quan liêu | | bureaucracy

(t.)   F%_\p” r~P papraong rup [Sky.] 
Requested file could not be found (error code 404). Verify the file URL specified in the shortcode.
  /pa-prɔŋ – ru:p/

bureaucracy.

___

Ý nghĩa thực sự của từ Quan Liêu
(theo Tác giả: Linh, Website: hocluat.vn)

Trong từ “Quan liêu” (官僚), chữ liêu cũng mang nghĩa là quan lại. Từ này đã được sử dụng từ thời kỳ phong kiến ở Việt Nam và Trung Quốc với ý nghĩa là những người cùng làm quan, có vai vế bằng nhau. Cùng với đó là khái niệm “Bộ máy quan liêu” để chỉ chế độ tuyển dụng quan chức dựa trên cơ sở thi cử và thành tích.

Vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, xã hội châu Âu có sự thay đổi mạnh mẽ, đặc biệt là ở Pháp và Đức. Sự biến chuyển mạnh mẽ trong xã hội đã thúc đẩy sự ra đời của nhiều học thuyết về xã hội. Max Weber – nhà kinh tế chính trị học vã xã hội học nổi tiếng người Đức đã đề ra một loạt khái niệm then chốt cho xã hội học tổ chức, trong đó có khái niệm “Bộ máy quan liêu” (Bureaucracy).
Từ bureaucracy được hình thành từ 2 thành tố: “bureau” nghĩa là bàn giấy làm việc hoặc cơ quan của chính phủ; và “cracy” nghĩa là chính thể, chế độ (như democracy – chính thể dân chủ).

Như vậy Bureaucracy nếu chỉ dịch đơn giản thì có nghĩa là chế độ cơ quan bàn giấy. Khi dịch sang tiếng Việt với tên gọi “chế độ quan liêu”, từ này theo tinh thần của Max Weber đó là cơ cấu hành chính bổ nhiệm, là hệ thống chức vụ và nhiệm vụ được xác định rõ ràng, phân công phân nhiệm chính xác, hệ thống quyền hành có tôn ti trật tự, thúc đẩy sự phân công lao động và chuyên môn hóa. Theo đó, từ “quan liêu” ở đây là một tính từ trung tính chứ không hề mang nghĩa xấu như trong ngôn ngữ hàng ngày hiện nay mà chúng ta vẫn thường hiểu.

Như vậy, theo Cdict, từ F%_\p” r~P papraong rup mà tác giả Sakaya dịch sang tiếng Chăm cho từ “quan liêu” (Từ Điển Chăm-Việt-Anh & Việt-Chăm-Anh, trang 640) không đúng với nghĩa gốc vốn có của nó, mà có lẽ tác giả muốn nó mang nghĩa xấu như ăn hối lộ; làm giàu cho bản thân; giấy tờ rườm rà…

Chúng tôi [Cdict] mong muốn có một từ tiếng Chăm khác tốt hơn, sát nghĩa hơn, nhất là khi đối chiếu với tiếng Anh. Rất mong nhận được sự đóng góp của quý vị thân hữu gần xa. Quý vị có thể gợi ý những từ vựng mà quý vị thấy hợp lý nhất bằng cách comment ngay dưới bài viết này, hoặc gửi email qua MediaSapCam@gmail.com.

Chân thành cảm ơn.

 

« Back to Glossary Index

Wak Kommen