷ thứ II, có nền văn minh cao độ nằm ở miền trung Việt Nam, đã từng đóng vai trò chủ đạo trong tiến trình hình thành các quốc gia tại khu vực Đông Nam Á cho đến năm 1832. Tên gọi Champa xuất hiện lần đầu tiên vào năm 658 (thế kỷ thứ VII) trên bia đá của thánh địa Mỹ Sơn và vào năm 668 trên bia đá của vương quốc Campuchia. Kể từ đó, Champa trở thành tên gọi được sử dụng trong các văn bản lịch sử trong các quốc gia Đông Nam Á dưới thời cổ đại. Sử liệu Việt Nam và Trung Quốc gọi vương quốc này là Chiêm Thành, phát xuất từ Champapura. "Chiêm" là từ phiên âm từ Champa. "Thành" là từ chuyển ngữ của "Pura" ám chỉ cho thành phố, thủ đô, vương quốc, v.v.
Dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, trong các văn kiện hành chánh và những nhà nghiên cứu sử dụng tên gọi Chiêm Thành để ám chỉ cho vương quốc nằm ở miền trung Việt Nam. Chính vì thế người Chăm không bao giờ nghe đến tên gọi Champa trong cuộc sống hàng ngày của họ. Ngày 24-9-1964 đánh dấu ngày vùng dậy đấu tranh của phong trào Fulro (Mặt Trận Thống Nhất Đấu Tranh của Dân Tộc Bị Áp Bức), một tổ chức liên minh gồm 3 mặt trận:
Đọc thêm bài viết tại trang mạng: www.champaka.info
Categories:
Văn hóa Champa